Những điều mẹ cần biết về giấc ngủ bé sơ sinh
Hầu hết các ba mẹ đều biết rằng, thế giới giấc ngủ của trẻ sơ sinh thật kỳ lạ và lạ lùng. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, chúng cũng thường xuyên thức dậy và thời gian ngủ thường khá ngắn, kể cả vào ban đêm. Việc hiểu rõ giấc ngủ bé sơ sinh là cách để mẹ chăm sóc và giúp bé ngủ ngon một cách tốt hơn. Hãy cùng UniDry tìm hiểu sâu hơn về giấc của trẻ sơ sinh qua những chia sẻ sau đây.
Trong bài viết này, mẹ sẽ tìm hiểu được:
– Sự khác biệt cơ bản giữa giấc ngủ của trẻ sơ sinh và giấc ngủ của người lớn.
– Chu kỳ giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục chúng.
– Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ tốt hơn.
– Lời khuyên giúp cải thiện giấc ngủ của mẹ.
1. Sự khác biệt giữa giấc ngủ bé sơ sinh và người lớn
Giấc ngủ của bé và người lớn có một số khác biệt quan trọng sau:
– Trẻ sơ sinh thường ngủ vào những giờ giấc không cố định và ngủ không quá lâu. Thay vì chủ yếu ngủ vào ban đêm, trẻ sơ sinh có thể ngủ vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Một giấc ngủ của bé có thể rất ngắn.(vài chục phút hoặc 1,2 giờ).
– Khi bị đánh thức, trẻ sơ sinh thường khó tự ngủ lại.
– Giấc ngủ bé sơ sinh thường không sâu. Khi ngủ, mẹ có thể nhận thấy một số biểu hiện của bé như: mí mắt rung rinh, thở nhanh, không đều, giật mình, phát ra âm thanh…
– Thời gian ngủ sẽ thay đổi cùng với sự phát triển của bé. Chẳng hạn, trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, bé có thể ngủ từ 16-18 tiếng hoặc hơn. Hai tháng đầu sau khi sinh, trung bình cứ 24 giờ trẻ ngủ khoảng 14-15 tiếng. Sau đó thời gian ngủ của bé sẽ giảm dần theo sự lớn lên của bé.

2. Cách giúp bé ngủ ngon và ổn định hơn
Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ bé sơ sinh
– Trẻ sơ sinh cần bú sau 3-4 giờ. Điều này khiến cha mẹ thức giấc và dần dần phá vỡ nhịp sinh hoạt vốn có của cả gia đình. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bé.
– Môi trường sống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ của bé. Vào ban ngày trẻ sơ sinh thường ở trong phòng, ít ánh sáng, ít tiếng ồn. Điều này có thể khiến trẻ dễ bị nhầm lẫn giữa ngày và đêm, gây nên hiện tượng ngủ ngày cày đêm.
– Những thành phần trong sữa mẹ hay sữa công thức cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Một số hoạt chất trong lượng sữa đầu tiết ra khi bé bú có thể khiến bé dễ bị buồn ngủ hơn.
Khi nào giấc ngủ bé sơ sinh trở nên ổn định hơn?
Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ sơ sinh không sản xuất melatonin vào ban đêm cho đến khoảng 9-15 tuần sau khi sinh. Và trẻ sơ sinh mất khoảng 3-5 tháng để có giấc ngủ ổn định vào ban đêm hoặc bé có thể ngủ ít nhất 5 giờ mà không tỉnh dậy.

Một số lời khuyên giúp giấc ngủ bé sơ sinh tốt hơn
– Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp bé ngủ tốt hơn vào ban đêm
Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh ngủ lâu hơn vào ban đêm nếu cha mẹ tuân thủ quy tắc tắt đèn thường xuyên trước 9 giờ tối . Trong một nghiên cứu khác, trẻ nhỏ có xu hướng ngủ lâu hơn vào ban đêm nếu chúng được tiếp xúc với nhiều ánh sáng vào đầu giờ chiều (Harrison 2004).
– Cố gắng không để phòng quá tối khi bé ngủ vào ban ngày
Vào ban ngày, nếu bé ngủ trong phòng tối có thể khiến não bộ bé nhầm lẫn ban ngày thành ban đêm.
– Mẹ nên tương tác, hoạt động với bé nhiều hơn vào ban ngày
Khi cha mẹ cho trẻ sơ sinh tham gia vào các hoạt động hàng ngày, trẻ có thể thích nghi nhanh hơn với ngày có 24 giờ (Custodio và cộng sự 2007; Lorh và cộng sự 1999). Một nghiên cứu đã thực hiện các phép đo liên tục về mô hình hoạt động của mẹ và con trong bốn tháng sau khi sinh. Trẻ sơ sinh hoạt động cùng thời điểm trong ngày với mẹ sẽ phát triển nhịp sinh học trưởng thành nhanh hơn (Wulff và Siegmund 2002).
– Hạn chế những tác động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé sơ sinh vào ban đêm.
Quá nhiều tác động, kích thích vào ban đêm có thể gửi thông điệp tới não bộ bé rằng đã đến lúc thức dậy. Vì vậy khi bé thức dậy để bú đêm, hãy giữ hoạt động ở mức tối thiểu. Tạo ra càng ít tiếng ồn càng tốt và tránh di chuyển bé xung quanh. Mục tiêu của bạn là giữ cho bé trong trạng thái buồn ngủ và giúp bé dễ dàng ngủ lại.
– Chú ý đến thời điểm vắt sữa và cho bé bú
Vào buổi sáng, nếu bú bình, mẹ nên cho bé uống sữa mới được hút ra. Vào ban đêm, mẹ có thể cho bé bú mẹ trực tiếp.

3. Các giai đoạn, chu kỳ giấc ngủ bé sơ sinh
Ở người lớn, chúng ta trải qua một vài giai đoạn ngủ như sau: ngủ nhẹ (NREM1 và NREM2), ngủ sâu (NREM3), giấc ngủ chập chờn và cuối cùng là giấc ngủ REM (còn gọi là giấc ngủ “mắt cử động nhanh”, hoạt động não bộ cao, nhiều giấc mơ và tình trạng tê liệt khi ngủ). Khi giai đoạn REM kết thúc, chúng ta hoặc thức dậy hoặc trở lại giấc ngủ chập chờn và bắt đầu lại chu kỳ. Đối với hầu hết người lớn, một chu kỳ giấc ngủ kéo dài từ 90 – 110 phút. Trong một đêm, chúng ta trải qua từ 4 đến 6 chu kỳ như vậy liên tiếp.
Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ của bé có những khác biệt sau:
– Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường khá ngắn, trung bình khoảng 50-55 phút. Giai đoạn giấc ngủ REM dành cho trẻ sơ sinh (được gọi là “giấc ngủ tích cực”) chiếm phần lớn thời gian ngủ hơn. Không có gì lạ khi trẻ sơ sinh dành hơn một nửa tổng thời gian ngủ trong giai đoạn REM (Grigg-Damberger 2016). Trong suốt 24 giờ một ngày, một số trẻ sơ sinh đã trải qua có thể dành tới 75% thời gian ngủ cho giai đoạn ngủ tích cực này. Và có nhiều hơn nữa.
Ở giai đoạn ngủ này, trẻ sơ sinh có xu hướng giật mình nhiều hơn, cựa quậy và thậm chí la hét khi đang ngủ. Bé cũng có thể biểu cảm khuôn mặt.
– Còn các giai đoạn ngủ khác thì sao? Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ không REM được gọi là “giấc ngủ yên tĩnh”. Ngoại trừ thỉnh thoảng cử động, em bé ngừng quẫy đạp xung quanh. Không có chuyển động mắt. Nhịp thở và nhịp tim trở nên đều đặn, và tốc độ kích thích vỏ não giảm gần 50% (McNamara et al 2002).
– Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi giữa giấc REM và giấc ngủ không REM, trẻ sơ sinh thường trải qua những khoảng thời gian ngắn của “giấc ngủ không xác định” (hoặc “IS”), giấc ngủ mà các nhà nghiên cứu khó phân loại vì nó kết hợp các đặc điểm của REM (như chuyển động và phát âm).
– Các giai đoạn giấc ngủ bé sơ sinh
- Ngủ năng động: Bé ngủ gật và bắt đầu giai đoạn REM sơ sinh.
- Giấc ngủ vô định: Bé có thể tiếp tục di chuyển xung quanh hoặc kêu trong khi ngủ.
- Giấc ngủ êm đềm: Bé ngủ trong một trạng thái yên tĩnh hơn, bất động và trông có vẻ yên bình hơn.
- Giấc ngủ vô định: Các chuyển động và phát âm lại trở nên phổ biến hơn.
- Ngủ năng động: Bé bước vào giai đoạn REM tích cực thứ hai.
- Giai đoạn thức giấc ngắn (60-90 giây): Thông thường, bé sẽ thức dậy sau giấc ngủ năng động trong một phút hoặc hơn.
– Nguyên nhân khiến giấc ngủ bé sơ sinh chập chờn, ít khi sâu giấc
Nghiên cứu cho thấy rằng REM phục vụ một chức năng đặc biệt cho trẻ nhỏ. Khi trẻ sơ sinh bị thiếu hụt REM sẽ có khả năng ảnh hưởng đến phát triển não bộ cũng như hành vi (Chen và cộng sự 2022). Quá trình ngủ này cũng góp phần vào việc phát triển trí não tối ưu hơn. Chu kỳ ngủ điển hình 50-55 phút của trẻ sơ sinh chỉ có khoảng 20 phút ngủ sâu.

4. 10 cách giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ
Những đặc điểm của giấc ngủ bé sơ sinh có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Trong một nghiên cứu theo dõi mô hình giấc ngủ của các bà mẹ từ khi mang thai đến giai đoạn sau sinh cho thấy: giấc ngủ của bà mẹ trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh con và tiếp tục xấu đi cho đến khoảng 12 tuần sau khi sinh. Cùng với thói quen của trẻ sơ sinh, mẹ đừng quên chăm sóc cho bản thân. Dưới đây là một vài cách giúp mẹ có giấc ngủ tốt hơn.
– Hãy cố gắng ngủ sâu vào giai đoạn đầu của giấc ngủ đêm.
– Tận dụng những giấc ngủ ngắn nhưng chất lượng trong ngày. Một giấc ngủ ngắn, sâu chừng 30 phút thôi nhưng sẽ giúp mẹ lấy lại năng lượng một cách hiệu quả.
– Mẹ có thể không ngủ, nhưng hãy nhắm mắt và nằm xuống nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
– Đôi khi việc khó ngủ của mẹ là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không hẳn là từ giấc ngủ của bé. Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để có giấc ngủ tốt hơn.
– Vào ban đêm, cho bé bú mẹ trực tiếp sẽ tốt cho giấc ngủ của mẹ hơn là cho bé bú sữa công thức.
– Nếu bé đang ngủ vã tã đã bị ướt, mẹ cũng không nhất thiết phải thay tã cho bé.
– Ra ngoài và tận hưởng ánh nắng mặt trời giúp cơ thể khỏe mạnh và tốt cho giấc ngủ hơn. Mẹ cũng không nên ánh đèn điện quá sáng khi đi ngủ.
– Nhờ người thân trông bé khi mẹ ngủ trưa.
– Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi thăm khám nếu như mẹ nhận thấy có dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc trầm cảm sau sinh.
– Giấc ngủ bé sơ sinh sẽ ổn định từ tuần thứ 12 trở đi. Vậy nên, mẹ cũng nên bình tĩnh và không quá lo lắng. Mọi thứ sẽ dần tốt hơn.

Kết luận
Rõ ràng, có khá nhiều vấn đề về giấc ngủ bé sơ sinh mà mẹ nên biết. Bởi khi đã hiểu rõ về giấc ngủ của bé, mẹ sẽ có cách điều chỉnh phù hợp để việc chăm sóc bé trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ cũng có thể sắp xếp thời gian để có được thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo cho sự hồi phục sức khỏe sau sinh một cách tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Bài viết cùng chủ đề
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
30 những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng và giá 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhờ thói quen vệ sinh đúng cách
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến, gây khó khăn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chính xác, an toàn nhất
Vùng rốn bé rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh
8 lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ là hoạt động giúp làm sạch cơ thể