Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ

Nuôi con là cả một quá trình vất vả. Ba mẹ lo lắng cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Những lúc trẻ xuất hiện chảy máu cam khiến ba mẹ đứng ngồi không yên.  Vậy nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ có là gì? Hãy cùng UniDry đi tìm giải đáp cho thắc mắc này nhé!

Chảy máu cam ở trẻ là gì?

Chảy máu cam thường gặp ở trẻ khi thời tiết khô.
Chảy máu cam thường gặp ở trẻ khi thời tiết khô.

Theo chuyên ngành y học, chảy máu cam ở trẻ em được định nghĩa là hiện tượng mạch máu bị vỡ. Khiến máy chảy ra từ các mô bên trong mũi hay còn được gọi là màng nhầy mũi. Thường thì, chảy máu cam ở trẻ em xảy ra ở phần mũi phía trước gần lỗ mũi. Vì phần này của mũi có nhiều mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương hoặc bị phá vỡ.

Nghe chảy máu mũi có thể đáng sợ.  Nhưng thực tế thì nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng này hay gặp ở trẻ em ở vùng khí hậu khô, đặc biệt là trong mùa đông. Điều này có thể được giải thích bởi việc nhiệt độ khô trong nhà có thể làm khô, nứt và đóng vảy bên trong mũi.

Nhiều trẻ em thường hết chảy máu cam khi đến độ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, nếu chảy máu cam xảy ra quá thường xuyên hoặc diễn ra trong thời gian dài. Đặc biệt là khi đồng thời có các triệu chứng khác như sốt, đau đầu hoặc nôn mửa. Thì cha mẹ cũng để tâm theo dõi nhé. 

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ?

Chảy máu cam ở trẻ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến các ba mẹ cần nhớ:

  • Bị thương vùng mũi.
  • Cảm lạnh và dị ứng.
  • Dị vật trong mũi.
  • Không khí khô hanh dùng nhiều điều hoà máy lạnh máy sưởi. Khiến mạch máu trong mũi bị vỡ và gây ra chảy máu.
  • Ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh.
  • Mắc các bệnh huyết học như rối loạn đông máu, huyết áp thấp, giảm tiểu cầu.

Triệu chứng chảy máu cam ở trẻ?

Biểu hiện chảy cam thường thấy ở trẻ khi thấy máu chảy qua mũi.
Biểu hiện chảy cam thường thấy ở trẻ khi thấy máu chảy qua mũi.

Chảy máu cam thường có 2 biểu hiện là qua việc máu nhỏ giọt hoặc chảy ra từ mũi. Nếu chảy máu xuất phát từ màng nhầy phía trước mũi thì chỉ có một lỗ mũi bị ảnh hưởng. Còn nếu chảy máu cao hơn trong khoang mũi có thể gây tổn thương 2 lỗ mũi.

Chảy máu cam thường không gây đau. Tuy nhiên, các con có thể thấy đau nếu vùng mô bên trong mũi bị đau hoặc chấn thương. Để chẩn đoán chính xác, bậc phụ huynh nên nhờ sự can thiệp của y tế. Tránh trường hợp nhầm lẫn với các tình trạng sức khoẻ khác có triệu chứng giống trường hợp chảy máu mũi.

Cần làm những gì khi thấy chảy máu cam ở trẻ?

Ba mẹ cần bĩnh tĩnh để xử lý khi trẻ chảy máu cam.
Ba mẹ cần bĩnh tĩnh để xử lý khi trẻ chảy máu cam.

Bình tĩnh và an ủi trẻ

Giúp trẻ ngồi dậy và hơi nghiêng người về phía trước để ngăn tránh nuốt máu và nôn mửa. Không nên để trẻ nằm xuống hoặc gục đầu vào giữa hai đầu gối. Điều này có thể làm cho tình trạng chảy máu tồi tệ hơn.

Hướng dẫn trẻ thở ra khỏi miệng

Nhẹ nhàng bịt lỗ mũi trong khoảng 5-10 phút. Không nên ngừng để kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa.

Áp dụng chườm lạnh lên sống mũi

Không nên nhét khăn giấy hoặc gạc vào mũi. Vì điều này có thể khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Lặp lại các bước nếu không ngừng chảy cam ở trẻ

Nếu tình trạng chảy máu cam ở trẻ vẫn tiếp tục. Thì ba mẹ tiếp tục thử lặp lạc các bước trên thêm lần nữa.

Không được dụi, ngoáy hoặc xịt mũi trong 2-3 ngày

Sau khi máu đã ngừng chảy, cần hướng dẫn trẻ không được dụi, ngoáy hoặc xịt mũi trong 2-3 ngày. Để giúp cho mạch máu bị vỡ mau lành.

Đưa trẻ đến trạm y tế sức khoẻ

Nếu tình trạng chảy máu mũi của trẻ vẫn tiếp diễn.  Bố mẹ cần đưa con đến gặp trung tâm y tế để chẩn đoán và điều trị. Trong một số trường hợp, chuyên viên y tế có thể áp dụng phương pháp đốt để đóng mạch máu. 

 

Bậc phụ huynh nên làm gì ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ?

Để giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam thường xuyên ở con bạn, UniDry chia sẻ các biện pháp sau đây:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ vào ban đêm trong phòng của con bạn nếu không khí trong nhà khô. Để đảm bảo máy luôn sạch sẽ, bạn nên vệ sinh thường xuyên để tránh sự phát triển của vi trùng và nấm mốc.
  • Dạy cho con của bạn cách không ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
  • Sử dụng mỡ bôi trơn vào lỗ mũi của con bạn nhiều lần trong ngày để giúp bảo vệ màng nhầy.
  • Hạn chế hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh con bạn để tránh kích thích các vùng nhạy cảm trong mũi của con.
  • Bảo vệ sức khỏe mũi của trẻ. Bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 1-2 lần/tuần để ngừa các bệnh về xoang. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng phương pháp này. Vì có thể gây mất chất nhầy tự nhiên trên niêm mạc mũi, gây khô mũi, nhiễm khuẩn và tổn thương niêm mạc mũi. 
  • Giữ độ ẩm cho mũi của trẻ. Bạn có thể bôi vaseline vào phần trước của vách mũi. Đảm bảo trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.

Để bé yêu luôn có thể trạng tốt nhất, ba mẹ nên bổ sung dưỡng chất và giữ con luôn khô thoáng. Tã trẻ em UniDry công nghệ mới siêu thấm hút với 3000 lỗ thấm hút cùng công nghệ thấm hút bong bóng 3D Air Pocket giúp bé khô thoáng lên đến 12 giờ. Thương hiệu hơn 20 năm với nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới với quy trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP.

Những thông tin trên đã giải đáp nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ. Hi vọng với những kiến thức bổ ích trên phụ huynh sẽ bớt lo lắng hơn mỗi khi thấy các con chảy máu mũi. Trên website UniDry thường xuyên cập nhật kiến thức chăm con ba mẹ ghé tìm hiểu nhé!

Lược dịch từ nguồn: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds

Bài viết cùng chủ đề