Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học nhất theo từng độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đều sẽ có những đòi hỏi riêng về việc cung cấp các dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của cơ thể và não bộ cho trẻ. Thế nên, từ việc chọn thực phẩm cho đến xây dựng thói quen ăn uống, các mẹ nên đặc biệt chú ý để bé yêu có thể nhận được sự phát triển toàn diện nhất. Như vậy, tham khảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng độ tuổi một cách khoa học là điều cần thiết. Bài viết dưới đây, UniDry sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin chi tiết về các chế độ dinh dưỡng này.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh (Từ 0 – 6 tháng)

Trong 6 tháng đầu đời, chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chính là nền tảng quan trọng để xây dựng sức khỏe và phát triển toàn diện. Nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn này sẽ đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, tùy thuộc vào lựa chọn và khả năng của mẹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bé yêu vẫn nên được ưu tiên uống sữa mẹ để đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng cũng như giúp hình thành một hàng rào bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Không chỉ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện, sữa mẹ còn chứa các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh tật. Thế nên, trẻ được khuyến khích bú sữa mẹ từ 8 đến 12 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào nhu cầu của bé và cơ địa của mẹ. Theo đó, tần suất này có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chủ yếu sẽ là từ sữa mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chủ yếu sẽ là từ sữa mẹ

Đối với những trường hợp bé được nuôi bằng sữa công thức, việc chọn loại sữa và lượng sữa phù hợp và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng. Trung bình, một bé sơ sinh sẽ cần khoảng 450g – 680g bột sữa/ngày, tương đương 57g – 85g sữa cho mỗi lần ăn. Đặc biệt, mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn về việc pha sữa và cách tiến hành việc cho bé bú sữa một cách an toàn.

Khi bé được 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé cũng dần trở nên mạnh mẽ hơn, mẹ có thể bắt đầu thêm vào chế độ dinh dưỡng cho bé những thức ăn dạng lỏng, mềm. Những thức ăn này bao gồm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh, trái cây như chuối, lê, táo, và rau củ quả như bí ngô, cà rốt. Bên cạnh đó, thịt cá xay nhuyễn cũng có thể được thêm vào chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng các loại thức ăn này phải được nghiền nhuyễn và không nên quá đặc để tránh làm bé khó khăn trong quá trình ăn.

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể tham khảo thêm các thực đơn ăn dặm cho bé. Các loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, rau củ quả và thịt cá đã trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn dặm. Việc cung cấp đủ sắt và kẽm thông qua các thức ăn này giúp thúc đẩy sự phát triển tốt nhất cho bé. Trong giai đoạn này, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng về cách chế biến và chọn lựa thực phẩm cho bé để đảm bảo an toàn và hợp lý.

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

Từ 6 tháng đến 1 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Trong thời gian từ 6 tháng đến 8 tháng, bé sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, tuy nhiên, tần suất này sẽ giảm xuống khoảng 3 – 5 lần/ngày. Trong giai đoạn này, bé cần một sự kết hợp hợp lý giữa sữa mẹ và các loại thức ăn đặc để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Thay vì chỉ dựa vào sữa mẹ, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm thực vật như khoai tây, cà rốt, đậu hà lan và trái cây cho con. Để đảm bảo bé tiếp nhận đủ dinh dưỡng, lưu ý các thức ăn này nên được xay nhuyễn và nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn.

>>> Xem thêm: Trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì?

Mẹ có thể bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ các thức ăn lỏng mềm
Mẹ có thể bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ các thức ăn lỏng mềm

Trong giai đoạn từ 8 tháng đến 12 tháng, mặc dù trẻ vẫn sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, tuy nhiên, số lần bú sẽ giảm xuống khoảng 3 – 4 lần/ngày. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung thêm các nguồn protein như thịt và cá trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Bởi điều này giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, xương và cơ bắp của trẻ. Tóm lại, trong suốt giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng cho trẻ là rất quan trọng. Các mẹ cũng cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe và phát triển của bé để điều chỉnh chế độ ăn một cách phù hợp.

>>> Xem thêm: Cách xử lý khi bé bị rối loạn tiêu hóa

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trên 1 tuổi

Khi bé bước qua giai đoạn 1 năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng của bé cần được chuyển đổi tăng dần để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện. Lượng thức ăn dặm sẽ gia tăng, trong khi lượng sữa hàng ngày sẽ giảm đi đáng kể. Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bố mẹ cần đảm bảo bé tiêu thụ các loại thực phẩm đa dạng như thịt, cá, rau củ, trái cây, ngũ cốc và sữa nguyên kem. Việc bổ sung các loại thực phẩm này không chỉ đảm bảo cung cấp đủ protein, khoáng chất và vitamin cho cơ thể của trẻ, mà còn giúp bé phát triển một khẩu vị đa dạng và thúc đẩy sự tăng trưởng cơ bắp và xương. Mặc dù các thực phẩm khác cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ vẫn tiếp tục là nguồn dinh dưỡng chính cho bé, khoảng 70% khẩu phần ăn hàng ngày trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi vẫn nên được cung cấp từ sữa mẹ.

Mẹ hãy chuẩn bị thêm các khẩu phần ăn nhẹ xen kẽ vào các bữa chính cho trẻ
Mẹ hãy chuẩn bị thêm các khẩu phần ăn nhẹ xen kẽ vào các bữa chính cho trẻ

Ngoài những thông tin dinh dưỡng trên, điều quan trọng trong giai đoạn này mà bố mẹ cần nhận thức đó là bé đang phát triển các kỹ năng mới như tập bò và tập đi, dẫn đến việc lượng thức ăn trong mỗi bữa sẽ giảm đi. Thay vào đó, bé cần được cho ăn thường xuyên, khoảng 4 – 6 lần/ngày. Để đảm bảo bé có đủ nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, bố mẹ nên chuẩn bị các khẩu phần ăn nhẹ để bé có thể ăn vào giữa các bữa chính.

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi

Khi bé vượt qua mốc 2 tuổi, chế độ dinh dưỡng của bé sẽ tiếp tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi. Trong thời kỳ này, bé đã phát triển đủ răng và có khả năng ăn những loại thực phẩm tương đối đa dạng, không chỉ giới hạn ở cháo hay bột như trước. Vì vậy, mẹ bố nên khuyến khích bé tham gia bữa ăn gia đình, giúp bé hình thành thói quen tốt trong việc ăn uống và tạo ra môi trường gắn kết trong gia đình.

Bố mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé qua các món ăn như cháo đặc, cơm, súp đặc và các thực phẩm khác phù hợp với khẩu vị và sở thích của bé. Mặc dù bé đã có khả năng ăn các món ăn như người lớn, nhưng mẹ bố vẫn cần chú ý đến việc cung cấp đủ các nhóm thực phẩm như rau củ, protein, tinh bột và các loại ngũ cốc.

Trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi, việc cung cấp sữa cũng vẫn quan trọng. Bé nên được uống ít nhất là 1 lần sữa mỗi ngày để đảm bảo cung cấp canxi và các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển xương và răng. Bố mẹ nên chuẩn bị thêm 2 bữa ăn phụ trong ngày để đảm bảo bé không bị đói và ăn uống được ngon miệng hơn. Trong các bữa ăn phụ, trái cây và sữa chua có thể được lựa chọn để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé.

>>> Xem thêm: Trẻ bị biếng ăn phải làm sao

Trẻ cần được bổ sung thêm canxi từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày ở giai đoạn này
Trẻ cần được bổ sung thêm canxi từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày ở giai đoạn này

Nhưng dù là bất kỳ tình huống nào, chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và tinh thần của bé. Dinh dưỡng phải đảm bảo đầy đủ và cân đối để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé trong từng giai đoạn và độ tuổi khác nhau. Bố mẹ cần dành thời gian để nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn hợp lý để bé có thể nhận được tất cả các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ các khoáng chất khác cho con. Bởi đối với mỗi đứa trẻ thì chế độ dinh dưỡng chính là nền tảng đầu tiên cho sự phát triển tốt nhất.

5. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi dựa trên tháp dinh dưỡng

Trẻ em ở khoảng thời gian từ 6 đến 11 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, do đó chế độ ăn uống của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất và sự phát triển.Và cách để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong giai đoạn này là sử dụng tháp dinh dưỡng, một khung chế độ ăn bao gồm 6 tầng với các nhóm thực phẩm khác nhau. Tháp dinh dưỡng này hướng dẫn bố mẹ việc xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ từ ít đến nhiều trong mỗi nhóm thực phẩm, với sự tập trung vào các tầng dưới và hạn chế tầng trên cùng.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi 6 - 11
Tháp dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi 6 – 11

Tuy nhiên, để có một chế độ dinh dưỡng hiệu quả, việc bạn cần làm là duy trì tỷ lệ cân đối giữa các loại thức ăn và tuân thủ số lượng, chất lượng và kích cỡ đơn vị ăn tương ứng với từng nhóm thực phẩm trên tháp dinh dưỡng. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Như bên cạnh các bữa chính, việc trẻ ăn nhẹ và ăn vặt giữa các bữa cũng rất quan trọng. Những bữa ăn này cung cấp một lượng calo cần thiết cho hoạt động thường ngày của trẻ, thậm chí có thể chiếm tới 1/3 lượng calo được cung cấp. Tuy nhiên, cha mẹ cần khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây, bánh mì, hoặc bánh quy thay vì dùng các loại snack hay đồ ăn ngọt và đồ uống có ga.

Hiểu chi tiết về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi

1. Nhóm muối và đường

Đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 – 11 tuổi, bố mẹ chỉ nên cho con sử dụng tối đa 15g và 4g muối mỗi ngày. Bởi việc sử dụng muối có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Còn đối với đường, việc hạn chế cũng rất quan trọng để tránh nguy cơ béo phì và vấn đề liên quan đến sức khỏe như tiểu đường. Việc kiểm soát lượng muối và đường theo khuyến nghị là điều cần thiết để tạo dựng một nền dinh dưỡng tốt cũng như phòng tránh các vấn đề về sức khỏe tiềm tàng trong giai đoạn phát triển của trẻ.

2. Nhóm dầu mỡ, chất béo

Mặc dù không thuộc cùng nhóm thực phẩm như rau củ hay lương thực, nhưng nhóm dầu mỡ, chất béo này lại cung cấp một lượng không nhỏ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, các chất béo thực vật như lạc, đậu nành hay hướng dương có khả năng cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho bé trong giai đoạn này.

Định lượng khẩu phần: Một phần mỡ hay 1 đơn vị mỡ được thêm vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ sẽ tương đương với 5g mỡ. Một phần dầu sẽ tương đương với 5ml dầu ăn, bạn có thể đo khoảng hai thìa cà phê.

Đối với trẻ từ 6 – 11 tuổi, nhu cầu về lượng chất béo được phân như sau:

  • Từ 6 – 7 tuổi: khoảng 5 phần/ngày.
  • Từ 8 – 9 tuổi: khoảng 5,5 phần/ngày.
  • Từ 10 – 11 tuổi; khoảng 6 phần/ngày.

3. Nhóm thực phẩm protein

Protein là chất cực kỳ quan trọng góp phần vào quá xây dựng và phát triển cơ và mô trong cơ thể của trẻ. Thịt, cá, trứng, sữa và hạt là những loại thực phẩm cung cấp nguồn protein dồi dào. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều chất béo, vì vậy các mẹ cần điều chỉnh lượng chất béo phù hợp cho trẻ.

Nếu muốn giảm chất béo động vật, bạn có thể cho trẻ ăn cá như cá thu, cá hồi, cá trích vì chúng giàu đạm và chất béo tốt cho sức khỏe. Cũng có thể thay thế một phần chất béo động vật bằng dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh hoặc dầu hướng dương.

Dưới đây là ví dụ về khẩu phần ăn cho trẻ để bạn tham khảo:

  • Thịt lợn (phần nạc): 152 – 228g/ khẩu phần
  • Thịt Bò: 136 – 204g/ khẩu phần
  • Gà (bao gồm cả xương): 284 – 426g/ khẩu phần
  • Tôm: 348 – 522g/ khẩu phần
  • Phi lê cá: 176 – 264g/khẩu phần
  • Trứng: 4 – 6 quả/ tuần
Mẹ có thể bổ sung protein vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ các thực phẩm trên
Mẹ có thể bổ sung protein vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ các thực phẩm trên

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trẻ trong độ tuổi này cần sử dụng sữa có ít chất béo hoặc không chất béo, nhưng lại có hàm lượng canxi cao để hỗ trợ sự phát triển của xương. Dưới đây là khẩu phần sữa cho trẻ:

  • Trẻ từ 6 – 7 tuổi: 4 – 5 phần.
  • Trẻ từ 8 – 9 tuổi: 5 phần.
  • Trẻ từ 10 – 11 tuổi: 6 phần.

Mỗi phần sữa hoặc sản phẩm từ sữa cung cấp khoảng 100mg canxi, tương đương với 1 miếng phô mai 15g, 1 cốc sữa 100ml hoặc 1 hộp sữa chua 100g. Điều này giúp bổ sung canxi cho cơ thể trẻ trong giai đoạn phát triển.

5. Tinh bột

Ngũ cốc là nguồn cung cấp tinh bột cao cho cơ thể, và được xem là một nhóm thực phẩm quan trọng nằm ở tầng thấp đầu tiên của hệ thống dinh dưỡng.

Đối với trẻ từ 6 – 11 tuổi, bên cạnh cơm và gạo, việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt là cách tốt để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

  • Trẻ từ 6 – 7 tuổi nên tiêu thụ 8 – 9 phần/ngày.
  • Trẻ từ 8 – 9 tuổi nên tiêu thụ 10 – 11 phần/ngày.
  • Trẻ từ 10 – 11 tuổi nên tiêu thụ 12 – 13 phần/ngày.

Mỗi phần ngũ cốc hoặc sản phẩm từ ngũ cốc cung cấp khoảng 20g tinh bột, tương đương với:

  • 1/2 bát cơm (khoảng 55g).
  • 1/2 bát nhỏ phở hoặc bún (khoảng 60g).
  • 1/2 ổ bánh mì (khoảng 38g).
  • 1 bắp ngô luộc (khoảng 122g).

6. Rau củ, trái cây

Rau củ và trái cây trong hệ thống dinh dưỡng của trẻ em cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi nó cung cấp một lượng lớn vitamin và chất xơ, đồng thời giúp làm sạch cơ thể. Lựa chọn ít nhất hai hoặc ba loại rau củ cho bữa ăn của trẻ là lựa chọn thích hợp

Theo định lượng, một phần rau củ tương đương với 100g. Dưới đây là khẩu phần cần thiết cho trẻ từ 6 – 11 tuổi:

  • Trẻ từ 6 – 7 tuổi: 2 phần.
  • Trẻ từ 8 – 9 tuổi: 2 – 2,5 phần.
  • Trẻ từ 10 – 11 tuổi: 3 phần.

Trái cây cũng đóng góp lượng lớn vitamin C cho trẻ. Để bổ sung vitamin này, bạn nên cung cấp trái cây theo mùa cho trẻ theo các khẩu phần sau:

  • Trẻ từ 6 – 7 tuổi: 1,5 – 2 phần.
  • Trẻ từ 8 – 9 tuổi: 2 phần.
  • Trẻ từ 10 – 11 tuổi: 2 – 2,5 phần.
Rau, củ, quả là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Rau, củ, quả là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

7. Nước và các loại thức uống

Cuối cùng, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo tháp dinh dưỡng khoa học, nước đóng một vai trò vô cùng thiết yếu mặc dù thường ít được nhắc đến. Nước đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Đối với trẻ từ 6 – 11 tuổi, việc cung cấp khoảng 1.300 – 1.500ml nước mỗi ngày, bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây, là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế việc cho trẻ tiêu thụ các loại đồ uống có ga và nước giải khát có nồng độ đường cao. Những loại đồ uống này thường chứa quá nhiều đường mà lại thiếu dinh dưỡng, dẫn đến việc cung cấp quá nhiều calo mà không cung cấp giá trị dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể gây ra vấn đề thừa cân, béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác cho trẻ.

Tổng kết

Bên trên UniDry vừa chia sẻ đến các phụ huynh cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ qua từng giai đoạn theo khoa học. Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn trong quá trình nuôi dưỡng bé yêu phát triển một cách toàn diện.

>>> Tìm hiểu thêm các sản phẩm của UniDry tại đây

Bài viết cùng chủ đề