Phương pháp ăn dặm

Đánh giá ưu nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay 

Lần đầu con yêu ăn dặm, chắc hẳn ai làm mẹ cũng đều mang cho mình những cảm xúc đặc biệt từ hứng khởi, mong chờ, tích tắc cũng có thể chuyển sang hồi hộp, lo lắng vì không biết chọn phương pháp ăn dặm nào phù hợp với con mình nhất. Hiểu được tâm lý ấy, Concung đã tổng hợp cho những ưu và nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay nhé. Chúc bạn và con yêu tìm ra được phương pháp ăn dặm phù hợp để con khỏe, mẹ vui nhé!

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng

Ăn dặm truyền thống

Chắc hẳn không còn mẹ nào bỡ ngỡ với phương pháp ăn dặm này, bởi đây chính là phương pháp quen thuộc lâu đời tại Việt Nam. Điểm nhận biết của phương pháp này chính là bắt đầu cho bé làm quen với bột ngọt, sau đó bột mặn hoặc cháo và tăng dần độ thô phù hợp với tháng tuổi của bé. 

Cách thực hiện: 

Nhìn chung đây là cách ăn dặm dễ thực hiện nhất. Bé hầu như chỉ ăn một món trong một bữa. Mẹ chỉ cần xay nhuyễn các thành phần như thịt, rau, tinh bột và lọc cho thật mịn là đã hoàn thành xong bữa ăn cho bé.

Ưu điểm:

  • Thời gian chuẩn bị nhanh, không phải rườm rà tách riêng từng món như ăn dặm kiểu Nhật
  • Vì giai đoạn 6 tháng của bé vẫn là giai đoạn nuốt chửng cho nên bé khá dễ dàng chấp nhận phương pháp ăn này, do đó ăn được lượng khá nhiều
  • Nhận được sự ủng hộ từ người lớn vì đây là phương pháp ăn dặm quen thuộc

 Nhược điểm:

  • Khi càng lớn, bé sẽ mất dần phản xạ nhai. Nếu mẹ không tăng thô hợp lý và đúng lúc cho con thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé nôn oẹ khi ăn thô và chỉ ăn mỗi cháo.
  • Việc trộn các loại nguyên liệu vào nấu cùng và xay nhuyễn khiến bé không có cơ hội trải nghiệm các loại thực phẩm khác nhau. 
  • Ngoài ra, việc cho ăn truyền thống dễ dẫn đến biếng ăn tâm lý do bé không được tự chọn món mình muốn ăn theo khẩu vị của bản thân.
Ăn dặm truyền thống thường bắt đầu từ bột ngọt, sang bột mặn và cháo nhuyễn

Ăn dặm kiểu Nhật

Người Nhật luôn nổi tiếng với những cách chăm con khoa học và thông minh, cho nên không quá khó hiểu khi ăn dặm Kiểu Nhật cũng được khá nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Những điểm nổi bật của ăn dặm kiểu Nhật đó là chính là tách riêng từng món ăn ra với sự chuẩn bị món ăn cầu kỳ hơn, bắt đầu bằng cháo rây 1:10 nấu cùng nước dashi và cũng tăng độ thô dần như ăn dặm truyền thống.

Cách thực hiện: 

Bé dùng bữa ăn với số món như bữa ăn người lớn bao gồm tinh bột, chất xơ, protein. Tuy nhiên sẽ được rây mịn, nghiền nát. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là dùng nước dashi từ cá thu tảo bẹ hoặc rau củ để làm tăng độ ngọt tự nhiên cho cháo.

Ưu điểm:

  • Bé ăn từng món ăn riêng biệt giúp bé cảm nhận được hương vị riêng từng món ăn
  • Các món được nghiên cứu khoa học, đảm bảo bé nhận đủ lượng chất cần thiết để phát triển
  • Bé có khả năng ăn thô, nhai tốt hơn phương pháp ăn dặm truyền thống

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian chuẩn bị cũng như dụng cụ nấu ăn 
  • Sử dụng đồ trữ đông khiến mất đi một lượng vitamin, dưỡng chất trong thực phẩm.
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ cần phải tỉ mỉ và có thời gian chuẩn bị

Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW)

Phương pháp này bắt nguồn từ những nước Châu Âu, cho phép bé tự chọn món ăn mình muốn ăn, thứ tự ăn, lượng thức ăn cần thiết và tham gia cùng bữa ăn gia đình. Mục đích phương pháp này chính là luyện khả năng ăn thô, bốc nhón, dùng thìa, ống hút của bé.

Cách chế biến: 

Đây là phương pháp ăn dặm có cách chế biến đơn giản nhất. Những gì mẹ cần làm đó chính là cắt các loại nguyên liệu thành các thanh dài để bé có thể cầm nắm được. Bé sẽ tự ăn mà không cần mẹ phải ép hoặc đút muỗng.

Ưu điểm:

  • Rèn luyện tính tự lập cho bé. Con được chủ động khám phá thế giới nhỏ trên bàn ăn mà không phải bị ép ăn hay la mắng vì không hợp tác ăn dặm.
  • Bé có được phản xạ nhai nuốt tốt. Ngoài ra khi bé nhai còn tiết một lượng enzym giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn, từ đó hấp thụ dưỡng chất.
  • Hỗ trợ não phát triển cùng sự linh hoạt của bàn tay
  • Tiết kiệm thời gian nấu ăn dặm cho bé
  • Thực hiện tốt kỷ luật bàn ăn

Nhược điểm: 

  • Thời gian mới bắt đầu, có thể bé sẽ chưa biết cầm nắm làm lãng phí thức ăn và bé không ăn được nhiều.
  • Cần sự kiên trì và bản lĩnh của mẹ 
  • Bé dễ bị hóc nếu mẹ không trang bị đủ kiến thức về sơ cứu và ăn dặm BLW
  • Người lớn thường không ủng hộ phương pháp này
    Ăn dặm BLW là phương pháp ăn dặm mới được ưa chuộng
    Ăn dặm BLW là phương pháp ăn dặm mới được ưa chuộng

Ăn dặm là một hành trình mới, xen lẫn nhiều niềm vui lẫn khó khăn của mẹ và bé. UniDry hy vọng đã có thể giúp mẹ trang bị thêm một hành trang kiến thức về việc nuôi con qua bài viết đánh giá ưu điểm và nhược của 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Ba mẹ hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để nhận thêm thông tin tham khảo nhé!

 

Bài viết cùng chủ đề