Các mốc khám thai quan trọng – 8 thời điểm khám thai mà mẹ cần lưu ý

Các mốc khám thai định kỳ mẹ bầu nhất định phải “nằm lòng”

Khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ luôn là một vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần lưu tâm trong suốt thai kỳ. Bởi lẽ, việc khám thai không chỉ giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé mà còn hỗ trợ phát hiện, xử lý kịp thời thời những bất thường xảy ra. Bài viết dưới đây của UniDry sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu kỹ hơn về các mốc khám thai cần lưu ý. Để từ đó chăm sóc thai kỳ của mình một cách tốt nhất.

1. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai định kỳ đầu tiên: sau trễ kinh 2 – 3 tuần

Đây là mốc khám thai rất quan trọng, để xác định xem liệu mẹ bầu có thực sự mang thai không và xác định vị trí làm tổ của phôi thai. 

Ở lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ thực hiện một số đánh giá như sau:

  • Kiểm tra chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI của cơ thể, nhằm đánh giá tình trạng béo phì, thừa cân. Nếu có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm soát cân nặng khi mang thai. Để hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.
  • Đo mạch, huyết áp, tim phổi… để kiểm tra xem mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật không? Đánh giá chung sức khỏe của người mẹ, bao gồm bệnh lý nội và ngoại khoa.
  • Thử nước tiểu, kiểm tra nồng độ Hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc chắn là mẹ bầu đang mang thai và phôi thai phát triển bình thường.
  • Thực hiện siêu âm đầu dò. Mục đích để biết tình trạng của thai, tuổi thai và vị trí túi thai. Nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh.
  • Kiểm tra xem có mắc bệnh Rubella, giang mai, viêm gan siêu vi B… thông qua việc xét nghiệm máu. Xét nghiệm thêm CMV, Toxoplasma nếu mẹ bầu có tiền sử sảy thai liên tiếp.
Mốc khám thai đầu tiên – sau trễ kinh 2, 3 tuần

Lưu ý:

Cũng tại mốc khám thai này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu một số vấn đề, đó là:

  • Cho mẹ bầu uống bổ sung axit folic, nhằm ngăn chặn tình trạng nứt đốt sống của thai nhi thường xảy ra ở 3 tháng đầu
  • Tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm.
  • Cảnh báo yếu tố, lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Ví dụ như làm việc trong môi trường độc hại, uống rượu, hút thuốc…

Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu cũng nên cung cấp cho bác sĩ biết những thông tin liên quan đến thai kỳ như chu kỳ kinh nguyệt đều hay bất thường, từng bị sảy thai, sinh non, tiền sản giật hay nhiễm trùng ở lần mang thai, lần sinh trước. Hoặc đang điều trị một căn bệnh mãn tính. Hay người thân trong gia đình từng có con bị căn bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh như Down, nứt đốt sống…

2. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai thứ 2: khoảng 6 – 8 tuần mang thai

Ở lần khám thai định kỳ đầu tiên, lúc ấy thai nhi chỉ mới là phôi thai nên vẫn chưa xác định . Vì vậy, bác sĩ sẽ hẹn khám vào lần thứ 2 để kiểm tra tim thai khi thai nhi được khoảng 8 tuần.

Đối với mốc khám thai thứ 2, bác sĩ cũng vẫn tiến hành thăm khám thường quy:

  • Kiểm tra cân nặng.
  • Đo huyết áp.
  • Thử nước tiểu, thử máu của mẹ bầu.
  • Siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của em bé.
Mốc khám thai lần thứ 2 – khoảng 6 hoặc 8 tuần thai

3. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai lần thứ 3: từ 11 – 13 tuần 6 ngày

mốc khám thai thứ 11 – 13 tuần 6 ngày, mẹ bầu và thai nhi sẽ được:

  • Bác sĩ kiểm tra cân nặng, huyết áp và xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu (10 thông số) để đánh giá sức khỏe của mẹ bầu và tình trạng phát triển của em bé.
  • Chỉ định làm xét nghiệm Thalassemia để biết thai nhi có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền. Hay hồng cầu bị vỡ sớm, dẫn đến thiếu oxy hay không?
  • Tiến hành đo chỉ số xung PI của động mạch tử cung.
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy.
  • Kiểm tra các bất thường như: thoát vị rốn, thai vô sọ, bàng quang lớn… có thể thể phát hiện ở tuổi thai này.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim của em bé bằng thiết bị cầm tay Doppler, tùy vào vị trí của thai nhi trong tử cung, cân nặng của mẹ bầu và ngày dự sinh.  Đây cũng có thể là lần đầu tiên mẹ bầu được nghe nhịp đập của bé yêu.
  • Chỉ định thực hiện Double test – xét nghiệm sàng lọc lệch bội nhiễm như Hội chứng Down (Trisomy 210, Hội chứng Edwards (Trisomy 18), Hội chứng Patau (Trisomy 13). Đối với trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn xét nghiệm NIPT – xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai. Hoặc tư vấn sinh thiết gai nhau. 
  • Xét nghiệm máu PIGF để đánh giá nguy cơ tiền sản giật.
Mốc khám thai định kỳ lần thứ 3 – từ 11 đến 13 tuần 6 ngày

4. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai lần thứ 4: từ 14 – 22 tuần 

Đối với mốc khám thai lần thứ 4, khi thai nhi được 14 – 22 tuần, mẹ bầu và em bé cần khám:

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp.
  • Đo bề cao tử cung để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi.
  • Nghe tim thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Nếu mẹ bầu chưa được thực hiện sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện Triple test từ tuổi thai 15 – 18 tuần.
  • Khám hội chẩn tiền sản cho mẹ bầu có kết quả sàng lọc thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc siêu âm thai có phát hiện bất thường.
  • Phát hiện các bất thường của mẹ bầu như hở eo tử cung, tiền sản giật, dọa sảy thai hoặc sinh non…
  • Tiêm mũi đầu tiên của vắc xin phòng uốn ván VAT.
Mốc khám thai lần thứ 4 – từ 14 đến 24 tuần

5. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai lần thứ 5: từ 22 – 28 tuần

Từ mốc khám thai 22 – 28 tuần, mẹ bầu cần đi khám để:

  • Đo huyết áp, kiểm tra cân nặng.
  • Đo bề cao tử cung để theo dõi sự phát triển của em bé.
  • Nghe tim thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm hình thái học thai nhi (siêu âm 4D) nhằm tầm soát các bất thường ở các bộ phận trên cơ thể bé như bụng, chân tay, não, xương… Đồng thời, kiểm tra vị trí bám của bánh nhau, lượng nước ối.
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ bằng cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần.
  • Tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2 (cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước khi sinh 1 tháng).
Mốc khám thai lần thứ 5 – từ 22 đến 28 tuần

6. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai thứ 6: từ 28 – 32 tuần

Ở mốc khám thai định kỳ thứ 6, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành:

  • Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp.
  • Đo bề cao tử cung nhằm theo dõi sự phát triển của em bé.
  • Nghe tim thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Từ lúc thai nhi được 32 tuần, siêu âm tối thiểu 1 lần để xác định lượng ối, ngôi thai, vị trí bánh nhau, đánh giá sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt ở lần siêu âm này, có thể phát hiện các bất thường khởi phát muộn của em bé như giãn não thất, tắc ruột…
  • Tiến hành siêu âm Doppler màu khi thai ≥ 28 tuần, trong một số trường hợp như:
  • Đái tháo đường thai kỳ.
  • Tăng huyết áp thai kỳ.
  • Song thai một bánh nhau.
  • Nghi ngờ trong tử cung thai chậm tăng trưởng. Mẹ bầu cũng tăng cân chậm. Bề cao tử cung không tăng. Các số đo sinh học thai nhi cũng không tăng sau 2 tuần.

Lặp lại siêu âm Doppler màu khi có chỉ định hoặc sau mỗi 2 tuần.

Xem thêm: Lịch khám thai quan trọng 3 tháng cuối thai kỳ

7. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai lần thứ 7: từ 32 – 36 tuần

Từ mốc khám thai 32 – 36 tuần trở đi, mẹ bầu sẽ khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần và sẽ được chỉ định thăm khám các vấn đề như:

  • Đo huyết áp, kiểm tra cân nặng.
  • Đo bề cao tử cung, theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Nghe tim thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Đếm cử động thai dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của bác sĩ, y tá…
  • Tiến hành xét nghiệm Non-stress test để đánh giá sức khỏe của em bé.

8. Các mốc khám thai quan trọng – Mốc khám thai lần thứ 8: từ 36 – 40 tuần

Đối với giai đoạn này, các mốc khám thai quan trọng của mẹ bầu sẽ là 1 lần 1 tuần.

  • Những bước cần khám sẽ giống như 3 tháng giữa thai kỳ. Bên cạnh đó, từ tuần thai 36 trở đi, bác sĩ sẽ xác định thêm ngôi thai, đánh giá khung chậu, ước lượng cân nặng thai nhi, tiên lượng sinh thường hay sinh khó…
  • Đếm cử động thai nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn của bác sĩ, y tá…
  • Được tư vấn cách nhận biết dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời nhập viện. Một số triệu chứng cần nhập viện ngay, đó là đau bụng từng cơn, chảy nước ối, ra huyết âm đạo, thai nhi ít cử động hoặc không cử động,…

Hy vọng với những mốc khám thai quan trọng được chia sẻ như trên thì các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Đừng quên lưu lại lịch khám thai định kỳ để thuận tiện cho việc thăm khám nhé!

Bên cạnh việc ghi nhớ các mốc khám thai định kỳ thì mẹ bầu cũng đừng quên chuẩn bị đầy đủ đồ đạc tiện ích… để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời. Và nếu chưa biết lựa chọn tã, bỉm nào thì hãy lựa chọn ngay sản phẩm của UniDry.

Lý do nên chọn UniDry, đó là:

  • Thương hiệu đã có kinh nghiệm hơn 20 năm, luôn đồng hành cùng các mẹ bỉm sữa Việt trong hành trình chăm sóc em bé sơ sinh.
  • Sản phẩm của UniDry được thiết kế mềm, mỏng, có ứng dụng công nghệ khóa ẩm 3D Air Pocket và 3000 rãnh siêu thấm, đảm bảo khả năng thấm hút vượt trội. Nhờ đó, cũng giúp cho bé yêu luôn thoải mái, khô thoáng suốt 12 giờ.
  • Nguyên liệu để sản xuất luôn được chọn lọc kỹ càng, trải qua quá trình sản xuất khép kín và kiểm tra kỹ lưỡng, nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ mang lại sự an toàn cho bé yêu.
  • Mức giá hợp lý, cạnh tranh. Đặc biệt luôn tương xứng với chất lượng vượt trội, hỗ trợ mẹ bỉm chăm con tốt nhất.

 

Bài viết cùng chủ đề