Hăm tã ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở những em bé vẫn còn đóng bỉm mà không được vệ sinh cẩn thận hoặc mua phải tã kém chất lượng. Hãm tã là nguyên nhân chính gây nên tình trạng quấy khóc ở trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và nấm ngứa kéo dài. Khi phát hiện bé bị hăm tã mẹ cần làm gì? Cùng tìm hiểu cách xử trí trong bài viết dưới đây cũng UniDry nhé.
Bé bị hăm tã do đâu? Cách phòng tránh như thế nào?
Hăm tã là gì?
Hăm tã ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ta. Đó có thể là do dị ứng, vi khuẩn xâm nhập và phát tán, kích ứng da hoặc do nấm gây ra. Ngoài ra, hăm tã cũng do da bé gặp các bệnh lý như chàm, vẩy nến… Nhưng nếu da bé bị nổi mẩn, phát ban trong vòng vài ngày mà không biến mất thì bạn phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ da liễu.
Giai đoạn bé dễ bị hăm tã nhất là trong khoảng từ 4 đến 15 tháng tuổi. Mẹ bỉm đừng quá lo lắng và tự trách vì mình không làm gì khiến con bị hăm. Hăm tã xuất hiện rất đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm sẽ cảm thấy bối rối, không biết phải làm như thế nào để chữa lành cho bé nhanh nhất.
Chăm sóc bé yêu trong các trường hợp hăm tã khác nhau
Hăm tã do nhiều nguyên nhân. Nhưng dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu, cách phòng và điều trị, hay gặp mẹ có thể tham khảo:
Hăm tã do viêm da kích ứng
Biểu hiện
Nếu bé của bạn mặc tã cả ngày. Bạn lại bận, ít có thời gian thay tã và vệ sinh. Khu vực vệ sinh của bé bị bó trong tã cả ngày. Chính điều này gây ra tình trạng viêm da kích ứng ở vùng mông, đùi, bụng và bẹn của bé. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu như bé nhà bạn biết bò, khả năng cọ xát sẽ nhiều hơn. Lúc này bạn sẽ thấy khu vực hăm đỏ rần, chỉ cần chạm nhẹ là bé sẽ khóc thét lên. Thật tồi tệ phải không nào.
Bé bị hăm tã do viêm da kích ứng
Phòng ngừa và điều trị
Mẹ có thể làm giảm tình trạng ban, ngứa cho bé bằng cách thoa những loại kem hoặc mỡ có khả năng làm dịu da mà không cần đến sự kê đơn. Da của bé còn rất non nớt nên mẹ hãy tìm những loại kem có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Nếu tình trạng ban, ngứa của bé quá nghiêm trọng thì bạn cần cho bé đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê đơn.
Hăm tã do trong phân có axit
Biểu hiện
Tình trạng hăm tã sẽ tăng lên nhiều nếu như mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Có những loại thức ăn sau khi tiêu hóa tạo thành phân thải ra ngoài có hàm lượng axit cao. Khi lượng axit trong phân của bé cao thì nguy cơ bé bị hăm tã cũng sẽ tăng lên.
Còn nếu bạn vẫn đang cho bé ti, nếu thấy bé bị hăm tã thì hãy kiểm tra lại thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Nếu trong thực đơn có những thức ăn có hàm lượng axit cao thì mẹ hãy hạn chế những món ăn đó nhé.
Phòng ngừa và điều trị
- Thay tã thường xuyên khoảng 3 giờ/ lần không phân biệt ngày và đêm. Nếu trong trường hợp bé bị tiêu chảy thì tần suất thay tã cần nhiều hơn.
- Sau khi thay tã cũ, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ làn da bé bằng nước sạch và khăn mềm. Sau đó thoa một lớp kem chống hăm trên bề mặt da. Lớp kem chống hăm này có tác dụng ngăn ngừa chất thải bám vào da bé, gây hăm ngứa.
- Sử dụng tã đúng kích cỡ hoặc rộng hơn một chút để có khả năng chứa được nhiều chất thải hơn, đặc biệt vào ban đêm.
- Để cho bé thời gian “ở trần”, không mặc tã để da bé được thở. Nếu bạn sợ bé tè ra giường thì hãy lót xuống dưới một chiếc khăn.
- Kiểm tra lại chế độ ăn cho bé. Hạn chế những đồ ăn có tính axit cao. Những loại này dễ gây tiêu chảy cho bé.
Bé bị hăm tã do nấm Candida
Biểu hiện
Nếu trường hợp bé bị hăm tã mà ở vùng bé mặc tã đỏ lên theo mảng nhỏ thì rất có thể bé bị nấm Candida tấn công. Nấm Candida hay còn gọi là nấm men, dấu hiệu dễ nhận thấy là vùng da đó của bé có màu đỏ đậm. Nếu bé gái bị hăm tã do nấm Candida thì vùng kín của bé xuất hiện dịch tiết màu trắng hoặc vàng kèm theo triệu chứng ngứa rát. Bé trai bị nấm thì vùng kín xuất hiện mẩn đỏ đậm, dạng mụn nước.
Để chắc chắn em bé của bạn bị hăm tã do nấm men gây ra thì bạn hãy kiểm tra cả miệng của bé. Thông thường, những bé bị nhiễm nấm men thì miệng, lưỡi sẽ bị tưa. Cũng có những trường hợp, bé bị tưa miệng do sử dụng thuốc kháng sinh. Mẹ cần nghiêm túc cân nhắc.
Hăm tã do nấm Candida gây ra khiến bé đau rát, khó chịu
Điều trị và phòng ngừa
Nếu xác định em bé của bạn bị hăm da do nấm men thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận chính xác. Từ đó kê toa thuốc chống nhiễm trùng nấm men thích hợp. Mẹ đừng tự ý mua thuốc bôi cho bé để tránh nhiễm trùng nặng hơn.
Hăm da do viêm da dị ứng
Biểu hiện
Trong nhiều trường hợp bé bị hăm tã là do làn da của bé có thể bị dị ứng với thứ gì đó có trong tã, bỉm, quần áo hoặc khăn lau. Khi cơ thể bé tiếp xúc với thứ đô sẽ gây ra tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc. Những nốt ban đỏ nổi lên, khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Hăm tã do viêm da dị ứng dễ nhận thấy với những nốt đỏ, có màu sáng và bóng, mọc thành từng vầng và khả năng lan rộng nhanh. Bộ phận xuất hiện viêm da thường ở vùng mặc tã hoặc nơi mà khăn lau chạm tới như bụng, mông, đùi, bộ phận sinh dục.
Điều trị và phòng ngừa
Nốt ban đỏ sẽ hết nếu như bạn tìm ra được nguyên nhân gây dị ứng. Hãy cố gắng tìm ra thứ gây ngứa cho con nhanh nhất để giúp con giảm tình trạng khó chịu. Quần áo của bé cần được giặt riêng bằng nước giặt dành cho em bé, không dùng nước xả vải có mùi thơm. Nên thay đổi thương hiệu tã cho con. Chọn những loại tã không chứa hóa chất hoặc màu hóa học.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng các loại kem hăm tã giúp giảm dần triệu chứng. Lưu ý nên dùng những loại kem không có mùi. Nếu như tình trạng hăm ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để có được toa thuốc thích hợp.
Hăm da do vi khuẩn
Biểu hiện
Bé bị hăm da có thể do bị nhiễm trùng ở vùng da đó. Biểu hiện dễ dàng nhận thấy là ở cùng mặc bỉm có một vết nhiễm trùng nhỏ. Dưới tác động của phân và nước tiểu, vét nhiễm trùng này bị loét ra gây đau. Vi khuẩn Streptococcus nhóm A và Staphylococcus aureus là những thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng này.
Bé bị hăm tã do tụ cầu khuẩn gây ra khiến bé luôn có cảm giác đau rát
Nếu bé bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn gây ra thì vùng quanh hậu môn và bộ phận sinh dục của bé sẽ bị loét và có màu đỏ tươi. Trong phân của bé có xuất hiện máu.
Nếu bé bị nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn thì sẽ xuất hiện những vết sưng có mủ ở giữa, xung quanh là những vầng đỏ. Khi những mụn này vỡ sẽ có dịch màu vàng nâu chảy ra và đóng vảy.
Nếu bé bị hăm da do các vi khuẩn này gây ra thì cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những trường hợp nguy hiểm hơn. Nếu bé bị sốt trên 38,5 độ, vết nhiễm trùng có chảy máu, xuất hiện mụn mủ, li bì, bỏ ăn, quấy khóc… thì cần đến bệnh viện ngay.
Chăm sóc và phòng ngừa
Với những bé bị hăm tã do nhiễm trùng thì không thể điều trị bằng những loại kem bôi hăm thông thường. Thay vào đó, bạn hãy cho con đi khám để được kê đơn kháng sinh cho thích hợp. Nếu bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn gây ra thì cần tái khám theo đúng lịch hẹn để tránh tái phát.
Nhiễm trùng rất khó để phòng ngừa. Mẹ chỉ có thể theo dõi con từng ngày, từng dấu hiệu cụ thể để có biện pháp đối phó. Vết nhiễm trùng không trở nên quá nghiêm trọng.
Nếu mẹ vô tình gây ra vết trần xước trong khu vực mặc tã của con thì hãy làm sạch trước khi mặc tã. Bởi nhiễm trùng dễ trở nặng khi kích ứng dai dẳng. Nếu vết xước đó không được điều trị ngay, khô miệng thì dễ nhiễm trùng nặng khi tiếp xúc thường xuyên với chất thải của bé.
Trong trường hợp bé bị hăm tã do các nguyên nhân khác gây ra thì mẹ cũng cần điều trị nhanh, dứt điểm, không để dai dẳng. Bởi càng để lâu thì vi khuẩn càng có điều kiện xâm nhập và phát triển. Từ đó sẽ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho da. Thời gian chữa lành lâu hơn.
Những nguyên khác khiến bé mẩn ngứa, khó chịu
Ngoài những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã thường gặp bên trên thì cũng có một số bệnh lý về da khiến bé bị ngứa, khó chịu. Nếu không chắc chắn về tình trạng mà bé yêu nhà mình gặp phải, bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên da liễu nhé.
Chàm
Chàm cũng khiến các bé cảm thấy đau rát, khó chịu. Vết chàm ban đầu nhìn tương tự như vết hăm tã. Ban đầu nó cũng sưng và tạo thành từng vầng đỏ. Nhưng một vài ngày nó sẽ chuyển thành màu tím và đóng vảy trên bề mặt. Đôi khi bạn có thể thấy ở khu vực đó xuất hiện mụn nước hoặc rỉ nước.
Chàm là bệnh ngoài da gây khó chịu cho bé, dễ bị nhầm với hăm da
Khi vết chàm khô thường gây ra ngứa. Bên cạnh những khu vực dễ bị hăm tã thì chàm còn xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên cơ thể. Mẹ chỉ có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách tắm cho bé bằng xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ. Sau đó là bôi thuốc mỡ chống kích ứng.
Mẹ nên hạn chế để vết chàm bị kích ứng. Quần áo và những sản phẩm dùng cho bé cần được giặt sạch sẽ bằng sản phẩm chuyên dụng dành cho em bé. Không có tẩm ướt mùi thơm hóa học. Mẹ cũng nên để cho da thoáng, có không gian để thở bằng cách mặc quần áo thoải mái, bỏ bỉm cho bé.
Trong nhiều trường hợp, mẹ cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có toa thuốc bôi thích hợp.
Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến cũng là bệnh ngoài ra khiến em bé của bạn luôn quấy khóc. Nhìn bề ngoài, bệnh vẩy nến có những biểu hiện tương tự với hăm tã và nhiễm trùng nấm men. Vẩy nến dễ điều trị nếu em bé của bạn được phát hiện và chẩn đoán đúng. Thuốc bôi ngoài da là sản phẩm hữu hiệu nhất giúp xoa dịu cảm giác khó chịu trên da em bé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý tránh kích ứng da cho bé bằng cách không sử dụng sản phẩm có mùi hóa chất. Lựa chọn cho bé những loại bỉm có thành phần từ thiên nhiên, không mùi.
Viêm da tiết bã
Đây là tình trạng da của bé bị viêm ở nhiều khu vực khác nhau như da mặt, da cổ, bộ phận sinh dục… Mẹ dễ dàng nhận diện và phân biệt với các trường hợp hăm tã khác đó là ở trên bề mặt vùng da bị phát ban, có xuất hiện những mảng da màu vàng chốc lên.
Cách điều trị đơn giản nhất là bôi thuốc theo toa của bác sĩ. Nhưng mẹ hãy yên tâm, tình trạng viêm da này của bé sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý tránh để da bé tiếp xúc với những chất gây kích ứng mạnh để tránh ngứa, rát.
Chốc lở
Chốc lở cũng là nguyên nhân khiến da bé bị viêm. Chốc lở thường do vi khuẩn Streptococcus nhóm A và Staphylococcus aureus gây nên. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh viêm da do vi khuẩn nói chung.
Chốc lở, mụn nước khiến em bé luôn trong tình trạng quấy khóc
Chốc lở dễ phân biệt với những loại viêm da khác. Nó có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể như quanh mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, khu vực mặc tã nhiều… Những vết chốc lở khi vỡ ra sẽ chảy ra dịch có mùi tanh. Dịch chảy đến đâu lại mọc mụn đến đấy. Vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý.
Điều trị chốc lở cần dùng đến kháng sinh bôi hoặc uống để làm lành. Chốc lở lây lan qua dịch cho nên cần hạn chế tiếp xúc.
Phát ban
Những vết phát ban do nóng trong người cũng tạo thành những nốt ban đỏ. Phát ban có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Đặc biệt, càng ở những vùng nóng, bí thì ban đỏ càng dễ phát. Mẹ có thể nhận thấy có những nốt ban đỏ ở khu vực bẹn hoặc bộ phận sinh dục của bé. Nguyên nhân gây ban đỏ là mồ hôi tiết ra khiến những lỗ chân lông bị bít lại. Từ đó nổi lên thành những nốt đỏ và gây ngứa.
Khi bé bị phát ban, mẹ hãy bôi những loại kem có tác dụng làm mát. Bên cạnh đó là vệ sinh sạch sẽ những vùng da dễ nổi ban. Mẹ nên để cho da bé được thở, đừng mặc bỉm liên tục cả ngày, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng. Kem đặc và thuốc mỡ có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bị hăm do nhiệt, đừng bôi kem tã. Điều trị bao gồm làm mát khu vực và thúc đẩy luồng không khí tốt.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa các trường hợp bé bị hăm tã. Hy vọng mẽ sẽ không cảm thấy bối rối, không biết làm thế nào khi bé yêu nhà bạn quấy khóc do hăm. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Tã bỉm sơ sinh UniDry được nhiều mẹ bầu “chọn mặt gửi vàng”
Nếu mẹ đang cần tìm loại tã, bỉm an toàn, thay cho tã bỉm còn đang dùng bị hăm thì đừng bỏ qua tã bỉm của UniDry nhé. Đây là thương hiệu tã bỉm có lịch sử lên đến 20 năm tại Việt Nam và đã chinh phục được đông đảo mẹ bỉm sữa.
Tã bỉm được làm hoàn toàn từ nguyên liệu cao cấp, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Quy trình sản xuất hiện đại, được kiểm nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa ra thị trường. Bỉm không chứa chất tạo mùi. Tã UniDry có độ thấm hút rất cao nhờ 3000 rãnh thấm hút kết hợp công nghệ thấm 3D Air Pocket giúp thấm nhanh siêu tốc. Vừa đảm bảo khô ráo, thoáng khí, lại không gây hăm cho bé. Tã bỉm UniDry tự tin chăm sóc, nâng niu làn da bé.
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Trẻ 7 tháng tuổi có kỹ năng vận động tốt hơn trước, ăn được nhiều
Em bé bị vàng da: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Em bé bị vàng da có nguy hiểm tới sức khỏe của bé hay không?
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?
Trẻ 7 tháng tuổi có kỹ năng vận động tốt hơn trước, ăn được nhiều
Em bé bị vàng da: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Em bé bị vàng da có nguy hiểm tới sức khỏe của bé hay không?
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
Gợi ý 30 món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng, giá cả 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã