Hướng dẫn xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé ăn ngon

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng với các bé, đây là thời gian bé làm quen với các loại thực phẩm khác nhau để dần thay thế cho chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vậy mẹ nên cho bé ăn dặm như thế nào, xây dựng thực đơn cho con ra sao? Bài viết dưới đây của UniDry sẽ gợi ý một số cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé ăn ngon.

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo 4 giai đoạn

Thông thường, các mẹ Việt thường cho con ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi. Ở Nhật, các mẹ cho con ăn dặm sớm hơn, từ 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ không cần áp dụng máy móc như vậy, mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé đã sẵn sàng (bé đã ngồi vững, có thể nhai nuốt thức ăn, bé quan tâm tới thức ăn…). Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu (5 – 6 tháng tuổi)

Ở giai đoạn này, mẹ hãy cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn, gồm 1 đến 2 thành phần. Vì bé vẫn còn bú sữa mẹ nên mẹ có thể cho bé ăn lượng nhỏ ( 1 – 2 thìa cà phê) đồ ăn xay nhuyễn khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Lượng dinh dưỡng chủ yếu vẫn được bổ sung từ sữa mẹ và sữa công thức.

Giai đoạn này mẹ nên xay nhuyễn thức ăn cho bé
Giai đoạn này mẹ nên xay nhuyễn thức ăn cho bé

Loại thực phẩm phù hợp thời gian này là cháo, rau xay, đậu phụ xay hoặc cá đã xay nhuyễn. Thời gian ăn phù hợp nhất là vào bữa sáng. Bắt đầu từ khi bé 5 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé tập ăn cháo loãng, rồi dần thêm những loại thực phẩm khác. Đến khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm các loại nước ép rau củ và nước ép trái cây để bổ sung vitamin.

Giai đoạn thứ hai (7 – 8 tháng tuổi)

Tới giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn các loại thức ăn đặc hơn một chút nhưng vẫn đủ mềm để bé có thể nghiền nát bằng lưỡi. Số bữa ăn tăng lên, mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa ăn dặm/ 1 ngày hoặc 3 bữa/ngày theo khả năng của bé.

Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc hơn giai đoạn 1
Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc hơn giai đoạn 1
Dưới đây là gợi ý khẩu phần ăn mỗi bữa khuyến nghị cho bé ăn dặm ở giai đoạn thứ 2 theo cách ăn dặm kiểu Nhật:
  • Tinh bột (chọn một trong các thực phẩm):

    • Cháo gạo: 50-80 gam
    • Bánh mỳ: 15-20 gam
    • mì udon: 35-55 gam
    • Khoai tây: 45-75 gam
    • Trái cây: 5-10 gam
    • Rau: 15-20 gam
  • Chất đạm (lựa chọn một trong số thực phẩm):
    • Cá hoặc Thịt: 10-15 gam
    • Đậu hũ: 30-40 gam
    • Lòng đỏ trứng: 1/3 lòng đỏ
    • Sản phẩm bơ sữa: 50-70 gam.

Giai đoạn thứ ba (9 – 11 tháng tuổi)

Từ giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa ăn dặm/ngày với loại thức ăn cứng hơn vì bé có thể nhai bằng nướu hoặc răng nhỏ mới mọc. Gợi ý khẩu phần ăn dặm kiểu Nhật của bé 9 – 11 tháng tuổi mỗi bữa như sau:

  • Tinh bột (chọn 1 loại trong nhóm):
    • Cháo gạo: 90 g
    • Bánh mì: 25-35 gam
    • mì udon: 60-90 gam
    • Mì ống: 40-65 gam
    • Trái cây : 10g
    • Rau: 20-30 gam
  • Chất đạm (chọn 1 trong nhóm):
    • Cá hoặc Thịt: 15g
    • Đậu hũ: 45 g
    • Lòng đỏ trứng: 1/2 lòng đỏ
    • Sản phẩm bơ sữa: 80g.
Mẹ có thể thêm thịt thái nhỏ vào cháo cho bé
Mẹ có thể thêm thịt thái nhỏ vào cháo cho bé

Ở giai đoạn này, mẹ không cần xay nhuyễn thịt mà có thể cắt nhỏ vì bé có thể nhai được rồi. Mẹ cũng có thể cho bé ăn một số món ăn của người lớn, tuy nhiên khi chế biến cần cho ít đường và muối. Sữa bò có thể được sử dụng thay cho sữa công thức cho bữa ăn của con. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé uống một cốc sữa công thức ấm trước khi ngủ.

Giai đoạn thứ tư (1 – 1,5 tuổi)

Giai đoạn này bé đã chập chững biết đi, răng cũng mọc nhiều hơn và cứng cáp hơn. Bé có thể ăn những loại thức ăn cứng hơn và không cần cắt nhỏ, chẳng hạn như thịt viên. Mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều hơn, lấy dinh dưỡng nhiều hơn từ thức ăn.

Bé cũng không uống sữa mẹ hay sữa công thức nữa mà chuyển sang sữa bò nguyên kem. Mẹ có thể cho bé ăn bánh mì nướng, yến mạch, cơm và canh như người lớn (vị nhạt hơn). Mẹ hãy cho bé ngồi ăn cùng với gia đình, việc này có ích cho sự phát triển khả năng giao tiếp và sự gắn kết của mọi người với nhau.

Khẩu phần ăn mỗi bữa cho giai đoạn này như sau:

  • Tinh bột (chọn một trong số):
    • Cháo gạo: 90g
    • Bánh mì: 40-50 gam
    • mì udon: 105-130g
    • Mì ống: 75-90 gam
    • Ramen hấp: 55-70 gam
    • Trái cây : 10g
    • Rau: 20-30 gam
  • Chất đạm (chọn một trong số):
    • Cá hoặc Thịt: 15-20 gam
    • Đậu hũ: 50-55 gam
    • Lòng đỏ trứng: 1/2 đến 2/3 lòng đỏ
    • Sản phẩm bơ sữa: 100g.
ăn dặm kiểu nhật
Mẹ có thể cho bé ăn nhiều hơn ở giai đoạn này

Thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn

Có sự khác nhau về quan điểm thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm giữa phương Tây và Nhật Bản. Chẳng hạn, với ăn dặm kiểu Nhật, bé không được khuyến khích ăn bơ, bánh mì, xoài và việt quất nhưng ở phương Tây thì chúng phù hợp.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều quan điểm mâu thuẫn về thực phẩm ăn dặm cho bé trên thế giới. Có nơi là thực phẩm được gợi ý, có nơi thì không. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn bất kỳ loại đồ ăn nào nếu bé cảm thấy thích và không bị dị ứng, với lượng nhỏ.

Vấn đề dị ứng thức ăn

Dị ứng nhẹ có thể không nguy hiểm với người lớn nhưng với trẻ nhỏ thì khá đáng sợ. Trong giai đoạn ăn dặm, bé mới tiếp xúc với các loại thực phẩm, mẹ không thể biết được con mình sẽ dị ứng với cái gì.

Do đó, khi cho bé ăn bất kỳ loại đồ ăn mới nào, mẹ hãy bắt đầu với lượng nhỏ thôi. Sau đó quan sát phản ứng của con, nếu không bị dị ứng, mẹ hãy cho bé ăn tiếp. Nếu thấy bé bị nổi mẩn đỏ, phát ban, nôn mửa, sưng tấy… hay bất kỳ biểu hiện dị ứng nào, hãy ngừng ngay lập tức và đưa bé đến gặp bác sĩ.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ như sau:
  • Trứng
  • Mì soba
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Hạt mè
  • Mứt
  • Bột mì
  • Quả hạch
  • Cá/động vật có vỏ
  • Một số loại trái cây như đào, dứa, mít…

Đồ ăn dặm làm sẵn của Nhật Bản

Không thể tránh những ngày mẹ quá bận rộn, không có thời gian nấu ăn cho bé. Mẹ có thể sử dụng các sản phẩm ăn dặm làm sẵn của Nhật Bản. Chỉ mất vài phút chế biến, mẹ có thể cho bé một bữa ăn dinh dưỡng. Mẹ có thể tìm kiếm tại cửa hàng chuyên bán tạp hóa Nhật Bản hoặc mua online.

Nếu mẹ không muốn cho con ăn đồ làm sẵn, có thể áp dụng cách trữ đông đồ ăn để tiết kiệm thời gian. Mẹ có thể nấu nhiều bữa và bảo quản bằng ngăn đông tủ lạnh. Khi cho bé ăn, mẹ chỉ cần làm nóng bằng lò vi sóng mà thôi, rất nhanh chóng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mà nhiều mẹ Việt quan tâm. Với cách này, khẩu phần và loại thức ăn mỗi giai đoạn khác nhau, mẹ có thể tham khảo để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé yêu của mẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên áp dụng máy móc, có thể thay đổi loại thức ăn hoặc khẩu phần ăn tùy theo nhu cầu của con.

Tã quần UniDry cho bé thoải mái vận động, không lo bị tràn
Tã quần UniDry cho bé thoải mái vận động, không lo bị tràn

Bé đến giai đoạn ăn dặm cũng bắt đầu tập nói, tập đi và trở nên hiếu động hơn. Nếu mẹ đang tìm sản phẩm tã quần cho bé thoải mái vận động, không lo hằn đỏ, hãy tham khảo tã quần UniDry nhé! Công nghệ khóa ẩm 3D Air Pocket với 3000 rãnh siêu thấm và vách chống tràn giúp bé thoải mái hoạt động, mẹ không lo tràn tã.

Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp ăn dặm BLW

Bài viết cùng chủ đề