Những tiếng gọi “mẹ…mẹ…ba…ba” bập bẹ đầu tiên của bé là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cha mẹ. Khi bé chào đời, mẹ muốn biết trẻ mấy tháng biết nói? Làm thế nào để trẻ nhanh biết nói? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Trẻ mấy tháng bập bẹ tập nói?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bắt đầu nhận thức được âm thanh từ khi còn trong bụng mẹ. Trước khi biết nói những từ đơn, bé đã bập bẹ âm thanh i i a a ngay từ khi chào đời. Đây chính là nền tảng đầu tiên cho việc học nói và giao tiếp của bé.
Chẳng hạn, khi bé liên tục lặp đi lặp lại những âm thanh “m…m” hay “b…b” trong nhiều ngày, dần dần những âm thanh đó sẽ trở thành “mẹ…mẹ” và “ba…ba”. Thông thường, các bé bắt đầu bập bẹ khi được 6 tháng tuổi và nói được những từ đơn đầu tiên khi 9 tháng tuổi. Dưới đây là tóm tắt giai đoạn “trẻ mấy tháng biết nói”.
Trẻ 6 tháng tuổi
Như đã nhắc đến ở trên, trẻ sẽ bập bẹ những âm tiết đơn khi lên 6 tháng tuổi. Những âm tiết này sẽ phát triển thanh những từ đơn giản như mẹ, ba, bà, má, mama, baba… phù hợp với ngôn ngữ bé được tiếp xúc hàng ngày nhưng chưa rõ ràng. Nếu trẻ được tiếp xúc với 2 ngôn ngữ, bé có thể bập bẹ theo cả 2 ngôn ngữ đó.

Trong giai đoạn này, bé đang tập nhận biết và hiểu những từ ngữ đơn giản như người thân trong gia đình (ba, má, bà…) và một số hành động, vật dụng và thức ăn của bé (sữa, ăn, bế, ôm…). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bé có thể hiểu được “mẹ” là người luôn chăm sóc bé hàng ngày từ khi mới 6 tháng tuổi.
>>> Xem thêm: Trẻ biết nói sớm có tốt không?
Trẻ 9 tháng tuổi
Tới giai đoạn này, bé đã có thể ghép nối các chuỗi âm thanh đơn giản với nhau, chẳng hạn như “ba mẹ”, “ba má”, “mẹ ăn ăn”, “ba ôm”… Tuy nhiên, những âm thanh này chưa rõ ràng. Vì chưa có kỹ năng vận động và suy nghĩ nên bé chỉ có thể tạo ra những chuỗi âm thanh đơn giản. Tuy nhiên, bé có thể hiểu được nhiều từ ngữ hơn trước đây.
Trẻ mấy tháng biết nói?
Bé sẽ bắt đầu nói những từ đầu tiên trong khoảng từ 9 – 12 tháng tuổi, một số bé có thể muộn hơn.
Trẻ mấy tháng biết nói? – Trẻ 12 tháng tuổi
Khi bé 12 tháng tuổi, mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng được bé gọi “mẹ” lần đầu tiên. Những từ ngữ sẽ dần rõ ràng hơn khi bé được 18 tháng tuổi. Những từ ngữ đầu tiên của bé là những từ bé quen thuộc hàng ngày như ba, mẹ, ông, bà, bác, chị, ăn, sữa, mèo…
Trẻ mấy tháng biết nói? – Trẻ 24 tháng tuổi
Từ 18 – 24 tháng tuổi là thời gian bé tiếp thu ngôn ngữ và học nói nhanh chóng, bé học từ mới mỗi ngày. Trong giai đoạn này, vốn từ ngữ của bé có thể từ 50 – 100 từ. Bé bắt đầu biết kết hợp những từ đơn với nhau để tạo thành cụm từ, thành câu có nghĩa.

Trẻ mấy tháng biết nói? – Đến 36 tháng
Vốn từ vựng của bé tăng lên 200 khi bé được 36 tháng tuổi, có thể nhiều hơn. Mẹ có thể cảm nhận được bé phát âm và nói rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn, không còn quá ngọng nghịu như trước nữa. Mẹ không còn khó khăn khi đoán con muốn nói cái gì, có thể hiểu khoảng 75% điều bé muốn truyền đạt.
Thời gian này bé cũng muốn giao tiếp với mẹ nhiều hơn và mong muốn mẹ đáp lại bé. Mẹ sẽ thấy bé sử dụng ngôn ngữ để đưa ra yêu cầu và mong muốn của mình nhiều hơn, không chỉ là quấy khóc như trước. Bé cũng có thể mô tả và kể lại một số sự việc bé nhìn thấy như “mẹ ăn cơm”, “ba đi làm”…
Những mẹo giúp bé biết nói nhanh hơn
Học ngôn ngữ có thể nói là “bản năng” của mọi đứa trẻ vì ngôn ngữ là công cụ để bé thể hiện mong muốn và nói lên ý kiến của mình, giao tiếp với xung quanh. Việc học sẽ nhanh hơn khi bé được tương tác với mọi người nhiều hơn. Dựa vào đó, dưới đây là một số mẹo mẹ có thể áp dụng để giúp bé học nói nhanh hơn.
Mẹo số 1: Nói chuyện với bé
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giao tiếp giúp bé học được nhiều từ ngữ và cách biểu đạt hơn. Vì vậy, thường xuyên nói chuyện với bé là cách mẹ có thể áp dụng để giúp bé biết nói nhanh hơn.

Để giúp bé học nghĩa của từ ngữ, mẹ hãy chỉ vào người hoặc vật đó và nói to tên với bé. Chẳng hạn, chỉ vào chính mình và nói “mẹ”, chỉ vào chồng và nói “ba”, chỉ vào quả bóng đồ chơi và nói “quả bóng”… Mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy bé sẽ nhớ cách nói và hiểu nghĩa của từ.
Mẹo số 2: Dạy bé phát âm
Nếu chỉ nghe mà không được hướng dẫn nói, bé có thể hiểu nghĩa nhưng không thể biết cách phát âm. Mẹ hãy lặp đi lặp lại từ đó và chờ bé nói theo, đây là cách mẹ dạy bé phát âm hiệu quả.
Mẹo số 3: Hát cho bé nghe
Âm nhạc và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc mẹ hát cho bé nghe có thể giúp bé tiếp thu ngôn ngữ và biết nói nhanh hơn. Âm thành khi hát du dương, trầm bổng có thể giúp bé tiếp thu tốt hơn khi nói bình thường.
Mẹo số 4: Lặp lại từ
Việc này cũng giống như khi dạy phát âm vậy, chỉ khác là mẹ dạy bé nghĩa của từ ngữ chứ không phải cách nói. Mẹ hãy thường xuyên chỉ vào một đồ vật và nói tên đồ vật đó để bé khắc sâu ý nghĩa của từ. Nếu mẹ chỉ vào một vật và bé nói sai tên, mẹ hãy lặp đi lặp lại tên đúng để bé ghi nhớ nghĩa đúng.
Mẹo số 6: Quan sát phản ứng của bé
Khi nói chuyện với bé, mẹ không nên quá tập trung nói, hãy có khoảng nghỉ đến quan sát phản ứng của con. Chẳng hạn, mẹ chỉ vào con mèo và nói “mèo”, sau đó hãy nghỉ một lúc để xem bé có bập bẹ theo đúng từ “mèo” hay không. Hay mẹ chỉ nói “mèo” sau đó quan sát bé có chuyển động và nhìn về phía con mèo hay không. Đây chính là cách mẹ kiểm tra phản ứng của bé với ngôn ngữ.
>>> Xem thêm: Cách dạy con thông minh ba mẹ cần biết
Mẹ có thể làm gì khi bé không học nói khi 6 tháng tuổi?
Mẹ có thể lo lắng khi 6 tháng tuổi mà bé vẫn chưa bập bẹ biết nói hay bé học nói chậm hơn các bé khác. Tuy nhiên, chưa có khẳng định cụ thể về thời gian trẻ bắt đầu tập nói, thời gian này sẽ khác nhau với từng bé.

Có thể bé yêu của bạn chậm học nói hơn nhưng đến một thời điểm nào đó, bé học nhanh bất ngờ và biết nói nhiều từ ngữ hơn các bé khác. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng, hãy kiên nhẫn theo dõi quá trình trưởng thành của bé.
Ngoài ra, bé trai có xu hướng học nói chậm hơn bé gái do một số khác biệt về hoạt động của não bộ. Các bé gái có xu hướng hòa nhập với mọi người tốt hơn, giao tiếp tốt hơn và học nói nhanh hơn. Do đó, nếu mẹ thấy bé trai học nói chậm hơn bé gái là điều bình thường.
Trẻ mấy tháng biết nói – khi nào mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ?
Bé 12 tháng tuổi chưa học nói có thể là điều bình thường, chỉ là bé học nói muộn mà thôi. Tuy nhiên, nếu bé 15 – 24 tháng tuổi mà chưa học nói hoặc chỉ nói được dưới 25 từ thì được coi là biết nói muộn hay chậm nói. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ có thể phát hiện chứng chậm nói của bé dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Bé không bập bẹ phát ra âm thanh nào khi được 7 tháng tuổi.
- Bé không phản ứng khi có người gọi tên bé khi được 9 tháng tuổi.
- Bé không nói được từ nào khi 15 tháng tuổi hoặc mất kỹ năng ngôn ngữ đột ngột.
- Bé nói được ít hơn 25 từ khi được 24 tháng tuổi.
- Bé gặp khó khăn khi phát ra âm thanh khi 36 tháng tuổi.
Kết luận
Như vậy, bài viết này đã trả lời câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói và gợi ý một số mẹo mẹ có thể áp dụng để giúp bé nhanh tập nói hơn. Mỗi bé có quá trình phát triển khác nhau, có bé biết nói sớm, có bé biết nói muộn. Mẹ không cần quá lo lắng khi bé 1 tuổi vẫn chưa tập nói. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài tới 15 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ bé tốt nhất.
—-
Mẹ đang tìm kiếm loại tã quần có khả năng thấm hút tốt, thông thoáng, phòng ngừa hăm tã và có giá cả hợp lý? Trên thị trường có nhiều thương hiệu nên mẹ không biết chọn loại nào chất lượng? Mẹ hãy lựa chọn Tã quần của UniDry nhé!

UniDry là thương hiệu có tuổi đời hơn 20 năm với các sản phẩm chăm sóc bé, được nhiều mẹ Việt tin dùng. Sản phẩm có thiết kế 3 lớp thông thoáng, vách ngăn chống tràn cùng 3000 rãnh thâm tối ưu. Tinh chất tràm trà tự nhiên được bổ sung giúp ngăn ngừa vi khuẩn và tình trạng hăm tã của bé.
>>> Xem thêm các sản phẩm của UniDry tại đây
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Dạy trẻ tập nói thông qua trò chơi và hoạt động thú vị
Dạy trẻ tập nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá
Dấu hiệu cho thấy bỉm không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chọn bỉm phù hợp
Top 10 loại bỉm em bé sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh, việc lựa chọn bỉm phù hợp
8 cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, và
Cách tắm bé sơ sinh an toàn và đúng cách
Tắm cho bé sơ sinh không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn tạo ra
Tìm hiểu các loại tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trẻ sơ sinh luôn là niềm hạnh phúc và trách nhiệm lớn của bất kỳ