Cuối thai kỳ là thời gian thai nhi tiếp tục phát triển, hoàn thiện các bộ phận cơ thể nên cần nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ thời gian này vô cùng quan trọng với sức khỏe của bé. Vậy bầu tháng cuối nên ăn gì, không nên ăn gì?
Mẹ bầu tháng cuối nên ăn gì?
Những nhóm chất và nhóm thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung tháng cuối thai kỳ gồm:
- Các loại vitamin
- Chất xơ
- Các khoáng chất
- Chất đạm (Protein)
- Các loại ngũ cốc
- Chất béo tốt
- Sữa tiệt trùng các loại.
Bầu tháng cuối nên ăn gì tốt cho cả mẹ và em bé
Thông tin cụ thể các chất, nhóm thực phẩm chứa chất đó và lợi ích với bà bầu được trình bày chi tiết dưới đây.
Vitamin A
Danh sách mẹ bầu tháng cuối nên ăn gì không thể thiếu vitamin A. Trong tháng cuối thai kỳ, mắt của bé có thể mở và cảm nhận được ánh sáng. Vitamin A giúp hệ xương, thị lực và làm da của bé phát triển. Mẹ có thể bổ sung vitamin A từ các thực phẩm sau:
- Cá
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Cà rốt
- Dưa lưới
- Rau chân vịt
- Khoai lang
- Ngũ cốc.
Bổ sung vitamin A tốt cho thị lực, hệ xương và da bé
Vitamin C
Vitamin C có lợi đối với hệ xương và hệ thống miễn dịch của bé. Đồng thời, đây là chất giúp mẹ hấp thu sắt tốt hơn. Mẹ bầu tháng cuối nên ăn gì có thể bổ sung vitamin C qua các thực phẩm sau:
- Trái cây có múi
- Quả kiwi
- Dâu tây
- Cà chua
- Ớt đỏ và xanh
- Bông cải xanh
Vitamin B6
Vitamin B6 quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu và não bộ của bé. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm sau:
- Chuối
- Gia cầm
- Thịt bò
- Cá
- Thịt nội tạng như gan và lưỡi
- Khoai tây
- Ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh, hình thành các tế bào hồng cầu. Mẹ có thể lấy vitamin B12 từ một số thực phẩm sau:
- Gan bò
- Cá
- Gia cầm
- Các loại thịt
- Sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Thực phẩm chức năng.
Vitamin B12 có nhiều trong các loại thịt, có rất ít trong thực vật. Do đó, nếu mẹ là người ăn chay, hãy bổ sung thông qua thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào nhé!
Vitamin D
Vitamin D là chất quan trọng giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn, tránh loãng xương, giúp xương và răng phát triển tốt. Mẹ hãy thêm các thực phẩm bổ sung vitamin D vào danh sách bầu tháng cuối nên ăn gì của mẹ nhé!
Mẹ có thể lấy vitamin D từ những thực phẩm sau:
- Cá
- Các loại ngũ cốc
- Lòng đỏ trứng
- Phô mai
- Gan bò
Bên cạnh thực phẩm, mẹ có thể tăng cường vitamin D bằng cách tắm nắng mặt trời. Tuy nhiên, không phải ánh nắng lúc nào cũng tốt, mẹ nên chọn thời điểm thích hợp để tắm nắng.
Vitamin D tốt cho xương và răng phát triển
Theo giáo sư Edward Gorham (Đại học California, Mỹ), thời điểm thích hợp để tắm nắng là khi độ dài bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao. Theo đó, khung giờ tắm nắng phù hợp tại Việt Nam là trong khoảng 9 – 10 giờ sáng là tốt nhất. Ngoài ra, khung giờ từ 3 – 4 giờ chiều nếu nắng không quá chói chang cũng có thể tắm nắng.
>>> Xem thêm: Top 30 thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và bé
Canxi
Canxi cũng là dưỡng chất rất quan trọng khi nhắc tới vấn đề bầu tháng cuối nên ăn gì. Canxi góp phần hình thành xương và răng của bé, giúp xương của bé cứng cáp và chắc khỏe hơn. Đồng thời, bổ sung canxi là vô cùng quan trọng với mẹ, giúp ngăn ngừa loãng xương sau này. Mẹ có thể bổ sung canxi trong các thực phẩm sau:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Bông cải xanh
- Cải xoăn
- Cá cơm hoặc cá mòi đóng hộp còn xương
- Thực phẩm chức năng.
Choline
Choline giúp quan trọng trong việc hình thành não bộ và tủy sống của bé. Mẹ có thể bổ sung từ các nguồn như sau:
- Sữa
- Thịt
- Cá
- Trứng
- Gia cầm
- Đậu phộng
- Khoai tây
- Sản phẩm từ đậu nành
- Các loại rau họ cải như cải.
Sắt
Ai cũng biết sắt vô cùng quan trọng với bà bầu và em bé. Sắt giúp hình thành các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho bé yêu của mẹ. Sắt có nhiều trong các thực phẩm sau:
- Thịt nạc
- Gia cầm
- Hải sản
- Quả hạch
- Rau chân vịt
- Các cây loại đậu
- Nước ép mận
- Ngũ cốc.
I-ốt
Nhiều mẹ bầu dễ bỏ qua i-ốt trong danh sách bầu tháng cuối nên ăn gì, đây cũng là dưỡng chất quan trọng với thai nhi. I-ốt là chất dinh dưỡng giúp hình thành não bộ của bé. Mẹ có thể lấy i-ốt từ:
- Hải sản
- Sản phẩm bơ sữa
- Sản phẩm ngũ cốc
- Muối i-ốt.
Folate và Axit Folic
Folate và Axit Folic bảo vệ bé yêu khỏi các dị tật ống thần kinh. Cơ thể mẹ bầu cũng cần chúng giúp nhau thai và em bé phát triển. Mẹ có thể lấy Folate và Axit Folic từ:
- Gan bò
- Đậu phộng
- Rau lá màu xanh đậm
- Cam và nước cam
- Quả hạch
- Các loại đậu
- Ngũ cốc
- Mì ống
- Bột mì
- Cơm
- Bột ngô.
Omega-3
Axit béo Omega-3 nổi tiếng trong việc hỗ trợ hình thành và phát triển não bộ của bé. Chất này có rất nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá biển. Tuy nhiên, mẹ hãy chọn những loại cá biển chứa ít thủy ngân như sau:
- Cá ngừ đóng hộp
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá tuyết.
Mẹ có thể ăn khoảng từ 226 – 340g cá biển một tuần, tuy nhiên không nên ăn quá 170g cá ngừ trắng. Nguyên nhân vì ăn quá nhiều có thể khiến thủy ngân trong cá xâm nhập vào cơ thể.
Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 rất thích hợp cho mẹ bầu tháng cuối
Nếu không thích cá biển, mẹ bầu tháng cuối nên ăn gì có thể bổ sung Omega-3 từ các nguồn khác như sau:
- Hạt lanh
- Quả óc chó
- Hạt chia
- Dưa lưới
- Súp lơ
- Bông cải xanh
- Rau chân vịt
Protein (Đạm)
Chất đạm đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể bé. Nó cũng hỗ trợ quá trình tạo máu cho bé yêu. Mẹ có thể bổ sung đạm qua:
- Thịt nạc
- Hải sản
- Gia cầm
- Phô mai
- Lòng trắng trứng
- Đậu lăng
- Quả hạch
- Các loại đậu
- Các loại hạt.
Chất béo tốt
Chất béo chiếm 30% trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của mẹ nhưng lại có những lợi ích vô cùng quan trọng. Đây là chất xúc tác giúp mẹ và bé hấp thu các vitamin tan trong dầu tốt hơn. Chất bé cũng hỗ trợ xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh cho thai nhi. Mẹ có thể hấp thụ chất béo tốt từ:
- Quả ô liu
- Các loại hạt
- Bơ.
Mẹ cần lưu ý rằng, nên hạn chế nạp chất béo từ thịt và các sản phẩm từ sữa nguyên kem.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp tinh bột, năng lượng và chất xơ tốt cho cơ thể mẹ và bé. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bà bầu như:
- Gạo lức
- Yến mạch
- Diêm mạch
- Lúa mạch.
Có rất nhiều loại chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung vào tháng cuối cũng như trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nên bổ sung chất nào, lượng cần thiết là bao nhiêu, mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng calo cần thiết trong một ngày, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Mẹ bầu tháng cuối không nên ăn gì?
Bên cạnh danh sách bầu tháng cuối nên ăn gì, mẹ cũng cần nắm rõ những thực phẩm không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một số nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên ăn như sau:
Hải sản chứa nhiều thủy ngân
Hải sản là nguồn cung cấp protein và omega-3 tuyệt vời, tuy nhiên một số loại cá biển chứa nhiều thủy ngân mẹ nên tránh ăn. Thủy ngân xâm nhập vào máu có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn một số loại cá sau:
- Cá ngừ mắt to
- Cá thu vua
- Cá cờ
- Cá nhám
- Cá kiếm
- Cá mập
- Cá ngói.
Hải sản sống, tái hoặc bị ô nhiễm
Hải sản sống có thể là món ăn ưu thích của mẹ nhưng nếu chưa được chế biến chín sẽ chứa rất nhiều virus và ký sinh trùng, mẹ nên tránh ăn khi mang thai. Những loại hải sản sống ở vùng nước ô nhiễm cũng có nguy cơ nhiễm ký sinh cao, mẹ nên tránh ăn chúng.
Mẹ bầu không nên ăn các món hải sản sống trong suốt thai kỳ
Ngoài ra, một số loại hải sản có vỏ như trai, ốc, sò… chứa rất nhiều ký sinh bên trong. Ngay cả khi đã được nấu chín, những ký sinh này có thể vẫn sống và gây hại tới sức khỏe. Mẹ nên tránh ăn những loại hải sản này.
Thịt và trứng chưa nấu chín
Thịt và trứng là nguồn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất tuyệt vời, mẹ bầu được khuyến khích ăn. Tuy nhiên, mẹ cần chế biến chín kỹ trước khi ăn. Thịt và trứng chưa nấu chín có thể nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm chưa tiệt trùng
Một số sản phẩm lên men tự nhiên, chưa tiệt trùng như sữa tách béo, phô mai mozzarella và phô mai tươi có thể là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ khi chưa mang thai. Tuy nhiên, vì chưa tiệt trùng nên có thể chứa vi khuẩn, gây ngộ độc đối với hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ khi mang thai. Sữa trái cây chưa tiệt trùng cũng là sản phẩm cần tránh.
Trái cây và rau quả chưa rửa
Rất nhiều loại trái cây nằm trong danh sách bầu tháng cuối nên ăn gì, tuy nhiên danh sách này không bao gồm trái cây chưa rửa đâu mẹ nhé!. Tất cả trái cây, rau củ, rau thơm đều cần được rửa sạch trước khi ăn. Nguyên nhân vì nếu chưa rửa sạch tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Một số loại rau củ dễ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc như cây họ đậu, cây họ cải cần được nấu chín trước khi ăn.
Caffeine
Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh tác hại của caffeine đối với thai nhi nhưng mẹ vẫn nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có chứa chất này. Mẹ có thể sử dụng dưới 200mg caffeine mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.
Mẹ bầu không nên uống quá nhiều thực phẩm chứa caffeine
Trong một tách cà phê 240ml chứa khoảng 95mg caffeine. Một tách trà 240ml chứa khoảng 47mg caffeine. 360ml cocacola chứa khoảng 33mg caffeine. Như vậy, một ngày mẹ có thể uống 1 tách trà hoặc cà phê dung tích 240ml hoặc 1 lon cocacola 360ml.
Các loại đồ uống có cồn
Tất cả đồ uống có cồn được chứng minh là gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Cụ thể, chúng làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu, biến dạng khuôn mặt thai nhi, thiểu năng trí tuệ… Do đó, mẹ tuyệt đối không uống những loại đồ uống này khi mang thai, đặc biệt trong tháng cuối thai kỳ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về mẹ bầu tháng cuối nên ăn gì và không nên ăn gì cùng gợi ý danh sách thực phẩm phù hợp. UniDry hy vọng bài viết này có thể giúp mẹ bầu lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp nhất, tốt cho cả mẹ và bé.
Tã sơ sinh UniDry là sự lựa chọn tốt nhất cho bé
Trong tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ đang phân vân không biết lựa chọn loại tã sơ sinh nào cho con, hãy tham khảo sản phẩm của UniDry nhé! Tã sơ sinh của UniDry có những ưu điểm nổi bật sau:
- Thương hiệu uy tín: Thương hiệu tã em bé hơn 20 năm, được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
- Chất liệu an toàn: nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới với quy trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP.
- Thiết kế thoải mái: Bề mặt siêu mềm mại chống hăm hiệu quả.
- Thấm hút tốt: Siêu thấm hút với 3000 lỗ thấm hút cùng công nghệ thấm hút 3D Air Pocket giúp bé khô thoáng lên đến 12 giờ.
- Giá cả hợp lý: Giá cả phải chăng với chất lượng vượt trội giúp mẹ chăm con dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Top những loại tã bỉm tốt cho bé yêu
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Dạy trẻ tập nói thông qua trò chơi và hoạt động thú vị
Dạy trẻ tập nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá
Dấu hiệu cho thấy bỉm không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chọn bỉm phù hợp
Top 10 loại bỉm em bé sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh, việc lựa chọn bỉm phù hợp
8 cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, và
Cách tắm bé sơ sinh an toàn và đúng cách
Tắm cho bé sơ sinh không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn tạo ra
Tìm hiểu các loại tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trẻ sơ sinh luôn là niềm hạnh phúc và trách nhiệm lớn của bất kỳ