VI EN
VI EN

Mẹ đã biết cách mặc tã cho bé sơ sinh đúng CHUẨN? 99% người lần đầu đều làm sai!

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn các các mẹ bỉm còn loay hoay và chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé yêu của mình, để con được phát triển khỏe mạnh, người mẹ cần phải học hỏi và chú ý đến con mình nhiều thứ, chẳng hạn như: cách lựa chọn loại sữa phù hợp, lịch tiêm phòng, cách thay tã,… Bài viết hôm nay, Unidry sẽ cùng đồng hành với những người lần đầu tiên được lên thiên chức làm mẹ, tìm hiểu về cách mặc tã cho bé sơ sinh và thay tã đúng chuẩn. Hãy cùng Unidry theo dõi bài viết dưới đây để thao tác cho bé yêu đúng cách các mẹ nhé!

1. Cách mặc tã đúng chuẩn cho bé sơ sinh

  1.1 Lựa chọn tã:

Trước khi mua tã cho trẻ, các mẹ cần phải lưu ý những thông tin sau đây để không bị tốn thời gian đổi trả cũng như thất vọng về chất lượng tã:  

Kích thước tã: khi mua tã, các mẹ bỉm cần xác định số kg của con mình, bé đang ở giai đoạn phát triển nào? Khi xác định được những yếu tố nêu trên mẹ sẽ dễ dàng lựa chọn được size tã phù hợp. Thông thường bao bì các loại tã sẽ để thông tin loại tã dành cho từng tháng tuổi, tuy nhiên các mẹ cần lưu ý kỹ vì không phải bé nào cùng tháng tuổi cũng có số kg giống nhau.

cách mặc tã cho bé sơ sinh
Bảng kích thước size tã giúp các mẹ biết cách mặc tã cho bé sơ sinh đúng cách

 Chất lượng tã: mẹ bỉm hãy lựa chọn những thương hiệu tã uy tín, bởi các dòng tã trôi nổi hay tã “nội địa Trung” không được kiểm chứng về chất lượng an toàn, khi sử dụng sẽ dễ khiến trẻ bị hăm, tấy đỏ phần mông, vùng kín. Bé thức giấc, quấy khóc vào ban đêm do tã thấm hút không tốt và bị tràn làm ướt lưng.

Các mẹ lựa chọn tã cần phải có một số tiêu chí như: Chất liệu an toàn, khả năng thấm hút khô thoáng, tã mỏng nhẹ, dàn đều chất lỏng, thiết kế ôm vừa vặn tạo sự thoải mái cho bé,….

cách mặc tã cho bé sơ sinh
Lựa chọn chất lượng tã đóng vai trò quan trọng trong hành trình học cách mặc tã cho bé sơ sinh

1.2. Cách mặc tã cho bé sơ sinh

Cách mặc tã vải

Bước 1:

Trước khi mặc tã cho con, mẹ cần rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng. Sau đó chuẩn bị đồ dùng cần thiết như: Tã vải hoặc tã chéo + miếng lót, khăn giấy, kem trị  hăm (nếu trẻ đang bị hăm), phấn rôm.

Bước 2:

Khi bé được tắm rửa sạch sẽ, mẹ hãy lau người cho bé khô thoáng. Sau đó, mẹ đặt bé lên giường hoặc mặt phẳng và bắt đầu mặc tã cho bé.

Bước 3:

Đối với tã chéo

  • Mẹ hãy trải tã lên bề mặt phẳng phiu. Sau đó đặt miếng lót sơ sinh vào giữa phần tã chéo.
  • Lưu ý, nên lựa vị trí sao cho viền cạnh đáy to của tam giác sẽ ở sát nách bé còn miếng lót nằm ở chính phần mông bé.
  • Mẹ từ từ đặt bé lên miếng tã lót.
  • Kế tiếp, mẹ cuốn tã từ bên phải qua nách bên bên trái và cố định phía sau lưng sao cho tay phải và cơ thể bé được bao phủ bởi ½ miếng tã. Sau đó nhấc tay trái lên đưa xuống dưới và vòng ra sao cho vừa vặn và ôm khít đủ để bé cựa quậy không bị tuột ra.

Đối với tã quần bằng vải

  • Mẹ bỉm cần dán miếng tã lót vào tã quần vải. Lưu ý, cần căn chỉnh đều hai bên, tránh để tã bị lệch qua trái, phải hoặc chạy về phía trước hay sau mông.
  • Mẹ kiểm tra xem tã đã được dán chắc chưa và tiến hành vuốt nhẹ bề mặt tã cho phẳng phiu.
  • Cuối cùng, trải tã lên giường, sau đó đặt bé lên bề mặt tã đã chuẩn bị và cố định bằng miếng dán hoặc nút bấm có trên tã quần vải.

Đối với tã dán:

  • Đặt bé lên tã đã trải ra giường sao cho phần tã che phủ toàn bộ mông của bé. Phía trước bạn kéo lên sát rốn (đối với bé chưa rụng rốn thì mẹ nên lưu ý tránh không cọ sát tã vào).
  • Sau khi điều chỉnh tã cân đối, mẹ bóc miếng dán ở 2 bên mặt sau và dán lên phía trước. Lưu ý: nên dán vừa phải, không nên dán quá chặt vì sẽ gây cảm giác khó chịu cho bé.

1.3. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Thông thường, ở tã sẽ có vạch báo ẩm để biết được tã đã bị dơ và cần được thay. Nếu bé nhà bạn tè nhiều thì nên thay tã mới sau khoảng 2-3 giờ/lần. Bình thường thì sau khoảng 3-4 giờ mẹ thay 1 lần. Đặc biệt, khi bé đi nặng, mẹ nên thay tã liền và vệ sinh lâu khô sạch sẽ đảm bảo giúp bé thoải mái và chất bẩn không tràn ra ngoài.

Bước 1:Chuẩn bị miếng tã mới sẵn sàng. Tiếp theo, mẹ tháo miếng dán 2 bên hông và nâng 2 vách chống tràn cẩn thận để chất thải không bị tràn ra ngoài.

Bước 2: Lấy tã cũ ra một cách cẩn thận, tránh làm chất thải dây bẩn lên da bé. Kéo tã cũ ra ngoài, gấp gọn và nhanh chóng bỏ vào thùng rác. Tránh trường hợp bé với tay trúng và dấy chất bẩn lên người.

Bước 3: Sử dụng khăn nhúng nước ấm vắt kiệt rồi lau những vết bẩn dính trên người bé một cách nhẹ nhàng. Sau khi lau sạch sẽ, để da bé khô thoáng và bôi kem trị hăm (nếu bé bị trình trạng này) cho bé.

Bước 4: Tiến hành mặc tã cho bé (xem nội dung ở phần 1.2)

2. Kết luận

Việc thực hiện cách mặc tã cho bé sơ sinh đúng cách sẽ giúp bé thoải mái, tránh hăm tã và bảo vệ da bé. Hãy luôn chú trọng vệ sinh và theo dõi từng biểu hiện của bé để đảm bảo bé luôn khoẻ mạnh.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da là phương pháp tự nhiên giúp giảm mức bilirubin trong máu, hỗ trợ gan loại bỏ chất độc hiệu quả. Tuy nhiên, việc tắm nắng sai cách có thể gây tác dụng phụ như bỏng da, mất nước và tăng nguy

Khi gần đến ngày dự sinh, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi. Việc nhận biết những dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn về tâm lý và sức khỏe.  Trong giai đoạn này, tử cung bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt mạnh

Chọn tã dán sơ sinh phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự thoải mái của bé yêu. Với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, việc lựa chọn tã dán không chỉ đảm bảo khả năng thấm hút tốt mà còn phải

Sản phẩm phù hợp với bé: