Khi trẻ 7 tháng tuổi, khả năng bò, trườn của bé đã tốt hơn trước rất nhiều. Trẻ có thể tự di chuyển đến nơi có món đồ chơi yêu thích. Trẻ cũng đang dần trở nên độc lập hơn và bắt đầu phát triển những tích cách độc đáo của riêng mình. Ngoài ra, ở tháng tuổi này, trẻ còn rất nhiều đặc điểm khác mà bạn cần khám phá. Đó cũng là điều cần thiết để bạn có thể chăm sóc trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
Sự phát triển kỹ năng vận động của trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi có nhiều sự phát triển nổi bật về kỹ năng vận động
7 tháng tuổi là thời điểm trẻ đang học cách di chuyển
Trẻ có thể trườn, lăn, bò hoặc kết hợp tất cả các hoạt động trên để có thể di chuyển. Bạn có thể khuyến khích khả năng vận động bằng cách đặt đồ chơi ngoài tầm với của bé. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng bé được an toàn trong quá trình di chuyển và khám phá. Bạn nên để bé trên một mặt phẳng rộng, nếu ở trên giường, hãy sử dụng các thanh chắn để hạn chế việc bé bị ngã. Ngoài ra, bạn nên cất mọi đồ chơi hoặc đồ vật có chứa các mảnh nhỏ hoặc sắc nhọn.

Trẻ có thể ngồi mà không cần đến sự trợ giúp
Ở tháng tuổi này, cột sống của bé đã cứng cáp hơn, nhờ vậy bé có khả năng tự ngồi mà không cần sự hỗ trợ từ người xung quanh. Bé có thể ngồi và với lấy hay nhặt đồ chơi. Thời gian trẻ có thể tự chơi ở thời điểm này cũng dài hơn so với những tháng trước. Bạn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh bằng cách đưa cho trẻ đồ chơi có âm thanh và kết cấu để trẻ có thể chuyển từ tay này sang tay kia, xoay người và lắc.
Lưu ý là trẻ có thể cho mọi thứ chúng lấy được vào miệng, vì vậy hãy đảm bảo rằng loại bỏ những vật có thể gây hóc nghẹn khỏi tầm với của trẻ.
Đôi tay trẻ 7 tháng tuổi đã linh hoạt hơn trước
Bằng chứng rõ nhất cho vấn đề này là khả năng cầm, nắm thức ăn, cầm thìa,…. Trẻ có thể sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để nhặt những vật nhỏ như thức ăn và cho vào miệng.
Trẻ có thể đứng vững trên đôi chân của mình khi có trợ giúp
Trẻ 7 tháng tuổi đã đủ khỏe để tự đứng vững trên đôi chân của mình khi được hỗ trợ. Thực hành kỹ năng này sẽ giúp tăng cường cơ bắp chân và giúp chúng sẵn sàng cho việc tập đi sắp tới.
Trẻ 7 tháng tuổi mọc răng
Giữa tháng thứ năm và tháng thứ bảy của bé, bạn sẽ thấy những chiếc răng nhỏ đầu tiên nhú lên khỏi nướu. Bạn sẽ biết bé đang mọc răng vì bé sẽ chảy nước dãi nhiều hơn và có thể sẽ quấy khóc hơn bình thường. Để làm dịu sự khó chịu ở nướu, hãy cho bé một chiếc khăn lạnh hoặc đồ chơi gặm nướu để bé nhai. FDA khuyên không nên sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ chà xát lên nướu răng có chứa benzocaine. Chất này có khả năng gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Khi những chiếc răng đầu tiên mọc lên, hãy chải chúng hàng ngày bằng bàn chải đánh răng mềm với nước và kem đánh răng dành cho trẻ em.
Bạn sẽ thấy hai chiếc răng giữa ở dưới mọc lên trước, sau đó là hai chiếc răng cửa giữa ở trên. Hai răng bên dưới và bên trên sẽ mọc đầy đủ trong vòng 3 hoặc 4 tháng tới. Nếu trẻ đã 7 tháng tuổi và chưa có chiếc răng nào, bạn cũng không nên quá lo lắng. Thời gian mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau. Một số trẻ sinh ra đã có răng, trong khi những trẻ khác không mọc răng cho đến khi chúng được hơn 1 tuổi.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về trẻ mọc răng
Vấn đề ăn uống của trẻ 7 tháng tuổi
Khi được 7 tháng tuổi, trẻ đã ăn dặm được một thời gian, thức ăn giờ đây đã đặc hơn trước. Các loại thực phẩm như trái cây và rau có thể nghiền thay vì xay nhuyễn như trước. Bạn nên bổ sung thêm ngũ cốc để tăng cường lượng sắt hàng ngày cho trẻ. Khi giới thiệu một loại thực phẩm mới, bạn nên cho bé ăn liên tục trong vòng 3 ngày trước khi chuyển sang một thực phẩm khác. Bên cạnh đó, hãy theo dõi các dấu hiệu dị ứng ở trẻ như tiêu chảy , nôn mửa , phát ban hoặc thở khò khè.
Trẻ 7 tháng tuổi và sự phát triển khả năng giao tiếp
Sự phát triển ngôn ngữ
Trẻ bảy tháng tuổi đã bắt đầu hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ. Bé sẽ đáp lại lời nói của bạn bằng những tiếng bi bô. Bạn cũng sẽ nhận được phản hồi từ trẻ, ít nhất là một cái quay đầu lại khi bạn gọi tên bé.
Ở thời điểm này, trẻ có thể biểu hiện nhiều biểu cảm khác nhau bằng khuôn mặt, từ nụ cười toe toét đến cau mày. Trẻ cũng hiểu cảm giác của bạn qua giọng nói và nét mặt. Và như đã nói, trẻ sẽ giao tiếp với bạn và người xung quanh bằng cách tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Đó là tiếng cười, tiếng thổi bong bóng hoặc tiếng quả mâm xôi và bập bẹ các chuỗi phụ âm như “da-da-da”.
Để giúp trẻ hiểu được bản thân, một số ba mẹ sẽ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của chính trẻ ở độ tuổi này. Ví dụ như:
– Dạy các dấu hiệu cho những từ thường dùng trong ngày như mẹ, ngủ trưa, tã,…
– Thực hành thường xuyên để giúp bé ghi nhớ các dấu hiệu.
– Tiếp tục trò chuyện với bé để bé không bị chậm nói.
– Yêu cầu những người chăm sóc bé khác sử dụng các dấu hiệu mà bạn đã dạy cho bé để chúng hiểu những gì chúng muốn.
>>> Tìm hiểu thêm về trẻ biết nói sớm tại đây

Sự phát triển nhận thức, khả năng ghi nhớ
Khi trẻ được 7 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy trí nhớ của trẻ phát triển nhanh hơn trước rất nhiều. Chỉ vài tháng trước, khi bạn giấu một đồ vật hoặc khuôn mặt của mình trong trò chơi ú òa, trẻ đã nghĩ rằng nó đã biến mất mãi mãi. Giờ đây, trẻ đã nhận ra rằng, người và đồ vật vẫn tồn tại, ngay cả khi được che lấp.
Tâm lý về sự xa cách
Trẻ 7 tháng tuổi cũng bắt đầu hình thành những lo lắng về sự xa cách. Biểu hiện rõ nhất là bé khóc và bám lấy bạn bất cứ khi nào nếu bạn cố gắng rời đi. Bé sẽ thoải mái hơn với những người thân thuộc và lo lắng khi ở bên người lạ. Tâm lý xa cách này sẽ hết khi trẻ được 2 tuổi hoặc sớm hơn.
Ở thời điểm hiện tại, bạn có thể tham khảo một số cách sau để giảm bớt sự lo lắng về sự xa cách ở trẻ.
– Hãy ra ngoài khi trẻ đã ăn no, ngủ trưa và bắt đầu ít cáu kỉnh hơn.
– Nhờ người trông trẻ đến sớm hơn và có thời gian để làm quen với trẻ.
– Bé sẽ quan sát bạn để tìm tín hiệu, vì vậy hãy cho bé thấy rằng bạn thích và tin tưởng người mới.
– Nếu ra ngoài, hãy nói với bé một cách ngắn gọn, đồng thời yêu cầu người chăm sóc đánh lạc hướng bé bằng một món đồ chơi…
– Bé có thể khóc trước khi bạn đi, tuy nhiên đừng vì thế mà bạn quay trở lại với bé.

Bạn nên chú ý gì khi chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi?
– Bạn có thể để bé ngồi ăn cùng với gia đình bằng cách chuẩn bị một chiếc ghế phù hợp, gần với bàn ăn.
– Thiết lập thời gian chơi mỗi ngày cho trẻ. Quá trình chơi với trẻ là cách hữu hiệu để phát triển các kỹ năng và gắn kết tình cảm.
– Đảm bảo sự an toàn cho khu vực mà trẻ vui chơi, hoạt động.
>>> Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ
Kết luận
Trẻ 7 tháng tuổi đã nhiều thay đổi đáng kể khiến bạn đôi khi bất ngờ. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có những phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng nếu như thấy bé chưa mọc răng, chưa ăn được nhiều thức đặc,… Bạn nên đón nhận sự từng sự thay đổi của trẻ và tập trung chăm sóc trẻ một cách tốt hơn.
Cùng với những thay đổi về thể chất, bạn cần lựa chọn một sản phẩm bỉm tã với kích cỡ và chất liệu phù hợp cho bé. UniDry, thương hiệu tã với hơn 20 năm phát triển tại Việt Nam đã mang tới những sản phẩm an toàn cho làn da của bé. Với nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại, các sản phẩm tã UniDry cùng mẹ chăm sóc bé một cách an toàn và dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Top 10 cách dạy con thông minh
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Dạy trẻ tập nói thông qua trò chơi và hoạt động thú vị
Dạy trẻ tập nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá
Dấu hiệu cho thấy bỉm không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chọn bỉm phù hợp
Top 10 loại bỉm em bé sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh, việc lựa chọn bỉm phù hợp
8 cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, và
Cách tắm bé sơ sinh an toàn và đúng cách
Tắm cho bé sơ sinh không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn tạo ra
Tìm hiểu các loại tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trẻ sơ sinh luôn là niềm hạnh phúc và trách nhiệm lớn của bất kỳ