Em bé bị vàng da: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Thông thường, khoảng 2 – 3 ngày sau khi chào đời em bé sẽ bị vàng da. Đây có thể là tình trạng bình thường do tích tụ bilirubin trong máu và mô da, nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra. Để hiểu rõ hơn về em bé bị vàng da và có cách xử lý phù hợp nhất, mẹ cùng UniDry tham khảo chi tiết trong bài viết này nhé!

Các triệu chứng vàng da ở trẻ mới sinh

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, em bé bị vàng da có một số biểu hiện như sau:

  • Da mặt và da đầu xuất hiện màu vàng bất thường.
  • Phần trắng trong mắt bé cũng có xuất hiện màu vàng.
  • Các vùng da cơ thể bé cũng xuất hiện màu vàng.
  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân chuyển sang màu vàng.
  • Bé ngủ li bì bất thường.
  • Chán ăn, khó ăn.
  • Phân và nước tiểu sẫm màu hơn.

Thông thường, em bé bị vàng da sau 2 - 3 ngày mới chào đời

Thông thường, em bé bị vàng da sau 2 – 3 ngày mới chào đời

Nếu mẹ phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bé và cảm thấy lo lắng về tình trạng này của bé, hãy liên hệ hỏi ý kiến của bác sĩ ngay nhé!

Nguyên nhân phổ biến khiến em bé bị vàng da

Vàng da là tình trạng phổ biến của trẻ sơ sinh do tích tụ bilirubin trong máu và các mô da. Bilirubin là sản phẩm thải được tạo ra trong quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu cũ và hư hỏng. Ở người lớn có sức khỏe tốt, bilirubin được gan xử lý và đào thải nên sẽ không có tình trạng vàng da. Tuy nhiên, quan sát những người có vấn đề về gan sẽ thấy da họ bị vàng do chức năng gan suy giảm.

Cứ trung bình 10 trẻ sơ sinh thì có 6 em bé bị vàng da
Cứ trung bình 10 trẻ sơ sinh thì có 6 em bé bị vàng da

Với trẻ sơ sinh, thời gian để gan xử lý hết bilirubin mất vài ngày, do đó mẹ sẽ thấy em bé bị vàng da. Trung bình cứ 10 bé sơ sinh sẽ có 6 bé bị vàng da. Vàng da phổ biến hơn với những bé sinh non, sức khỏe yếu hơn, gan hoạt động chậm hơn. Tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.

Khoảng 2 – 3 ngày sau khi sinh bé sẽ xuất hiện tình trạng vàng da và thường sẽ tự hết sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, với trẻ sinh non hoặc mắc bệnh, nồng độ bilirubin rất cao, bé cần được theo dõi y tế chặt chẽ để phản ứng kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Các nguyên nhân khác gây vàng da ở trẻ em

Ngoài vàng da sinh lý, em bé bị vàng da còn có thể do một số nguyên nhân khác như sau:

Sữa mẹ

Một số enzym trong sữa mẹ có thể gây vàng da cho bé. Tình trạng này không đáng lo ngại, sẽ hết sau một vài tuần, mẹ hãy tiếp tục cho bé bú bình thường. Lượng sữa ít ỏi trong những ngày đầu mới sinh cũng có thể là nguyên nhân gây vàng da. Khi sữa “về”, bé được bú nhiều hơn, tình trạng này sẽ kết thúc.

>>> Xem thêm: Cách tính lượng sữa cho bé chuẩn nhất

Sữa mẹ cũng có thể trở thành nguyên nhân gây vàng da ở trẻ em
Sữa mẹ cũng có thể trở thành nguyên nhân gây vàng da ở trẻ em

Nhóm máu mẹ và bé không tương thích

Khi mẹ và bé có nhóm máu khác nhau, thường là Rhesus (Rh) và ABO, máu của mẹ sẽ tự động tạo ra các kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu trong máu của bé. Điều này làm cho tế bào hồng cầu trong máu của bé mất đi và hư hỏng nhiều hơn, tạo ra nhiều bilirubin. Bé có thể thiếu máu bẩm sinh hoặc tình trạng em bé bị vàng da nặng hơn bình thường.

Thiếu máu tán huyết

Đây là một rối loạn di truyền của hệ miễn dịch hay bệnh tự miễn. Khi bị thiếu máu tán huyết, hệ miễn dịch của bé tự phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu gây thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu tán huyết có thể do các rối loạn khác như nhiễm trùng máu chẳng hạn.

Viêm gan sơ sinh

Đây là tình trạng hiếm gặp với các bé sơ sinh, gây ra bởi các virus viêm gan như cytomegal, rubella và viêm gan A, B và C. Bé bị viêm gan sơ sinh có thể tiếp xúc với virus từ khi còn trong bụng mẹ, trong khi chào đời hoặc trong những ngày đầu khi chào đời. Rất khó để xác định bé bị nhiễm loại virus viêm gan nào.

Galactosaemia

Galactosaemia là một loại đường có trong sữa. Một số bé thiếu enzym để phân hủy loại đường này dẫn tới làm hỏng men gan, gây vàng da. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn với viêm gan.

Hẹp ống mật

Bilirubin sau khi được gan đào thải sẽ được chuyển vào túi mật cùng với các sản phẩm thải khác trước khi di chuyển đến ruột và đưa ra ngoài cơ thể. Nếu ống mật bị hẹp, bilirubin không chuyển hết xuống mật, tích tụ dần trong gan và khiến em bé bị vàng da. Đồng thời, mẹ có thể thấy phân của bé có màu nhợt nhạt.

Chẩn đoán vàng da ở trẻ em như thế nào?

Để tìm ra nguyên nhân gây vàng da ở trẻ em, các bác sĩ sẽ làm một số kiểm tra và xét nghiệm như sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Kiểm tra và đánh giá mức độ vàng da
  • Xét nghiệm máu (một số trường hợp)
  • Siêu âm, sinh thiết hoặc phẫu thuật thăm dò (hiếm khi thực hiện).
Bác sĩ khám tổng quát cho bé
Bác sĩ khám tổng quát cho bé

Trẻ em vàng da bao lâu thì hết?

Trẻ em vàng da thường kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần. Thời gian để da trở lại màu tự nhiên có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây vàng da. Thông thường, da trẻ sẽ trở lại bình thường sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu da của trẻ vẫn vàng sau thời gian này hoặc có các triệu chứng khác đi kèm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách điều trị vàng da ở trẻ như thế nào?

Trường hợp vàng da do bệnh lý, tùy vào mức độ vàng da mà có các biện pháp điều trị khác nhau, cụ thể:

  • Mức độ nhẹ, vàng da sinh lý: Nếu trẻ khỏe mạnh bình thường thì không cần điều trị, bé sẽ tự khỏi sau vài ngày.
  • Vàng da vừa phải: Thực hiện quang trị liệu, sử dụng loại ánh sáng đặc biệt để biến đổi bilirubin trong da thành một chất khác, ít gây hại cho bé.
  • Vàng da nặng: Bé được điều trị quang trị liệu thường xuyên dưới ánh sáng xanh. Nếu nguyên nhân gây vàng da đồng thời thiếu máu, bé có thể được truyền máu.

Trường hợp vàng da do các nguyên nhân phổ biến, một số cách điều trị như sau:

  • Vàng da sinh lý: Thường không cần điều trị, bé sẽ tự khỏi trong vài này hoặc vài tuần.
  • Vàng da do sữa mẹ: Tình trạng này không kéo dài, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú. Đôi khi các bác sĩ cũng chỉ định quang trị liệu trong trường hợp này.
  • Vàng da do sự khác biệt về nhóm máu: Các kháng thể của mẹ sẽ tồn tại trong cơ thể bé vài tuần sau sinh và sẽ hết dần, khi đó, tình trạng vàng da của bé cũng giảm. Bé có thể không cần điều trị hoặc sử dụng ánh sáng xanh trong một vài trường hợp.
Mẹ thay thế sữa mẹ thành sữa công thức đặc biệt không chứa đường
Mẹ thay thế sữa mẹ thành sữa công thức đặc biệt không chứa đường

Với một số nguyên nhân hiếm gặp, cách điều trị như sau:

  • Thiếu máu tán huyết: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu mà có biện pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn, thiếu máu do sốt rét sẽ sử dụng thuốc chống sốt rét.
  • Viêm gan sơ sinh: Thường không có chỉ định cụ thể trong trường hợp này. Bé có thể được tư vấn bổ sung vitamin và khoáng chất, uống thuốc để cải thiện dòng chảy của bilirubin.
  • Galactosaemia: Mẹ cần chú ý khẩu phần ăn của bé không chứa đường galatose hoặc lactose. Nghĩa là mẹ có thể phải ngừng cho bé bú và sử dụng các loại sữa công thức đặc biệt khác thay thế.
  • Hẹp đường mật: Bé được phẫu thuật nối một phần gan với một phần ruột non để bilirubin và các sản phẩm thải khác được đưa ra ngoài hiệu quả.

Cách chăm sóc em bé bị vàng da tốt nhất

  • Đảm bảo sữa cho trẻ chứa đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng tần suất cho trẻ bú để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ. Trẻ nên được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên và không cần cho trẻ dùng thêm sữa công thức hay nước lọc.
  • Cho trẻ bú khi trẻ đói và không nên để trẻ ngủ quá lâu mà không cho bú.
  • Nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe và không thể cho con bú sữa mẹ hoặc mẹ chưa có sữa, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, cần được tư vấn bởi bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ.
  • Giữ ấm và vệ sinh cho trẻ cẩn thận, đặc biệt là vùng rốn.
  • Tránh để trẻ nằm trong phòng tối liên tục.
  • Theo dõi màu da của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng.

Kết luận

Như vậy, em bé bị vàng da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng nặng hay nhẹ, điều trị như thế nào phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Nếu mẹ thấy bé vẫn khỏe mạnh bình thường thì đứng quá lo lắng, có thể chỉ là vàng da sinh lý mà thôi, bé sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, bé có triệu chứng bệnh khác, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thương hiệu tã em bé hơn 20 năm được nhiều mẹ Việt tin tưởng sử dụng
Thương hiệu tã em bé hơn 20 năm được nhiều mẹ Việt tin tưởng sử dụng

Sau khi bé chào đời mẹ đã biết cân nặng và kích thước chính xác để chọn loại tã phù hợp. Nếu mẹ đang tìm kiếm loại tã thấm hút nhanh chóng, khô thoáng và kháng khuẩn, chống hăm tã hiệu quả tốt, hãy lựa chọn sản phẩm của UniDry nhé. UniDry là thương hiệu uy tín hơn 20 năm, được nhiều mẹ Việt tin tưởng lựa chọn. Các sản phẩm đa dạng, chăm sóc từng bước trưởng thành của bé.

>>> Xem thêm: Top tã bỉm uy tín được nhiều mẹ bỉm tin dùng

Bài viết cùng chủ đề