Cách xây dựng tính kỷ luật cho em bé 2 tuổi cha mẹ nên biết

Em bé 2 tuổi bắt đầu tập nói, tập đi, bắt đầu biết đòi hỏi và quấy khóc khi không được như ý muốn. Đây chắc hẳn là điều khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu? Vì vậy, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để mẹ xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho con. Cùng tìm hiểu phương pháp thực hiện dưới đây nhé!

Mẹ thấy gì ở một em bé 2 tuổi?

“Mẹ, mẹ, kẹo, kẹo”

“Không có kẹo đâu”

“Không, kẹo cơ, ăn kẹo, muốn kẹo, kẹooooooo! OÀOOOOO!

Đây có phải là tình huống mẹ thường gặp hàng ngày với bé 2 tuổi không? Con đòi hỏi mọi thứ, nếu người lớn không chiều theo thì sẽ khóc lớn. Có bé còn vừa khóc, vừa nằm vật vã, lăn lộn dưới đất cho đến khi được mới thôi.

Những lúc như vậy, mẹ thường có 2 hướng giải quyết như sau:

  • Một là, nhanh chóng đi mua kẹo cho bé.
  • Hai là, quát mắng “Đừng khóc nữa, khóc cái gì!”.
Em bé 2 tuổi khóc khi không được như ý muốn
Em bé 2 tuổi khóc khi không được như ý muốn

Cả 2 cách này thường sẽ có hiệu quả ngay lập tức. Bé sẽ vui vẻ ăn kẹo như mong muốn hoặc nín khóc trong ấm ức, tủi thân. Tuy nhiên, em bé 2 tuổi của mẹ sẽ vẫn tiếp tục có những lần quấy khóc tương tự khác nữa. Vậy làm thế nào để việc này chấm dứt?

Trước hết, mẹ hãy khoan chiều theo ý con hay nạt nộ to tiếng với bé. Thay vào đó, mẹ nên khám phá thế giới nội tâm của con. Một em bé 2 tuổi mong muốn điều gì, muốn thể hiện điều gì, tại sao con lại phản ứng như vậy?

Em bé 2 tuổi muốn nói gì với mẹ?

Tùy vào tính cách, giới tính, môi trường sống… mà mỗi bé có cách thể hiện, phản ứng khác nhau với những cảm xúc, mong muốn của mình. Tuy nhiên, nhìn chung các bé 2 tuổi thường có phản ứng và mong muốn sau:

  • Bé tức giận, hét to hoặc gào khóc khi đòi hỏi không được đáp ứng.
  • Thích cái gì là sẽ muốn giữ là “của mình”, không cho ai động vào (chưa chắc món đồ đó là của bé).
  • Bé muốn “tự mình làm”. Biểu hiện là bé đòi tự cầm bình sữa, tự xúc cơm ăn…
  • Bé muốn “làm người lớn” nhưng rồi cảm thấy thất vọng, khó chịu khi nhận ra không được như vậy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bé vẫn muốn được là trẻ con.
  • Thường hay nóng vội, không muốn chờ đợi.
  • Gặp khó khăn trong việc chia sẻ với người khác (vì bé muốn giữ tất cả là “của mình” mà).
Mẹ cần hiểu em bé 2 tuổi muốn gì, tại sao lại làm như vậy
Mẹ cần hiểu em bé 2 tuổi muốn gì, tại sao lại làm như vậy

Cách rèn luyện tính kỷ luật cho em bé 2 tuổi

Không có mẹo ngắn hay con đường tắt nào để dạy con tính kỷ luật. Mẹ cần có chiến lược cùng sự kiên nhẫn để hướng dẫn và rèn luyện dần dần cho con. Một số phương pháp dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ hiệu quả trong quá trình này.

Đồng cảm với bé

Nhiều trường hợp, mẹ coi đó là vấn đề nhỏ nhưng với em bé 2 tuổi thì lại là vấn đề lớn. Ví dụ, bé tranh cãi với bạn cùng chơi chẳng hạn. Đa phần người lớn sẽ nghĩ rằng “Trẻ con cãi nhau thôi mà, mai quên là lại chơi với nhau bình thường thôi”. Với bé 2 tuổi thì đây là vấn đề lớn.

Trong những trường hợp như vậy, mẹ không nên trả lời qua quýt cho xong, bỏ qua vấn đề. Mẹ hãy làm cho bé cảm nhận được rằng mẹ hiểu cảm giác của con, mẹ biết con muốn gì.

Hạn chế nói “Không”

Khi bé đang rất muốn một thứ gì đó mà mẹ nói “Không”, bé sẽ có cảm giác khó chịu vì không đạt được thứ mong muốn, mẹ đang ngăn cấm, cản trở bé có thứ mình muốn. Thay vào đó, mẹ nên dùng câu từ uyển chuyển hơn như “đó là đồ của bạn, con không nên tranh với bạn”, “mẹ sẽ mua cho con nếu…”

Mẹ nên hạn chế nói không, nên đặt điều kiện khi em bé 2 tuổi đòi hỏi điều gì đó
Mẹ nên hạn chế nói không, nên đặt điều kiện khi em bé 2 tuổi đòi hỏi điều gì đó

Dành thời gian hướng dẫn con

Phần lớn cha mẹ thường nói con phải làm gì, phải làm như thế nào ngay lập tức, khi sự việc xảy ra. Đây là cách nhanh chóng nhưng không có hiệu quả lâu dài. Thay vào đó, mẹ nên dành thời gian trò chuyện và hướng dẫn con làm như thế nào.

Mẹ có thể đặt ra các tính huống và thảo luận với con về cách xử lý tình huống đó. Ví dụ, mẹ đặt câu hỏi “Nếu cả con và bạn đều muốn con búp bê đó, con sẽ làm như thế nào?”. Tiếp theo, mẹ lắng nghe cách giải quyết của bé rồi mới hướng dẫn bé cách làm đúng nhất.

Dạy con cách diễn đạt mong muốn của mình

Em bé 2 tuổi bắt đầu tập nói, vốn từ và cách diễn đạt hạn chế nên nhiều khi không thể nói lên mong muốn của mình một cách rõ ràng, mạch lạc. Khi đó, mẹ hãy lắng nghe, hiểu con muốn nói gì và hướng dẫn con nói đúng nhé!

Đặt ra những ranh giới

Thay vì tức giận khi con làm sai, mẹ nên “thỏa thuận” với con về những ranh giới nhất định. Chẳng hạn, con không được chạy trên đường, con không được đánh người khác, con không giành đồ của bạn… Điều này giúp con hiểu ra vấn đề và có ý thức không làm những việc sai như vậy.

Khuyến khích con độc lập

Em bé 2 tuổi còn nhỏ, luôn cần sự giúp đỡ và nâng niu từ cha mẹ. Tuy nhiên, bé cũng có thể làm được một số việc nhỏ như tự xúc cơm ăn, tự xếp giày dép, tự dọn đồ chơi gọn gàng… Mẹ nên khuyến khích bé làm những việc này, không nên làm hết giúp con. Nếu con không biết, mẹ hãy hướng dẫn bé.

Mẹ không nên làm hết thay con, hãy khuyến khích em bé 2 tuổi độc lập từ sớm
Mẹ không nên làm hết thay con, hãy khuyến khích em bé 2 tuổi độc lập từ sớm

Đây là cách rèn luyện sự độc lập và kỷ luật cho con ngay từ khi còn nhỏ. Bé hiểu rằng mình cần phải làm gì, mình cũng có thể tự làm một số việc trong khả năng. Từ đó, bé tò mò về thế giới xung quanh, ham học hỏi hơn. Bé có thể chủ động hỏi mẹ dạy cách đi giày, cách mặc quần áo khi lớn hơn.

Mẹ đừng quên tận hưởng khoảng thời gian này!

Em bé 2 tuổi thường xuyên khóc nhè, hay đòi mẹ, luôn hỏi mẹ rất nhiều thứ, chạy lon ton theo mẹ khắp nơi. Con cần mẹ giúp đỡ nhiều việc trong cuộc sống và rất “bám dính” mẹ.

Khi lớn hơn, con sẽ không còn như vậy nữa. Con sẽ không chạy theo mẹ, không bi bô “mẹ, mẹ” khắp nơi. Bé sẽ muốn độc lập làm mọi việc, không cần sự giúp đỡ của mẹ. Khi đó, mẹ sẽ lại nhớ khoảng thời gian “cái đuôi nhỏ” bám mẹ.

Vì vậy, mẹ đừng thấy phiền mà bỏ qua khoảng thời gian này nhé! Hãy tận hưởng khoảng thời gian tốt đẹp này, qua rồi không thể quay lại được đâu.

Kết luận

Việc giáo dục em bé 2 tuổi không phức tạp và khó khăn nếu mẹ hiểu cảm nhận của con và kiên nhẫn hướng dẫn con từng bước một. Ban đầu mẹ có thể tức giận khi con quấy khóc vô lý. Nhưng khi hiểu vấn đề, mẹ sẽ biết cách giải quyết nhẹ nhàng thôi! Nếu mẹ đang đau đầu với bé 2 tuổi của mình, hãy thử áp dụng những cách trong bài viết này nhé!

Còn nếu mẹ đang tìm kiếm loại tã dán giúp bé có thể thoải mái vui chơi cả ngày, hãy lựa chọn tã dán Unidry nhé! Đây là thương hiệu tã em bé hơn 20 năm với nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới với quy trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP. Tã dán siêu thấm hút với 3000 lỗ thấm hút cùng công nghệ thấm hút bong bóng 3D Air Pocket giúp bé khô thoáng lên đến 12 giờ. Bề mặt siêu mềm mại với tinh chất tràm trà chống hăm hiệu quả. Giá cả phải chăng với chất lượng vượt trội giúp mẹ chăm con dễ dàng hơn.

 

Bài viết cùng chủ đề