Ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) dịch nghĩa là ăn dặm tự chỉ huy. Đây là phương pháp ăn dặm mà bé được tư quyết định món ăn và cách ăn, mẹ phải tôn trọng mọi quyết định của bé. Phương pháp này có lợi ích gì, nên thực hiện khi nào? Cùng tìm hiểu tất tần tật về BLW trong bài viết này mẹ nhé!
Điều mẹ cần lưu ý trước khi cho bé ăn dặm BLW
Lợi ích của phương pháp BLW
Ăn dặm BLW được nhiều mẹ ở Anh và trên thế giới áp dụng cho con bởi nhiều lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại như sau:
Giúp bé triển khả năng vận động
Khi ăn dặm theo phương pháp BLW, bé phải tự ăn mà không được mẹ trợ giúp. Ban đầu, bé sẽ vụng về nhưng sau đó dãn quen và có thể tự ăn nhanh chóng. Khi tự ăn, bé học được cách phối hợp vận động giữa tay, mắt và miệng một cách khéo léo. Điều này tạo tiền đề tốt cho sự phát triển vận động của con.

Bé học cách tự điều chỉnh khẩu phần ăn
Các mẹ luôn muốn con ăn nhiều để khỏe mạnh, để mau lớn. Vì vậy, khi bón cho con, mẹ thường có xu hướng bón cho con nhiều hơn vài thìa khi bé đã ăn no. Tuy nhiên, với BLW thì mẹ không được can thiệp, bé sẽ tự ngừng ăn khi cảm thấy đã đủ no. Điều này hình thành thói quen tốt cho bé là chỉ ăn lượng vừa đủ, không ăn quá no.
Bé nhận biết được nhiều loại thức ăn hơn
Khi ăn dặm BLW, bé được thoải mái lựa chọn bất kỳ món ăn nào, không bị mẹ ngăn cấm. Khi đó, bé được nếm thử nhiều loại thức ăn hơn, biết nhiều mùi vị hơn. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng mình bé sẽ ít kén ăn hơn khi áp dụng BLW từ nhỏ nhưng việc tiếp nhận thức ăn của một số bé có thể bị ảnh hưởng bởi lựa chọn thức ăn cho bé của mẹ khi bé còn nhỏ.
Giúp mẹ tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Bé được ăn cùng với gia đình
Nếu mẹ cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống, mẹ sẽ phải nấu riêng thức ăn cho bé và dành thời gian cho bé ăn. Như vậy, bé sẽ không được ăn cùng bữa với gia đình. Với cách ăn dặm kiểu BLW, bé có thể ngồi ăn cùng mọi người, ăn thức ăn giống mọi người. Việc ăn cùng gia đình giúp bé phát triển khả năng giao tiếp, tăng sự gắn bó với người thân.

Việc chuẩn bị đồ ăn cho bé đơn giản hơn
Với BLW, mẹ không cần chuẩn bị thực đơn riêng cho bé mà có thể làm một số món ăn gia đình phù hợp với bé và cả gia đình. Ví dụ như những món súp, món ăn mềm và nhuyễn bé ăn được và người lớn cũng ăn được. Việc này giúp mẹ không phải đau đầu nghĩ thực đơn cho bé, tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Khi nào nên cho bé ăn dặm BLW?
-
Bé có thể ngồi vững trên ghế mà không cần người lớn hỗ trợ
-
Con có thể tự nhai và nuốt thức ăn dễ dàng
-
Bé bắt đầu quan tâm đến các loại thức ăn khác nhau.
Một số loại thực phẩm ăn dặm phù hợp cho bé
-
Trái bơ
-
Táo được hấp chín
-
Chuối
-
Bông cải xanh hấp chín
-
Thịt gà nấu mềm, cắt thành miếng nhỏ
-
Trứng tráng đã cắt nhỏ
-
Mì ống
-
Thịt nấu chín và xé nhỏ
-
Cá hồi đã luộc chín và gỡ bỏ xương.

Thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn dặm
Mẹ nên tránh cho bé ăn những loại thực phẩm dễ gây nghẹn sau:
- Nho nguyên trái
- Việt quất nguyên quả
- Hạt ngô rời
- Các loại hạt
- Xúc xích
- Trái cây sấy khô
- Bắp rang bơ
- Miếng táo thô.
Nếu bé bị nghẹn thì mẹ cần làm gì?
- Luôn ở bên cạnh khi bé ăn
- Đảm bảo bé ngồi thẳng khi ăn
- Không cho bé ăn thức ăn quá cứng, khó cắn nhỏ
- Học cách xử lý khi trẻ bị nghẹn.
Lời khuyên cho mẹ để bé ăn dặm thành công
-
Linh hoạt cách cho bé ăn: Thời gian đầu ăn dặm, bé có thể chỉ liễm vài cái, không ăn nhiều. Để bé ăn no, mẹ nên bón cho bé ăn như bình thường, không nên áp dụng BLW quá cứng nhắc.
-
Chuẩn bị để dọn dẹp nhanh chóng hơn: Việc cho bé tự ăn chắc chắn sẽ gây ra đống bừa bộn. Mẹ nên đặt túi rác nhỏ dưới ghế ăn dặm của bé để thức ăn rơi vào dễ dọn hơn. Nếu bé làm bẩn quần áo, mẹ nên thay yếm của bé bằng loại vải dễ làm sạch hơn…
-
Cho bé ăn cùng gia đình: Như đã nhắc đến ở trên, mẹ có thể lựa chọn thực đơn với các món ăn phù hợp với cả nhà và bé để bé ăn cùng với gia đình.
-
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con: Khi mới ăn dặm, bé có thể ăn rất ít, không đủ dinh dưỡng. Mẹ có thể bổ sung thêm bằng sữa mẹ hoặc bón cho bé ăn thêm sữa hoặc thức ăn khác.
-
Đừng nóng vội: Bé tự ăn có thể rất chậm, mẹ nên kiên nhẫn đợi con ăn, đừng thức giục hay la mắng. Điều này có thể khiến bé sợ hãi, không muốn tự ăn nữa, thậm chí sợ phải ăn.

Kết luận

Bài viết cùng chủ đề
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
Gợi ý 30 món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng, giá cả 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhờ thói quen vệ sinh đúng cách
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến, gây khó khăn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chính xác, an toàn nhất
Vùng rốn bé rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh