Chăm sóc bé 6 tháng tuổi – Những điều ba mẹ cần biết!

Bé con của mẹ sắp được 6 tháng tuổi, mẹ muốn tìm hiểu cách chăm sóc để con phát triển tốt nhất. Trẻ 6 tháng tuổi thay đổi như thế nào về thể chất? Mẹ cần chú ý điều gì khi chăm sóc bé giai đoạn này? Cùng tìm hiểu những điều ba mẹ cần biết trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển & các mốc quan trọng của bé 6 tháng tuổi

Để chăm sóc và hỗ trợ con phát triển tốt nhất, mẹ cần hiểu rõ sự phát triển của con ở giai đoạn này. Bé 6 tháng tuổi trải qua một số dấu mốc quan trọng của sự phát triển như sau:

Tập ngồi thẳng

Khi bé 6 tháng tuổi, bé đã có thể tự ngồi thẳng khi có điểm tựa như bức tường, ghế, dùng tay giữ thăng bằng. Vì chưa thể ngồi vững nên bé có thể té ngã, mẹ nên chuẩn bị các tấm thảm lót cho bé ngồi chơi để khi bé ngã không bị thương.

Bé có thể ngồi khi giữ dùng 2 tay giữ thăng bằng cơ thể
Bé có thể ngồi khi giữ dùng 2 tay giữ thăng bằng cơ thể

Tập cầm nắm đồ vật

Ở giai đoạn này, bé có thể bắt lấy bất kỳ vật nào trong tầm với và đưa lên miệng cắn hoặc vứt lung tung. Mẹ hãy vệ sinh đồ chơi sạch sẽ trước và sau khi bé chơi để khi con đưa lên miệng không bị bẩn.

Đồng thời, mẹ nên chọn những loại đồ chơi an toàn với trẻ em, tránh những món đồ quá nhỏ, bé có thể nuốt mất hoặc sắc nhọn, sẽ làm bé bị thương. Mẹ cũng cần để ý xung quanh khu vực tầm với của bé có đồ vật nào nguy hiểm không và dẹp hết chúng đi để đảm bảo an toàn cho con.

Tập nói

Khi bé 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu bập bẹ tập nói. Bé sẽ nhìn mọi người nói chuyện một cách chăm chú và nói i i a a theo. Để bé mau biết nói hơn, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé nhé! Bé sẽ nhanh bắt chước được âm thanh và hành động của mẹ.

Tập bò

Giai đoạn này bé cũng bắt đầu tập lăn, tập bò. Mẹ sẽ thấy bé thường nằm úp và cố gắng vươn người về phía trước. Nếu mãi không bò được, bé có thể sẽ tỏ ra khó chịu. Để giúp đỡ bé nhanh biết bò hơn, mẹ có thể đẩy trợ lực cho bé, hỗ trợ giữ thăng bằng hoặc để món đồ chơi yêu thích của bé ở phía trước để bé có động lực bò hơn.

Bé tập bò khi lên 6 tháng tuổi
Bé tập bò khi lên 6 tháng tuổi

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Mẹ nên đưa bé đi khám định kỳ khi bé được 6 tháng tuổi. Bé sẽ được bác sĩ kiểm tra chiều cao, cân nặng, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động có phù hợp với lứa tuổi hay không. Nếu có thắc mắc gì về việc chăm sóc con, mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết trong buổi khám này.

Bắt đầu tập cai sữa

6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm. Mẹ hãy cho bé ăn bột nhuyễn hoặc cháo loãng trước tiên. Lượng ăn ban đầu có thể là 1 – 2 thìa cà phê/bữa/ngày. Bé chưa cai sữa hoàn toàn, bé vẫn cần nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ và sữa công thức ở giai đoạn này.

Mẹ bắt đầu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Mẹ bắt đầu cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Khi bé đã quen dần với việc ăn bột/ cháo, mẹ có thể bổ sung thêm nhiều loại thức ăn vào khẩu phần của bé như rau, thịt, cá, đậu, trứng… và mẹ đừng quên xay nhuyễn chúng ra nhé! Đồng thời, khi nấu ăn cho bé, mẹ có thể không hoặc cho thật ít muối thôi vì bé chưa thể xử lý được muối trong cơ thể khi 6 tháng tuổi.

Xem thêm: Hướng dẫn tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Tập uống nước bằng cốc

Mặc dù chưa cai sữa nhưng khi bé đến tuổi ăn dặm cũng là lúc mẹ cho bé tập uống nước bằng cốc, chuẩn bị cho việc cai sữa sau này. Mẹ hãy chọn loại cốc phù hợp với bé 6 tháng tuổi, loại cốc làm từ chất liệu nhựa an toàn, có nắp đậy, có 2 quai cầm 2 bên và có ống hút.

Mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên tập cho bé uống nước bằng cốc này mà thôi, tránh cho bé uống sữa hay nước trái cây vì như vậy sẽ tập thói quen uống nước có đường ngay từ nhỏ. Mẹ có thể tìm mua loại cốc này tại những cửa hàng mẹ và bé hoặc các shop online.

Thay đổi trạng thái chất thải

Khi còn sơ sinh, bé chủ yếu uống sữa mẹ nên phân sẽ lỏng và ít nặng mùi hơn. Khi bé đã ăn dặm, nhu động ruột co thắt nhiều hơn để tiêu hóa, phân của bé sẽ rắn và nặng mùi hơn. Mùi nước tiểu của bé cũng nặng mùi hơn trước, tuy nhiên lượng nước tiểu sẽ ít hơn.

Bé có thể bị đầy hơi khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ đừng quá lo lắng. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang thích nghi tốt với sự thay đổi mới. Tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc.

Thay đổi thời gian ngủ

Khi trẻ ở độ 6 tháng tuổi, thời gian ngủ của bé sẽ giảm. Thay vì ngủ từ 16 – 18 tiếng như khi mới sinh, bé chỉ ngủ khoảng 13 – 15 tiếng một ngày mà thôi. Việc thay đổi giờ ngủ có thể khiến bé bị mệt mỏi, mẹ nên theo dõi và nhận biết sớm để có biện pháp khắc phục.

Lúc này mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen ngủ và dậy đúng giờ, theo khung giờ cố định. Đây là cách rèn luyện giúp bé có thói quen ngủ khoa học cho tới khi lớn. Nếu bé khó ngủ vào buổi tối, mẹ hãy cho bé uống sữa ấm trước khi đi ngủ nhé!

Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào khi bé 6 tháng tuổi?

Có thể thấy, bé sẽ thay đổi khá nhiều khi được 6 tháng tuổi. Vậy mẹ thì sao, thói quen sinh hoạt của mẹ có thay đổi gì so với khi mới sinh hay không? Câu trả lời là Có, cụ thể như sau:

Có nhiều thời gian cho bản thân hơn

Bé 6 tuổi không còn nhỏ như bé sơ sinh nữa, mẹ có thể không cần theo dõi quá sát sao từng hành động của con. Vì vậy, mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân. Những lúc bé ngủ giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, mẹ có thể ra ngoài gặp mặt bạn bè hoặc mẹ ngủ cùng bé luôn.

bé 6 tháng tuổi
Mẹ có thể tập thể dục để cải thiện vóc dáng sau sinh

Mẹ cũng sẽ được ngủ ngon hơn vì bé không còn quấy khóc ban đêm và tè dầm nhiều như khi còn nhỏ. Cũng vì thế, việc giặt quần áo cho bé cũng trở nên đỡ vất vả hơn. Mẹ có thể quay trở lại thời gian ngủ điều độ như trước khi sinh, không còn phải thức đêm trông con nữa.

Cũng trong thời gian rảnh rỗi, mẹ có thể tập luyện các bài tập thể dục phù hợp để rèn luyện sức khỏe, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quên cập nhật thêm các kiến thức chăm bé từ 6 tháng tuổi trở lên để hỗ trợ bé phát triển tốt nhất.

Có kinh nguyệt trở lại

Thông thường, kinh nguyệt của mẹ sẽ xuất hiện sau khi sinh 10 tuần cho tới 1 năm sau khi ngừng cho con bú. Mẹ cần chú ý đến việc này nhiều hơn để có biển pháp xử lý kịp thời.

Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé

Dưới đây là một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé mà mẹ thường hay bỏ qua.

Asen trong thức ăn của con

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thức ăn của bé như sữa công thức, ngũ cốc đã tìm thấy asen, chỉ và thủy ngân. Đây là những chất độc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé. Đặc biệt, tại Việt Nam đã bắt được nhiều đối tượng làm giả sữa công thức gắn nhãn của các thương hiệu nổi tiếng. Mẹ không thể hy vọng có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho bé trong loại sữa giả này.

Do đó, để bảo vệ con, mẹ nên chọn mua thực phẩm cho bé từ nguồn uy tín, có giấy phép kinh doanh và giấy phép kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, mẹ không nên phụ thuộc vào sữa công thức khi bé 6 tháng tuổi, hãy cho bé ăn dặm với đa dạng loại thức ăn khác nhau.

Mối nguy hiểm trong nhà

Mẹ hãy đảm bảo những vận dụng, đồ dùng nguy hiểm như ổ điện, dây điện, dao, bật lửa… ở xa tầm với của bé. Nếu có thể, mẹ hãy bọc những góc cạnh nhọn của bàn, ghế, bậc cửa… và rào khu vực cầu thang trong nhà để đảm bảo an toàn cho con.

Kết luận

Như vậy, trên đây là những lưu ý ba mẹ nhất định phải biết về sự phát triển thể chất, các dấu mốc quan trọng của bé 6 tháng tuổi. Hy vọng UniDry hy vọng những thông tin này có thể giúp mẹ có thêm những ý tưởng chăm bé tốt hơn để bé có điều kiện phát triển tốt nhất.

Tã quần UniDry giúp con khô thoáng, thoải mái vận động
Tã quần UniDry giúp con khô thoáng, thoải mái vận động

Bé 6 tháng tuổi không đi vệ sinh nhiều như trước đó nhưng vẫn cần loại tã quần thấm hút tốt để bé khô thoáng, thoải mái vận động khám phá xung quanh. Mẹ hãy tham khảo tã quần của UniDry với 3000 rãnh thấm hút, vách ngăn chống tràn kép thông minh và thiết kế 3 lớp thoáng khí, giảm bí bách cho bé khi mặc tã quần.

 

Bài viết cùng chủ đề