Trẻ biếng ăn sinh lý là gì? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Trẻ biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Khi không nạp đủ lượng thức ăn cần thiết, sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng và khiến bố mẹ lo lắng. Trong bài viết bên dưới, UniDry sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ các nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả giúp bé ăn ngon hơn.

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng trẻ đột nhiên bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Trong quá trình phát triển, hiện tượng này sẽ lặp lại nhiều lần và kéo dài từ 1 đến 2 ngày hoặc 1 đến 2 tuần tùy độ tuổi, giai đoạn.

Thông thường, tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ xảy ra lần đầu vào giai đoạn trẻ được 3 – 6 tháng tuổi. Đây là hiện tượng khá bình thường trong sự phát triển của trẻ. Nó sẽ dần được cải thiện sau một thời gian ngắn vì vậy bạn không nên quá lo lắng.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân điển hình và thường gặp nhất.

  • Vị giác của bé bắt đầu phát triển tốt hơn, vì vậy bên cạnh các loại sữa mà bé đang ăn hàng ngày, bé sẽ hứng thú và muốn thử một hương vị mới.
  • Tại các mốc phát triển của trẻ như 3 tháng, 6 tháng,… nhận thức của trẻ phát triển nhanh chóng. Trẻ ngày càng hứng thú hơn với thế giới bên ngoài, tò mò về môi trường xung quanh. Vì lý do đó, trẻ sẽ thích chơi hơn là phải ăn uống.
  • Cũng tại các giai đoạn chuyển tiếp giữa các độ tuổi phát triển, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ dần chậm lại. Từ đó, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ không còn lớn như trước. Vậy nên, so với các giai đoạn trước, bé sẽ ăn ít hơn.
  • Trẻ bắt đầu mọc răng và thích cắn đồ vật hơn là việc bú sữa.
Trẻ biếng ăn sinh lý vì các cơn đau khi mọc răng
Trẻ biếng ăn sinh lý vì các cơn đau khi mọc răng

Trẻ biếng ăn sinh lý sẽ có những dấu hiệu nào?

Bạn sẽ nhận thấy trẻ không muốn ăn, bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác của biếng ăn sinh lý mà bạn cần chú ý đó là:

  • Tinh thần và các hoạt động của bé rất tốt nhưng bé không thấy đói. Chúng sẽ quay đầu đi hoặc khóc khi bú. Ngoài ra, bé sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú mẹ hoặc núm vú trên bình sữa ra khi bị ép ăn, hoặc không nuốt và để sữa chảy ra ngoài.
  • Trẻ dễ bị phân tâm khi uống sữa. Khi đến giai đoạn biếng ăn này, bé thường bỏ bú khi bị tác động bởi các hoạt động xung quanh như có người đi qua trong tầm mắt của bé hoặc tiếng ồn phát ra (ti vi, đài, tiếng nói chuyện)…
Chán ăn, bỏ ăn là dấu hiệu của biếng ăn sinh lý ở trẻ
Chán ăn, bỏ ăn là dấu hiệu của biếng ăn sinh lý ở trẻ

Làm thế nào khi trẻ biếng ăn sinh lý?

Đối mặt với tình trạng này, bạn và nhiều bố mẹ khác chắc chắn sẽ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn khắc phục tình trạng này một cách tốt hơn.

Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày

Ở mỗi lần ăn, số lượng thức ăn hoặc sữa mà trẻ ăn sẽ thường không cố định. Có lần trẻ ăn nhiều, có lần trẻ ăn ít. Bạn lưu ý không nên cố ép trẻ ăn hết thức ăn trong mỗi lần ăn.

Việc ép trẻ ăn có thể khiến trẻ sợ ăn hoặc sợ uống sữa. Vì vậy, việc của bạn là cho trẻ ăn theo nhu cầu và không ép bú nếu bé không muốn mà hãy đợi đến lần bú tiếp theo. Trẻ biếng ăn sinh lý sẽ có bữa ăn nhiều có bữa ăn ít. Chỉ cần lượng sữa uống vào trong 24 giờ có thể đạt 80-100 ml trên một kg thể trọng thì sẽ đáp ứng nhu cầu cơ bản của một ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian ngắn.

>>> Thực đơn cho bé ăn dặm phụ huynh cần biết

Cho trẻ hoạt động nhiều hơn để tăng cảm giác đói

Vận động sẽ giúp trẻ nhanh đói hơn
Vận động sẽ giúp trẻ nhanh đói hơn

Vào ban ngày, bạn có thể giúp tiêu hao năng lượng của trẻ thông qua các trò chơi vận động, xoa bóp để tăng cảm giác đói. Việc này sẽ phần nào giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Cải thiện bầu không khí ăn uống

Giai đoạn này bé bắt đầu tò mò về thế giới bên ngoài. Nếu có nhiều tiếng ồn hoặc hoạt động thu hút sự chú ý của bé trong bữa ăn, bé sẽ thấy những điều này thú vị hơn là ăn uống và tự nhiên sẽ không muốn ăn. Vì vậy, hãy để bé bú hoặc ăn trong một không gian yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ thay vì một môi trường đầy tiếng nói, âm thanh của đài và TV.

Khi trẻ biếng ăn sinh lý, hãy thay đổi cách bạn cho ăn

Thông thường, khi bắt đầu mọc răng (thông thường là vào khoảng 6 tháng tuổi), bé rất thích cắn và nghiến đồ vật để giảm bớt sự khó chịu do răng mọc gây ra. Và lúc này bé sẽ không hứng thú với việc bú sữa. Bạn có thể thay đổi cách cho bé ăn bằng thìa. Có thể bé sẽ không hứng thú với điều này, tuy nhiên hãy kiên trì và thử lại nhiều lần.

Điều chỉnh lại kích cỡ núm vú bình sữa phù hợp với trẻ

Cùng với sự phát triển của trẻ, bạn cũng cần chú ý đến việc thay đổi núm bình sữa. Việc núm có lỗ quá nhỏ khiến bé khó bú, từ đó làm giảm lượng sữa tiêu thụ. Ngược lại, nếu lỗ trên núm vú quá to hoặc nhiều có thể khiến bé bị sợ vì sữa chảy quá nhanh, quá nhiều.

Để kiểm tra, bạn có thể lộn ngược bình sữa và xem sữa có chảy qua dễ dàng trên lỗ núm vú không. Thông thường tốc độ tốt nhất là khoảng một giọt mỗi giây.

Chọn bình sữa với núm vú phù hợp giúp trẻ bú tốt hơn, giảm thiểu trưởng hợp trẻ biếng ăn sinh lý
Chọn bình sữa với núm vú phù hợp giúp trẻ bú tốt hơn, giảm thiểu trưởng hợp trẻ biếng ăn sinh lý

Không trộn lẫn sữa và thuốc để cho ăn

Không trộn lẫn sữa và thuốc khi cho bé ăn là một nguyên tắc quan trọng trong việc quản lý sức khỏe của trẻ nhỏ. Dù có những tình huống khi bé khó chấp nhận việc uống thuốc, việc trộn thuốc vào sữa không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt.

Việc trộn thuốc vào sữa có thể làm thay đổi mùi vị của sữa, bé sẽ phát hiện sự thay đổi này và từ chối uống sữa. Điều này có thể tạo ra sự khó khăn không cần thiết trong việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Thứ hai, việc này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra những phản ứng không mong muốn. Một số loại thuốc cần được tiếp xúc với dạ dày và dạ dày trống rỗng để đạt được hiệu suất tốt nhất. Trộn thuốc vào sữa có thể làm giảm tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bé.

Ngoài ra, việc xác định liều lượng chính xác của thuốc trở nên khó khăn khi trộn với sữa. Điều này có thể dẫn đến việc bé không nhận đủ hoặc nhận quá nhiều thuốc, gây ra rủi ro cho sức khỏe của bé.

Thay vì trộn thuốc vào sữa, hãy xem xét các phương pháp khác để giúp bé uống thuốc một cách hiệu quả. Có thể sử dụng ống tiêm (syringe) để đưa thuốc vào miệng bé hoặc tìm hiểu cách sử dụng thuốc một cách thuận tiện và an toàn từ các chuyên gia y tế. Quan trọng nhất, việc thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ giúp đảm bảo rằng bé nhận được sự chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của mình.

Thay đổi thời gian cho trẻ ăn

Thời điểm tỉnh giấc tự nhiên của trẻ thường xảy ra vào những khoảnh khắc nửa buồn ngủ nửa tỉnh, nghĩa là trẻ sẽ tự nắm bữa ăn một cách tự nhiên hơn. Điều này không chỉ giúp bé nhận đủ lượng sữa hoặc sữa công thức cần thiết mà còn giúp tránh cảm giác ép buộc khi ăn.

Thứ hai, việc ăn vào thời điểm này có thể tạo ra một kết nối đặc biệt giữa trẻ và người chăm sóc. Trong khoảnh khắc đó, bé có thể cảm thấy thoải mái và an toàn, cùng với sự gắn kết với người thân yêu. Ngoài ra, việc ăn khi tỉnh giấc tự nhiên giúp bé ít bị xao lạc bởi môi trường xung quanh. Điều này có thể giúp bé tập trung hơn vào việc ăn uống và tối ưu hóa quá trình tiêu hóa.

Cuối cùng, việc cho trẻ ăn khi họ tỉnh giấc tự nhiên có thể cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bé phát triển mạnh khỏe.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải quan sát và hiểu rõ nhu cầu cụ thể của bé. Mọi trẻ có thể có thời gian tỉnh giấc khác nhau, vì vậy, việc tạo ra một lịch trình ăn uống dựa trên thời gian tỉnh giấc tự nhiên của bé có thể đòi hỏi kiên nhẫn và sự quan tâm chi tiết. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ đem lại lợi ích lớn cho sức khỏe và phát triển của bé yêu của bạn.

Bổ sung thêm một số thực phẩm khác cho trẻ khi thích hợp

Nếu bé đã đến tuổi ăn dặm (4-6 tháng) và gia đình không có tiền sử dị ứng đặc biệt thì có thể bổ sung thêm đồ ăn dặm. Ngoài việc sớm rèn luyện khả năng nuốt, ăn dặm có thể giải quyết được phần nào nhu cầu dinh dưỡng không cân bằng trong thời kỳ trẻ biếng ăn sinh lý.

>>> Xem thêm: Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Kết luận

Cũng như rất nhiều vấn đề khác, biếng ăn sinh lý là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi và bé sẽ ăn uống tốt hơn. Vì vậy, thay vì lo lắng khi trẻ biếng ăn sinh lý, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, những dấu hiệu và cách xử lý được chia sẻ trên đây. Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn biếng ăn của trẻ một cách nhẹ nhàng hơn.

Trong quá trình phát triển của trẻ, bạn cần lựa chọn một loại tã phù hợp với thể chất của trẻ. Thương hiệu tã UniDry được thiết kế với đa dạng sản phẩm, kích cỡ sẽ giúp mẹ dễ dàng lựa chọn cho bé từ sơ sinh cho đến khi bé biết lẫy, biết bò, biết đi.

Tã UniDry là một trong nhiều thương hiệu được các mẹ bỉm lựa chọn nhờ khả năng thấm hút siêu tốc. Ứng dụng công nghệ bong bóng 3D Airpocket, giúp phần chất thải trên bề mặt tã nhanh chóng thấm xuống dưới và không có tình trạng thấm ngược. Nhờ vậy, mông bé được khô thoáng và sạch sẽ suốt cả ngày. Đặc biệt, bạn sẽ không còn lo lắng về tình trạng hăm tã nhờ thành phần tinh chất tràm trà có trong bề mặt tã.

Tã UniDry đa dạng kích cỡ phù hợp với nhiều giai đoạn phát triển của trẻ
Tã UniDry đa dạng kích cỡ phù hợp với nhiều giai đoạn phát triển của trẻ

Bài viết cùng chủ đề