Nhiều mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, bối rối khi thấy bé con của mình có những khoảng thời gian quấy khóc, cáu kỉnh và bực bội hơn bình thường. Lúc này bé đang trải qua tuần khủng hoảng. Vậy Wonder weeks – tuần khủng hoảng của bé là gì? Mẹ có thể giúp bé điều gì trong giai đoạn này? Để trả lời, mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé!
Tuần khủng hoảng của bé là gì?
Ai cũng biết giai đoạn tuổi dậy thì là khoảng thời gian con người thay đổi cả về thể chất và tâm lý, điều này dẫn tới mâu thuẫn thường xuyên giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, không phải chỉ tuổi dậy thì, trong những năm đầu đời, trẻ cũng trải qua không chỉ một mà nhiều giai đoạn thay đổi tâm sinh lý như vậy, kéo dài khoảng 1 tuần, gọi là tuần khủng hoảng của bé (Wonder weeks).

Trong Wonder weeks, bé sẽ đối mặt với những thay đổi về tâm sinh lý và cả thể chất, tạo nên bước phát triển mạnh toàn diện cho bé. Thông thường, mỗi bé sẽ trải qua 10 lần Wonder weeks trong khoảng thời gian 20 tháng đầu đời.
Dấu hiệu nhận biết bé yêu đang trải qua Wonder weeks
Khi Wonder weeks – Tuần khủng hoảng của bé diễn ra, bé phải tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin thu thập được từ cuộc sống xung quanh. Quá trình này diễn ra liên tục tạo nên bước phát triển nhảy vọt về tinh thần của bé. Một số dấu hiệu nhận biết bé đang trải qua tuần khủng hoảng như sau:
- Bé quấy khóc và cáu kỉnh hơn thường ngày.
- Bé quấn mẹ nhiều hơn.
- Thay đổi kiểu ngủ
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Thực hiện các kỹ năng thành thạo hơn
- Tập thêm các kỹ năng mới
- Bé tỏ ra lo lắng, sợ hãi
- Sự thay đổi về sức khỏe
- Bé quấy khóc khi mẹ cho ăn.

Để hiểu hơn về các biểu hiện trong tuần khủng hoảng của bé, mẹ hãy cùng UniDry phân tích chi tiết một số dấu hiệu phổ biến dưới đây.
Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi
Bé trở nên nhạy cảm và cáu kỉnh hơn, quấy khóc nhiều hơn, trở nên “dính mẹ” hơn ngày thường. Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bé đang trải qua Wonder weeks. Tại sao bé lại có những cảm xúc và hành động như vậy?
Nguyên nhân là vì bé đang bối rối khi làm quen với những điều mới mẻ trong thế giới xung quanh. Bé lớn dần, nhận thức về thế giới của bé luôn thay đổi, bé luôn phải tiếp nhận thêm các thông tin mới, khác so với nhận định trước đó của bé. Điều này làm cho bé cảm thấy sợ hãi và muốn được trở về nơi cho bé cảm giác an toàn, đó chính là ở bên mẹ.
Thời gian này, bé có thể dễ gắt gỏng, cáu kỉnh hơn, khóc nhiều hơn. Bé bám theo mẹ mọi lúc mọi nơi, hễ không nhìn thấy mẹ là bé sẽ dáo dác tìm kiếm, sẽ khóc lớn. Điều này có thể khiến mẹ vất vả và mệt mỏi hơn. Để tránh tình trạng này, mẹ có thể cho bé bám theo thành viên khác trong gia đình để mẹ có thời gian trống tranh thủ nghỉ ngơi.

Nếu mẹ thấy bé cáu gắt, khó chịu với loại tã quần đã sử dụng vì tã bị tràn, tã quá chật, tã khiến bé bị mẩn ngứa hay đơn giản bé không thích loại tã cũ nữa, hãy thay loại tã mới tốt hơn cho bé. Nhiều mẹ Việt tin dùng tã quần UniDry với khả năng thấm hút và khô thoáng nhanh chóng, tinh chất tràm trà tự nhiên kháng khuẩn và ngăn ngừa hăm tã hiệu quả, cho bé cảm giác thoải mái nhất khi mặc.
Kén ăn
Trong giai đoạn tuần khủng hoảng của bé, bạn cũng có thể nhận thấy rằng em bé của bạn đột nhiên có vẻ không muốn bú. Quấy khóc trong khi cho ăn (dù là bú mẹ, bú bình hay ăn dặm) là khá phổ biến nhưng may mắn thay, có xu hướng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Trong tuần khủng hoảng của bé, mẹ có thể thấy bé có những biểu hiện kén ăn như sau:
- Không muốn bú, bú ít hơn trước
- Khóc khi mẹ cho bú
- Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài khi đang ăn
- Kén chọn thức ăn, có thể không ăn thức ăn bé thích
- Đòi ăn vặt nhiều hơn khi đang trong tuổi ăn dặm.
Một số biện pháp giải quyết các vấn đề này mẹ có thể áp dụng như sau:
- Tập cho bé thói quen ăn vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.
- Để ý đến số lượng tã bé sử dụng hàng ngày, nếu thấy số lượng ít đi, mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Nếu bé dễ phân tâm khi ăn, mẹ hãy cho bé ăn ở không gian yên tĩnh, ít bị làm phiền.
- Nếu bé đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy ăn cùng với bé, bé có thể bắt chước mẹ khi ăn.
- Nếu bé quá quấy khóc khi cho ăn, mẹ cố gắng giữ bình tĩnh, không nên tiếp tục cố cho bé ăn. Mẹ nên dừng lại, nghỉ ngơi và làm việc khác, sau đó quay lại cho bé ăn tiếp.
Thay đổi về sức khỏe
Thay đổi về mặt sức khỏe không phổ biến nhưng bé có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe sau:
- Cảm lạnh
- Ho
- Mọc răng
- Nhiễm trùng tai
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu thay đổi về sức khỏe của bé trong tuần khủng hoảng, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Học kỹ năng mới
Không chỉ thay đổi lớn về mặt tâm lý, bé còn có bước phát triển lớn về mặt nhận thức. Cụ thể, mẹ có thể thấy bé tập làm một số hành động, cử chỉ mới như sau:
- Học mỉm cười
- Giữ đầu thẳng đứng, không bị nghẹo sang hai bên
- Biết cầm đồ chơi
- Học vẫy tay chào
- Chơi ú òa với mọi người
- Bập bẹ biết nói
- Nói thêm nhiều từ mới.

Tuần khủng hoảng của bé có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ không?
Não bộ của con phát triển nhanh chóng trong Wonder weeks, điều này có thể ảnh hưởng tới cách ngủ, giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ của bé, cụ thể:
- Bé khó ngủ hơn, chơi lâu hơn trước khi ngủ.
- Bé không tự ngủ được mà cần mẹ ru ngủ.
- Giấc ngủ không sâu, bé thức dậy nhiều lần khi ngủ.
- Bé thường thức giấc vào sáng sớm.
- Bé thức dậy đòi bú đêm nhiều hơn trước.
- Thường xuyên có những giấc ngủ ngắn, chủ yếu vào buổi trưa.
- Cáu kỉnh và mệt mỏi hơn trong ngày vì không ngủ ngon.
Mẹ đừng quá lo lắng, đây là những biểu hiện bình thường trong tuần khủng hoảng của bé. Bước qua giai đoạn này, bé sẽ trở lại như bình thường. Một số biện pháp khắc phục tạm thời như sau:
- Nếu bé ngủ không ăn giấc, mẹ hãy để ý và vỗ về bé trở lại giấc ngủ khi thấy bé cựa quậy, có biểu hiện sắp tỉnh.
- Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ, vào những khung thời gian cố định trong ngày.
- Mẹ có thể cho bé uống sữa ấm trước giờ ngủ buổi tối để bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Tuần khủng hoảng của bé kéo dài bao lâu?
Bé trải qua nhiều Wonder weeks từ khi chào đời cho tới khi được 20 tuần tuổi, thời gian diễn ra khác nhau. Wonder weeks có thể chỉ kéo dài 1 tuần, cũng có thể lên tới 5 tuần. Giai đoạn này sẽ không kéo dài lâu, mẹ cố gắng chiều theo bé một vài ngày sẽ nhanh chóng kết thúc mà thôi.
Mẹ cần làm gì để giúp bé trong tuần khủng hoảng?
Vì bé thay đổi tâm sinh lý, trở nên cáu kỉnh và quấy nhiều hơn trong Wonder weeks nên nhiều mẹ lo lắng, lo rằng bé sẽ trở nên “hư” như vậy. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn mà thôi. Điều tốt nhất mẹ có thể làm lúc này là kiên nhẫn với bé, chờ đợi thời gian này trôi qua.
Dưới đây là một số việc mẹ có thể làm để giúp bé trong tuần khủng hoảng:
- Giữ bình tĩnh, không nên tỏ ra nóng giận và la mắng bé.
- Ôm ấp, âu yếm bé nhiều hơn để bé cảm thấy an toàn.
- Sử dụng địu và xe đẩy để đưa bé đi theo mẹ, giúp bé luôn ở gần mẹ trong khoảng thời gian này.
- Bên cạnh việc chăm sóc bé, mẹ cần chăm sóc tốt cho bản thân. Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, hãy nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, không nên quá sức.

Kết luận
Như vậy, tất cả các bé đều trải qua ít nhất 10 tuần khủng hoảng cho tới khi được 20 tuần tuổi. Tuần khủng hoảng của bé là khoảng thời gian khó khăn, vất vả với bé, với mẹ và cả gia đình. Tuy nhiên, đây là bước phát triển cần thiết của bé, giúp bé hình thành nhận thức và kỹ năng mới. Mẹ cần bình tĩnh, trợ giúp bé và chờ đợi thời gian này qua đi.
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Dạy trẻ tập nói thông qua trò chơi và hoạt động thú vị
Dạy trẻ tập nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá
Dấu hiệu cho thấy bỉm không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chọn bỉm phù hợp
Top 10 loại bỉm em bé sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh, việc lựa chọn bỉm phù hợp
8 cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, và
Cách tắm bé sơ sinh an toàn và đúng cách
Tắm cho bé sơ sinh không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn tạo ra
Tìm hiểu các loại tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trẻ sơ sinh luôn là niềm hạnh phúc và trách nhiệm lớn của bất kỳ