Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi

Mang thai là một quá trình thiêng liêng và hết sức diệu kỳ đối với mỗi người mẹ. Sự hình thành và phát triển của một em bé, từ một hợp tử kích thước vô cùng nhỏ đến một cơ thể hoàn thiện. Do đó, các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn khiến nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy tò mò và ngóng trông.

Trung bình, thai kỳ kéo dài 40 tuần, tuổi thai được tính dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến khi em bé cất tiếng khóc chào đời. Trong suốt thời gian này, chia thành 3 giai đoạn, tương ứng với tam cá nguyệt thứ nhất đến tam cá nguyệt thứ ba và sự phát triển của thai nhi sẽ thay đổi theo mỗi giai đoạn khác nhau.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn là điều được mong ngóng, chờ đợi

Các giai đoạn phát triển của thai nhi luôn là điều được mong ngóng, chờ đợi

1. Tam cá nguyệt thứ nhất – các giai đoạn phát triển của thai nhi

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, em bé sẽ phát triển từ một trứng được phóng ra từ buồng trứng và di chuyển vào ống dẫn trứng, đợi ở đây để tinh trùng “mạnh” nhất đến thụ thai.

Khoảng 24 giờ sau, tinh trùng đã vào được quả trứng, có thể thụ tinh thành phôi nang, phôi thai và sau đó là bào thai.

Sau khi đến thăm khám, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm trong tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm:

  • Siêu âm. Mục đích là kiểm tra độ mờ da gáy, để bác sĩ đánh giá được nguy cơ bất thường của em bé. Đồng thời, cũng giúp xác nhận ngày dự sinh, xác định số lượng thai nhi hiện có và kiểm tra sức khỏe của tử cung ở mẹ bầu.
  • Xét nghiệm máu. Cụ thể, đo lường protein huyết tương A – dấu hiệu có thể có của bất thường nhiễm sắc thể và Gonadotropin màng đệm ở người (hCG).

>>> Xem thêm: Khám phá quá trình phát triển thai nhi qua từng tuần

1.1. Tháng 1 (Tuần 1 – 4) – Giai đoạn phôi thai

Sự phát triển của thai nhi

Hai tuần đầu tiên được gọi là giai đoạn phát triển mầm.Tại ống dẫn trứng, hợp tử đơn bào bắt đầu di chuyển đến tử cung. Trong vòng 2 ngày sau khi thụ thai, quá trình phân chia tế bào thực sự bắt đầu.

Khi hợp tử đạt đến giai đoạn 8 tế bào vào ngày thứ 5, 6, các tế bào bắt đầu biệt hóa thành 2 lớp khác nhau: lớp bên trong sẽ hình thành phôi và lớp bên ngoài phát triển thành nhau thai. Song song với quá trình biệt hóa diễn ra thì hợp tử được gọi là phôi nang. Phôi nang đến thành tử cung, nó sẽ gắn vào trong 1 quá trình làm tổ.

Bên cạnh đó, sau khi thụ thai 3 tuần, phôi nang sẽ có một quả bóng nhỏ – có tên là phôi thai, để bắt đầu giai đoạn phát triển phôi thai. Cũng trong giai đoạn này, phôi trở thành con người rõ rệt với các loại tế bào của nó và xuất hiện thêm ống thần kinh – tiền thân của hệ thống thần kinh trung ương, cũng như não và tủy sống.

Sau 4 tuần, phôi bắt đầu phát triển cấu trúc ban đầu, hình thành mặt, cổ, tim, mạch máu, phổi, dạ dày và gan.

Kích thước của em bé

Vào cuối tháng đầu tiên, phôi thai có kích thước bằng một hạt gạo, chiều dài khoảng ¼ inch (1 inch = 25,4mm).

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Ở cuối tháng đầu, mẹ bầu chỉ mới mang thai được 2 tuần hoặc lâu hơn. Vì thế, hầu hết các bà mẹ sẽ không biết họ đang mang thai, kể cả hCG có thể đã được phát hiện trong nước tiểu.

>>> Xem thêm: 30 những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi

1.2. Tháng 2 (Tuần 5 – 8)

Sự phát triển của thai nhi

Bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ – một trong các giai đoạn phát triển của thai nhi thì phôi thai đã bắt đầu phát triển những đặc điểm trên khuôn mặt và chân, tay cũng sẽ dài ra. 

Hệ thống thần kinh trung ương tiếp tục phát triển cùng với cơ quan tiêu hóa. Đến tuần thứ sáu, bác sĩ đã bắt đầu phát hiện nhịp tim của em bé.

Kích thước của bé

Ở tuần thứ 8, em bé chỉ dài hơn nửa inch (1 inch = 25,4mm), có kích thước bằng hạt đậu tây.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Với dòng hormone mới hỗ trợ cho sự phát triển của em bé, mẹ bầu sẽ cảm nhận được nhu cầu đi tiểu tăng lên, mức độ mệt mỏi cao và bắt đầu buồn nôn (hay còn gọi là ốm nghén).

Tháng thứ 2 của thai kỳ, em bé đã phát triển những đặc điểm trên khuôn mặt

Tháng thứ 2 của thai kỳ, em bé đã phát triển những đặc điểm trên khuôn mặt

1.3. Tháng thứ 3 (Tuần 9 – 12) – Từ phôi đến thai nhi

Sự phát triển của thai nhi

Sau tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé dần dần phát triển. Lúc này sẽ được gọi là bào thai chứ không phải là phôi thai. Điều này bắt đầu vào giai đoạn phát triển cuối cùng của tháng thứ 2, được gọi là giai đoạn bào thai.

Bước sang cuối tháng thứ 3, thai nhi đã hình thành đầy đủ với tất cả các cơ quan và tứ chi ở đúng vị trí. Đồng thời, sẽ luôn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong suốt thai kỳ. Hệ thống tuần hoàn và tiết niệu của em bé cũng bắt đầu hoạt động. Xương bắt đầu hình thành trong 1 quá trình gọi là cốt hóa.

Thậm chí, em bé sẽ bắt đầu thực hiện những cử động nhỏ như mở miệng và nắm tay. Ở tháng thứ 3, dây rốn cũng đã hoạt động đầy đủ, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.

Kích thước của em bé 

Vào tuần thứ 12, thai nhi dài khoảng 2 inch (1 inch = 25,4mm) và nặng khoảng 2 ounce (1 ounce = 28.3495 gam). Bằng kích thước của một quả chanh nhỏ.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Đến thời điểm này, mẹ bầu sẽ bắt đầu lộ ra là mình có thai, bởi tử cung dần phát triển. Mẹ bầu có thể tăng cân một chút hoặc không tăng cân nếu bị ốm nghén, buồn nôn quá nặng. Làn da có thể xuất hiện mụn trứng cá hoặc các đốm đen.

2. Các giai đoạn phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai

Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn phát triển của thai nhi cực kỳ quan trọng. Ốm nghén cùng các triệu chứng của tam cá nguyệt đầu tiên có thể giảm dần, khiến cho mẹ bầu cảm thấy giống như lúc trước – khi chưa có thai.

Các xét nghiệm nên thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Nhằm tìm kiếm mức độ bất thường của Alpha Fetoprotein (AFP), Estriol, chất ức chế và hCG. 
  • Xét nghiệm PreTERM để xác định nguy cơ sinh quá sớm, áp dụng cho hầu hết phụ nữ mang thai trong khoảng thời gian từ tuần 18 – 20. Xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ nguy cơ chuyển dạ sớm của từng cá nhân, cho phép mẹ bầu và bác sĩ thay đổi đối với kế hoạch chăm sóc thai kỳ nếu cần.
  • Siêu âm. Mục đích là để xác nhận thai kỳ của mẹ bầu đang phát triển bình thường.
  • Chọc ối: Nếu bác sĩ quyết định rằng, chọc ối là điều cần thiết, dựa trên các yếu tố rủi ro hoặc kết quả xét nghiệm sàng lọc khác thì thủ thuật này sẽ được thực hiện vào tuần 15 – 20 của thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ 2 trong thai kỳ cực kỳ quan trọng, mẹ bầu nên lưu ý

Tam cá nguyệt thứ 2 trong thai kỳ cực kỳ quan trọng, mẹ bầu nên lưu ý

>>> Tìm hiểu cách thai giáo cho bé tại đây

2.1. Tháng 4 (Tuần 13 – 16)

Sự phát triển của thai nhi

Sang tháng thứ 4, hệ thống thần kinh bắt đầu hoạt động và các cơ quan sinh sản cũng đã phát triển đầy đủ. Nhờ vậy, thông qua việc siêu âm, bác sĩ có thể xác định được giới tính của em bé là bé trai hay bé gái. 

Răng và xương của thai nhi trở nên dày đặc hơn, đồng thời bé có thể thực hiện được các cử động phức tạp như ngáp, mút ngón tay cái. Trong tháng này, hệ thống tiết niệu của bé hoạt động tốt vì cứ sau nửa giờ, nước ối được nuốt, lọc, sau đó thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu.

Kích thước của em bé

Ở tuần thứ 16, em bé có kích thước bằng một quả bơ lớn, dài khoảng 7 inch (1 inch = 25,4mm).

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Giờ đây, nhau thai đã đảm nhận việc sản xuất hormone cho thai kỳ. Tâm trạng của mẹ bầu trở nên hiền hòa hơn. Các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén bắt đầu giảm bớt. 

2.2. Tháng 5 (Tuần 17 – 20)

Sự phát triển của thai nhi

Tháng thứ 5 được đánh giá là một trong các giai đoạn phát triển của thai nhi cần lưu tâm, bởi sự chuyển động đáng chú ý từ bào thai. Em bé sẽ tiếp tục phát triển và vận động cơ bắp trong suốt thai kỳ.

Nhất là, trong tháng này, thai nhi bắt đầu mọc tóc trên đầu, cùng một lớp lông mịn bảo vệ ở những nơi khác trên cơ thể, được gọi là lông tơ. Bên cạnh đó, em bé cũng sẽ phát triển Vernix Caseosa – một lớp sáp bảo vệ trên da, sẽ bị bong trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Lông mày, lông mi, dấu vân tay và chồi răng đã bắt đầu hình thành. Lúc này, não em bé có thể nhận được tín hiệu điện, từ phần còn lại của cơ thể, cho phép cảm nhận được nhiệt độ và áp suất.

Kích thước của em bé

Ở tuần thứ 20, thai nhi dài khoảng 10 inch (1 inch = 25,4mm) và nặng khoảng 10 ounce (1 ounce = 28.3495 gam), gần bằng chiều dài của một quả chuối.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Mẹ bầu sẽ cảm thấy việc mang thai đã “dễ thở” hơn rất nhiều. Tử cung mở rộng đến ngang rốn. Tuy nhiên, vì lượng máu cung cấp cho em bé tăng lên, tim của mẹ bầu có thể đập nhanh hơn và thận phải làm việc nhiều hơn trước, khiến cho mẹ bầu thường xuyên đi tiểu.

Tháng thứ 5, có sự chuyển động đáng lưu ý từ bào thai

Tháng thứ 5, có sự chuyển động đáng lưu ý từ bào thai

2.3. Tháng 6 (Tuần 21 – 24)

Sự phát triển của thai nhi

Khi thai nhi tiếp tục lớn lên và phát triển, sẽ trở nên năng động hơn. Thậm chí, có thể phản ứng với âm thanh bằng chuyển động. Thời điểm này, dấu vân tay của em bé cũng được phát triển và mắt bắt đầu mở.

Đặc biệt, thai nhi cũng đang phát triển thính giác với sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tai trong. Bên cạnh đó, phổi cũng phát triển không kém.

Kích thước của bé

Khi được 6 tháng, bào thai sẽ dài khoảng 11 inch (1 inch = 25,4mm) và nặng 1,3 pound (1 pound = 453.59237 gam), to bằng một bắp ngô.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thời điểm này, mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải triệu chứng ợ nóng. Bởi tử cung lớn lên sẽ chèn ép các cơ quan tiêu hóa. Mẹ bầu có thể nhận ra hình dáng của em bé rõ ràng hơn. Đặc biệt, đau lưng có thể bắt đầu phát triển với áp lực ngày càng tăng, do em bé đang lớn dần.

3. Các giai đoạn phát triển của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ ba

Nhắc đến giai đoạn phát triển của thai nhi, các ông bố bà mẹ không thể không quan tâm đến tam cá nguyệt thứ ba trong thai kỳ. Bước sang giai đoạn này, em bé sẽ càng có nhiều thời gian trong bụng mẹ. Chứng tỏ, khả năng sinh nở an toàn và khỏe mạnh của mẹ bầu ngày càng cao. Trong suốt tam cá nguyệt thứ 3, em bé sẽ được bổ sung lượng chất béo cần thiết cho cơ thể, nhằm giúp bé luôn khỏe mạnh khi ra khỏi bụng mẹ.

Bây giờ cũng là lúc để củng cố kế hoạch chuyển dạ và sinh nở của mẹ bầu. Mẹ bầu cũng nên chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ sớm và liên hệ ngay với bác sĩ, nhân viên y tế nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.

Các xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ 3 bao gồm:

  • Sàng lọc liên cầu nhóm B. Là loại vi khuẩn được tìm thấy trong đường sinh dục dưới của khoảng ⅕ phụ nữ. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra vấn đề ở mẹ và bé. Sàng lọc thường xảy ra giữa tuần 35 và 37.
  • Theo dõi thai nhi. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi thật kỹ càng nhịp tim của bé để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể xảy ra, kể cả đối với tử cung. Tư vấn mẹ bầu nếu có nhu cầu sinh mổ.
  • Siêu âm. Giúp bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, kiểm tra mức nước ối và xác định vị trí của thai nhi.
  • Xét nghiệm đường huyết. Thử nghiệm glucose thường được thực hiện trong khoảng từ tuần 24 – 28 để kiểm tra phản ứng của cơ thể mẹ bầu với đường. Kết quả bất thường sẽ dẫn đến xét nghiệm dung nạp glucose để khám phá khả năng chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ 3, em bé sẽ được bổ sung lượng chất béo

Tam cá nguyệt thứ 3, em bé sẽ được bổ sung lượng chất béo

3.1. Tháng 7 (Tuần 25 – 28)

Sự phát triển của thai nhi

Sang tháng thứ 7, thai nhi tiếp tục phát triển và tích trữ mỡ. Lúc này, thính giác của trẻ đã phát triển đầy đủ và có thể phản ứng với âm thanh, ánh sáng, thậm chí là cơn đau. Đồng thời, cử động của bé cũng ngày càng mạnh hơn và có thể có một lịch trình ngủ – thức dậy đều đặn.

Kích thước của em bé

Vào cuối tháng 7, em bé sẽ nặng khoảng 2 – 2,3 pound (1 pound = 453.59237 gam) và dài 15 inch (1 inch = 25,4mm).

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Mức độ mệt mỏi của mẹ bầu mới bắt đầu khi cơ thể em bé tiếp tục phát triển. Cơ thể của mẹ bầu cũng sẽ chứa lượng máu cao hơn 50% so với bình thường. Tử cung bắt đầu xuất hiện những cơ co thắt được gọi là cơn co thắt Braxton-Hicks.

3.2. Tháng 8 (Tuần 29 – 32)

Sự phát triển của thai nhi

Ở tháng thứ 8 – một trong các giai đoạn phát triển quan trọng, em bé tiếp tục được bổ sung thêm chất béo dự trữ để giúp phát triển mạnh mẽ sau khi chào đời.

Hiện tại, nhiều hệ thống cơ quan đến hoạt động bình thường. Đồng thời, mang đến những bước phát triển quan trọng cho phổi dù vẫn còn non nớt. Bộ não tiếp tục phát triển và một số nghiên cứu tin rằng, em bé đã biết bắt đầu mơ trong khi ngủ. Trong tháng này, thai nhi sẽ rụng lông tơ. Chứng tỏ thai nhi đã được cung cấp nguồn protein thiết yếu khi nó được nuốt cùng nước ối.

Kích thước của bé

Vào cuối tuần thứ 32, em bé có thể nặng tới 5 pound (1 pound = 453.59237 gam) và dài 18 inch (1 inch = 25,4mm).

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Đến tháng thứ 8, mẹ bầu sẽ ngày càng mệt mỏi và bị mất ngủ. Do đó, điều quan trọng là mẹ bầu nên nghỉ ngơi thật nhiều. Đồng thời, thai phụ cũng cảm thấy khó thở vì kích thước bụng của mình. Đặc biệt, ngực của mẹ bầu có thể bắt đầu tiết dịch – dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể mẹ đã sẵn sàng chào đón em bé chào đời.

>>> Tìm hiểu các dấu hiệu sắp sinh cho mẹ bầu tại đây

Mẹ nên duy trì lối tập thể dục nhẹ nhàng và lành mạnh 

Mẹ nên duy trì lối tập thể dục nhẹ nhàng và lành mạnh 

3.3. Tháng 9 – 10 (Tuần 37 – 42)

Sự phát triển của thai nhi

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, em bé sẽ tiếp tục với những thay đổi để sẵn sàng cho cuộc sống sau khi chào đời. Phổi cuối cùng đã trưởng thành và nhiều chất béo dự trữ đã được tích trữ.

Các phản xạ của bé giờ đã được phối hợp nhịp nhàng. Thậm chí, bé có thể thực hiện nhiều cử động mà bé sẽ thực hiện khi chào đời, ví dụ như quay đầu, chớp mắt, nắm tay.

Kích thước của bé

Bước sang tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ đat đến kích thước trưởng thành. Đa số, em bé sinh đủ tháng đều có cân nặng từ khoảng 6 – 9 pound (1 pound = 453.59237 gam) và chiều dài từ 19 – 21 inch (1 inch = 25,4mm).

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Lúc này, cơ thể mẹ bầu đã luôn sẵn sàng cho sự ra đời của em bé. Mẹ bầu có thể cảm thấy nhẹ đi, cảm giác rằng vị trí em bé đã dần dần tụt xuống. Nhất là tử cung sẽ trải qua các cơn co thắt Braxton-Hicks thường xuyên hơn. Đồng thời, mẹ nhận thấy một số dịch tiết âm đạo bình thường.

Đa số phụ nữ mang thai sẽ chuyển dạ vào khoảng giữa tuần 38 và 42. Các dấu hiệu chuyển dạ bao gồm các cơn co thắt đều đặn, có cường độ nhẹ đến dữ dội. Cổ tử cung của mẹ bầu sẽ giải phóng nút nhầy và nước ối có thể bị vỡ. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu chuyển dạ khác như đau lưng, chuột rút ở chân, buồn nôn…

Mang thai chính là một quá trình kỳ diệu mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên trải qua một lần trong đời. Đặc biệt, để đảm bảo các giai đoạn phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu thì đừng quên thường xuyên gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn.

Nếu mẹ bầu đang ở cuối thai kỳ và muốn tìm mua bỉm, tã… chất lượng để chuẩn bị chào đón em bé ra đời thì hãy tham khảo và cân nhắc sản phẩm của UniDry.

  • Đây là thương hiệu đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực chăm sóc em bé, luôn được nhiều mẹ bỉm yêu thích, ưa chuộng và lựa chọn tin dùng.
  • Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm luôn được chọn lọc kỹ càng. Sau đó, trải qua một quá trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP. Đồng thời được kiểm tra vô cùng kỹ lưỡng, nghiêm ngặt.
  • Mức giá hợp lý, cạnh tranh. Đặc biệt tương xứng với chất lượng vượt trội, hỗ trợ mẹ bỉm chăm con tốt nhất.

Sản phẩm tã, bỉm của UniDry luôn đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu

Sản phẩm tã, bỉm của UniDry luôn đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu

>>> Xem thêm: Top các loại bỉm em bé được mẹ tin dùng nhất

Bài viết cùng chủ đề