Trẻ chậm mọc răng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Từ khi lên 6 – 7 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng, đây là quá trình phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên, nếu khi đó bé chưa mọc răng thì có phải là muôn hay không? Thế nào là chậm mọc răng ở trẻ? Dấu hiệu và nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng là gì? Mẹ cùng UniDry tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào mẹ xác định trẻ chậm mọc răng?

Thông thường, các bé bắt đầu mọc răng trong khoảng từ 6 – 9 tháng tuổi, có thể sớm hơn từ 3 – 4 tháng tuổi. Khi đó, mẹ sẽ quan sát thấy bé nhú những chiếc răng sữa đầu tiên. Cụ thể, quá trình mọc răng của một người diễn ra như sau:

  • Từ 7 tháng tuổi: Bắt đầu mọc răng cửa.
  • Đến 11 tháng tuổi: Mọc đủ 4 răng cửa của hàm trên và hàm dưới.
  • Đến 15 tháng tuổi: Mọc thêm 4 răng cạnh bên răng cửa, 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới.
  • Đến 19 tháng tuổi: Mọc thêm 4 răng hàm nhỏ.
  • Đến 23 tháng tuổi: Mọc đủ 4 răng nanh.
  • Đến 27 tháng tuổi: Mọc đủ 4 răng số 5.
  • Từ 6 đến 12 tuổi: Bé thay răng sữa.
  • Từ 17 tuổi trở lên: Mọc các răng khôn.
Trẻ không mọc chiếc răng đầu tiên sau 12 tháng tuổi được coi là chậm mọc răng
Trẻ không mọc chiếc răng đầu tiên sau 12 tháng tuổi được coi là chậm mọc răng

Các bác sĩ cho rằng, cho tới khi 12 – 18 tháng tuổi mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào, tình trạng này có thể được xác định là trẻ chậm mọc răng, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng là gì?

Trường hợp bé chậm mọc răng mẹ cũng không cần quá lo lắng, một số bé có thể bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi 13 tháng tuổi. Cho đến khi bé 18 tháng tuổi mà chưa mọc chiếc răng nào có thể do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan

Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới chậm mọc răng ở trẻ. Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai người từng mọc răng chậm khi còn nhỏ, con của hai người cũng có thể bị như vậy.

Sinh non/ sinh thiếu cân: Những bé sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân có thể mọc răng chậm hơn những bé khác.

Nguyên nhân khách quan

Thiếu dinh dưỡng: Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngoài sức khỏe yếu, nhẹ cân, thấp bé, trẻ có thể bị chậm mọc răng. Tình trạng này có thể do mẹ quá lạm dụng sữa công thức, không cho bé bú mẹ đủ.

Thiếu Vitamin D: Vitamin D là chất quan trọng đối với sự phát triển hệ xương, cấu trúc xương và răng. Việc trẻ thiếu vitamin D cũng có thể dẫn tới chậm mọc răng.

Thiếu một số nhóm chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến bé mọc răng chậm
Thiếu một số nhóm chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến bé mọc răng chậm

Thiếu canxi: Canxi cũng tác động đến quá trình mọc răng của trẻ, thiếu canxi sẽ khiến răng không thể nhú dài, mầm răng kém phát triển. Nếu trong quá trình cho con bú mẹ kiêng khem quá nhiều dẫn tới thiếu canxi trong sữa, bé có thể bị thiếu canxi vì nguồn bổ sung canxi chủ yếu của bé lúc này là sữa mẹ.

Do thiếu MK7: Đây là chất có nhiệm vụ vận chuyển canxi từ máu vào xương và răng. Thiếu chất này, canxi không được cung cấp đủ cho răng khiến răng chậm mọc.

Bổ sung quá nhiều Photpho: Photpho có thể ngăn cản việc hấp thụ canxi của cơ thể. Vì vậy, bổ sung quá nhiều photpho làm bé không hấp thụ đủ canxi, mầm răng chậm nhú khỏi nướu.

Nhiễm khuẩn khoang miệng: Nếu bé bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng, những vi khuẩn này có thể tác động làm chậm quá trình mọc răng của bé. Thậm chí, nếu vi khuẩn khiến lợi và nướu bị tổn thương có thể khiến răng không mọc lên được.

Suy giáp: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến trẻ mọc răng chậm. Ngoài ra, suy giáp có thể dẫn tới cứng khớp, biết đi muộn, suy nhược cơ thể.

Chậm mọc răng có nguy hiểm không?

Phụ thuộc và nguyên nhân gây chậm mọc răng mà tình trạng này có thể nguy hiểm hoặc không với mỗi bé. Khi thấy bé chậm mọc răng, mẹ không nên quá lo lắng, cũng đừng chủ quan, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có các xử lý đúng nhất.

Mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ khi phát hiện trẻ chậm mọc răng
Mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ khi phát hiện trẻ chậm mọc răng

Nếu nguyên nhân là do di truyền thì có thể không đáng ngại. Nhưng nếu nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, sinh non, một số chứng bệnh thì cần can thiệp ngay để tránh tình trạng xấu hơn. Nếu không được can thiệp kịp thời, có thể dẫn tới một số kết quả sau:

  • Bé mọc răng không đẹp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng sau này, răng sữa mất đi nhưng răng mới không mọc hoặc không mọc đầy đủ.
  • Răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa khiến bé có 2 hàm răng.
  • Bé có thể gặp một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi…

Xem thêm: Khi nào trẻ mọc răng – 10 dấu hiệu nhận biết bé yêu mọc răng

Một số cách xử tình trạng chậm mọc răng ở trẻ

Khi mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ, một số chẩn đoán và cách xử lý được đưa ra như sau:

  • Nếu nguyên nhân trẻ chậm mọc răng là do di truyển, bác sĩ có thể không can thiệp y tế và yêu cầu cha mẹ chờ cho đến khi trẻ mọc răng. Sau đó, nếu phát sinh tình huống khác sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Nếu nguyên nhân chậm mọc răng là do suy dinh dưỡng, thiếu một số chất dinh dưỡng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung và tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bé.
  • Trường hợp nguyên nhân do bệnh, các bác sĩ có thể buộc phải can thiệp y tế để xử lý tùy theo tình trạng của bé. Một số bé sẽ được phẫu thuật xử lý để lộ chân răng giúp răng mọc nhanh hơn.

Mẹ cần làm gì khi biết trẻ chậm mọc răng?

Khi thấy trẻ mọc răng chậm, mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Sau đó đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định chắc chắn nguyên nhân. Bên cạnh thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể thực hiện một số thay đổi sau giúp bé mọc răng nhanh hơn.

Trẻ chậm mọc răng – Bổ sung vitamin D cho bé

Với bé dưới 1 tuổi, bé cần 400UI Vitamin D/ngày và phần lớn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ có thể cho bé uống bổ sung vitamin D ngay từ khi bé chào đời. Ngoài ra, việc cho bé tắm nắng hàng ngày cũng là cách giúp bé hấp thụ Vitamin D hiệu quả.

Tắm nắng là một cách bổ sung vitamin D cho bé
Tắm nắng là một cách bổ sung vitamin D cho bé

Trẻ chậm mọc răng – Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bes

Mặc dù nguồn dinh dưỡng chính của bé lúc này là sữa mẹ và sữa công thức, mẹ nên bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng qua sữa cho bé. Mẹ nên cho bé uống đủ 1 lít sữa công thức mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các chất đạm, chất béo… thông qua các bữa ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Ép nước trái cây cho bé uống là cách bổ sung vitamin hiệu quả.

Trẻ chậm mọc răng – Tập thói quen sinh hoạt khoa học cho bé

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi tác động không nhỏ tới quá trình mọc răng và sự phát triển thể chất của bé. Mẹ nên tập cho con thói quen sinh hoạt khoa học để bé có điều kiện phát triển tốt nhất, cụ thể:

  • Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, tránh ăn vặt để bữa chính bé ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn, tránh thiếu chất dinh dưỡng.
  • Không pha sữa bằng nước cháo, nước bột, nước rau củ… cho bé. Việc này có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ canxi kém hơn.
  • Khuyến khích trẻ vận động trong ngày giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Tập thói quen ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, đảm bảo sức khỏe cho bé, tránh mệt mỏi, biếng ăn.
  • Bổ sung thêm một số khoáng chất thiết yếu như kẽm Lysine, selen, vitamin B1, crom…

Kết luận

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng, mỗi nguyên nhân có cách xử lý riêng. Khi thấy bé chậm mọc răng, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh chóng, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.

Tã quần UniDry bổ sung tinh chất tràm trà tự nhiên giúp ngăn vi khuẩn và giảm hăm tã cho bé
Tã quần UniDry bổ sung tinh chất tràm trà tự nhiên giúp ngăn vi khuẩn và giảm hăm tã cho bé

Tã quần là món đồ không thể thiếu của bé, chọn lại tã không phù hợp có thể làm bé bị bí bách, khó chịu, mẩn ngứa hay tình trạng viêm nhiễm. Với tã quần UniDry có khả năng thấm hút nhanh chóng, thiết kế 3 lớp thoáng khí và bổ sung tinh chất tràm trà tự nhiên ngăn ngừa vi khuẩn và hăm tã cho bé.

Bài viết cùng chủ đề