Mẹ bị khó ngủ, mất ngủ khi mang thai và muốn biết tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất? Trong bài viết này, UniDry sẽ chia sẻ với mẹ những tư thế ngủ tốt nhất, cũng như những tư thế ngủ mẹ bầu cần tránh khi mang thai. Mẹ theo dõi bài viết ngay nhé!
Tại sao mẹ bầu khó ngủ trong thai kỳ?
Khi mang thai, hầu hết mẹ bầu đều được tư vấn rằng cần ngủ nhiều hơn so với bình thường để đáp ứng nhu cầu thể chất của thai kỳ. Tuy nhiên, do những thay đổi khi mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp vấn đề về giấc ngủ. Điều này dẫn tới mệt mỏi, không tỉnh táo suốt cả ngày.
Mẹ bầu thường khó ngủ do cơ thể thay đổi khi mang thai
Một số yếu tố có thể làm gián đoạn giấc ngủ khi mang thai như đi vệ sinh vào ban đêm, buồn nôn, ợ chua, đau lưng dưới, chuột rút ở chân… Hơn nữa, khi bụng ngày càng lớn, mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tìm tư thế ngủ thoải mái. Tất cả những yếu tố này có thể khiến mẹ bầu khó có được giấc ngủ chất lượng cao.
Trong những phần tiếp theo, UniDry sẽ chia sẻ những tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất, những tư thế ngủ cho bà bầu nên tránh và một số biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ của mẹ bầu. Những thông tin này đều là lời khuyên từ chuyên gia, có giải thích nguyên nhân cụ thể, rõ ràng.
Tư thế ngủ cho bà bầu như thế nào là tốt?
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng một khi bụng bắt đầu to ra, tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái với đầu gối cong. Tư thế ngủ cho bà bầu này giúp mẹ thoải mái hơn. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và bé.
Tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất là nằm nghiêng bên trái
Máu lưu thông giúp các cơ quan và em bé nhận được chất dinh dưỡng và oxy cần thiết. Đồng thời, tư thế này cũng làm giảm khả năng sưng ở mắt cá chân và chân cho mẹ.
Nằm sấp cũng là tư thế ngủ cho bà bầu an toàn trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ hai, tư thế ngủ này không còn phù hợp nữa. Nguyên nhân vì từ thời gian này trở đi, bụng mẹ bắt đầu to lên rõ rệt.
Mẹ cũng có thể nằm ngủ nghiêng về bên phải khi mang thai. Tuy nhiên, tư thế này có thể gây áp lực lên gan. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng mẹ chỉ nên nằm tư thế này trong thời gian ngắn mà thôi.
Tư thế ngủ mẹ bầu cần tránh
Ngoài việc không khuyến khích ngủ nghiêng bên phải trong thời gian dài, các bác sĩ cảnh báo bà bầu không nên nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Tư thế này khiến trọng lượng của tử cung tạo áp lực lên động mạch chính, tim khó bơm máu cho cả mẹ và con.
Bà bầu nên tránh là nằm ngửa vì sẽ gây áp lực cho phần lưng dưới và thai nhi
Hơn nữa, nằm ngửa có thể gây áp lực lên cột sống. Tư thế này có thể dẫn đến đau lưng dưới hoặc khiến mẹ đau càng dữ dội hơn. Nằm ngửa cũng là nguyên nhân gây ngủ ngáy và các vấn đề về hô hấp khác trong khi ngủ. Ngoài ra, một số mẹ bầu còn cảm thấy khó chịu và chóng mặt khi nằm ngửa.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bà bầu nằm ngửa và nghiêng về bên phải khi ngủ trong 30 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể không làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Do đó, ở hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ bầu đã quen nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên phải khi ngủ có thể lựa chọn tư thế ngủ này trong thời gian ngắn.
Cách giúp bà bầu tìm một vị trí thoải mái khi ngủ
Nếu mẹ bầu đã quen nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ thì việc chuyển sang ngủ nghiêng khá khó khăn. Ngay cả khi mẹ quen nằm nghiêng khi ngủ thì việc ngủ ở tư thế này khi mang thai cũng có thể khiến mẹ không thoải mái.
Tuy nhiên, có một số cách giúp mẹ bầu tìm được tư thế ngủ thoải mái nhất như sau:
- Cong đầu gối: Các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên ngủ nghiêng với một hoặc cả 2 đầu gối cong lại. Việc này giúp giảm áp lực lên lưng, giảm hoặc ngăn ngừa đau lưng khi mang thai.
- Sử dụng gối: Mẹ bầu có thể thử gác chân lên gối, kẹp gối giữa 2 chân, tựa lưng vào gối, tựa bụng vào gối… hoặc thủ với bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Điều này giúp mẹ giảm bớt sự khó chịu và đau đớn khi mang thai. Hiện nay, còn có nhiều loại được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người mang thai khi ngủ.
- Sử dụng đệm hoặc tấm phủ đệm (ga trải giường) thoải mái: Mẹ bầu hãy chọn sản phẩm có chất liệu phù hợp và cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Một số loại ga đệm thiết kế dành riêng cho bà bầu, hỗ trợ giảm đau hông khi ngủ nghiêng.
- Nằm nâng phần thân trên: Nếu mẹ bị ợ nóng vào ban đêm, hãy thử nâng phần đầu của đệm hoặc giường lên. Tư thế ngủ cho bà bầu như vậy có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu và đau nhức cơ thể khi mang thai.
- Ngủ bên trái giường: Nếu mẹ không quen ngủ nghiêng bên trái, cách này có thể giúp mẹ có xu hướng ngủ nghiêng về bên trái một cách tự nhiên.
Một số cách giúp bà bầu ngủ ngon hơn khi mang thai
Bên cạnh việc tìm ra vị trí và tư thế nào hỗ trợ tốt nhất cho giấc ngủ khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để ngủ ngon hơn.
Ngủ và dậy đúng giờ
Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong thời gian dài sẽ hình thành thói quen cho mẹ. Khi đó, cơ thể sẽ hình thành đồng hồ sinh học tự nhiên. Đến giờ đi ngủ, cơ thể sẽ tạo ra tín hiệu báo hiệu có cơ thể là đã đến giờ đi ngủ rồi, mẹ sẽ thấy buồn ngủ và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Mẹ bầu nên thực hành thói quen ngủ và dậy đúng giờ
Mẹ cũng có thể thưởng thức đồ uống nhẹ hoặc tắm nước ấm trước khi ngủ cho dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, mẹ hãy hỏi bác sĩ về nhiệt độ thích hợp cho cơ thể mẹ và thai nhi nhé!
Giường chỉ là nơi để ngủ mà thôi
Nhiều mẹ có thói quen làm việc, ăn uống, tập yoga, nằm lướt điện thoại… ngay trên giường ngủ. Đây là những thói quen ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ, gây xao nhãng, dẫn tới khó ngủ.
Để giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, mẹ nên loại bỏ tất cả những yếu tố gây khó ngủ như đèn quá sáng, máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi… ra khỏi khu vực phòng ngủ. Như vậy, mẹ sẽ không bị phân tâm khi đi ngủ, giúp cảm giác buồn ngủ đến nhanh hơn.
Ngủ trưa khi cần thiết
Nếu mẹ khó ngủ suốt đêm, có thể ngủ ban ngày để bù lại thời gian nghỉ ngơi đã mất. Tốt nhất, mẹ nên có giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, tránh ngủ lúc chiều tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Thực hành các bài tập thư giãn để kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng khiến nhiều bà bầu không thể ngủ ngon. Các bài tập thư giãn có thể giúp làm dịu cảm giác này, chuẩn bị cho giấc ngủ ngon hơn. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại để có hiệu quả tốt nhất.
Tư thế ngủ cho bà bầu – Tập thiền sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng
Ăn và uống ít hơn vào buổi tối
Mặc dù chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng khi mang thai, mẹ vẫn nên hạn chế ăn và uống quá nhiều vào buổi tối. Việc ăn quá no hay uống quá nhiều nước cũng khiến mẹ khó ngủ vào ban đêm.
Tuy nhiên, khi mang thai thường đói rất nhanh do nhu cầu dinh dưỡng lớn. Nếu quá thèm ăn, mẹ có thể bổ sung một số món ăn nhẹ dễ tiêu và tốt cho sức khỏe như bánh quy giòn, trứng luộc, các loại hạt, trái cây, bánh mì nguyên cám…
>>> Xem thêm: Top 30 món ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Hạn chế nạp caffeine
Caffeine cản trở giấc ngủ, mẹ hãy giảm tiêu thụ cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffeine. Các loại nước ngọt có ga hay nước tăng lực đều chứa caffeine, mẹ nên hạn chế uống.
Uống đầy đủ vitamin khi mang thai
Mẹ bầu uống vitamin như sắt và axit folic giúp em bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc này còn có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng chân không yên (một chứng rối loạn giấc ngủ thường ảnh hưởng đến người mang thai). Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại vitamin cần thiết và liều lượng cần thiết nhé!
Luyện tập thể dục đều đặn
Các chuyên gia khuyên bà bầu nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn trong suốt thai kỳ (ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, sức khỏe yếu cần hạn chế vận động). Tuy nhiên, mẹ nên tránh các môn thể thao vận động mạnh, thể thao đồng đội. Mẹ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hay đi bộ.
Yoga nhẹ nhàng là bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai
Đặc biệt, các bài tập kéo dài và tăng cường sức mạnh có thể giúp mẹ bầu hạn chế đau lưng dưới và giảm khả năng bị chuột rút chân. Mẹ nên tập các động tác tập trung vào thân, cơ bụng và cơ lưng. Điều này có thể giúp cơ thể mẹ thoải mái hơn trước những thay đổi diễn ra trong thai kỳ.
Mặc dù tập thể dục thường giúp thúc đẩy giấc ngủ, nhưng mẹ hãy tránh các hoạt động mạnh trước khi đi ngủ để cơ thể bạn có thời gian thư giãn. Ngoài ra, mẹ hãy xin lời khuyên từ bác sĩ về các bài tập và cường độ tập an toàn với tình trạng sức khỏe nhé!
Xin lời khuyên từ bác sĩ
Điều quan trọng nhất khi khó ngủ là cần phải nói chuyện với bác sĩ về tình trạng này. Một số tình trạng có liên quan đến nguy cơ biến chứng thai kỳ cao. Khi đó, bác sĩ có thể đưa ra các gợi ý và phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Việc này còn giúp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé sau này.
>>> Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu nên biết
Kết luận
Trên đây là những thông tin tổng hợp về tư thế ngủ cho bà bầu tốt nhất, tư thế ngủ bà bầu nên tránh và những cách giúp bà bầu ngủ ngon hơn. UniDry hy vọng rằng, qua bài viết này có thể giúp mẹ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
Tã sơ sinh UniDry là thương hiệu được nhiều mẹ bầu lựa chọn cho bé yêu
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu khó ngủ trong thai kỳ, trong đó bao gồm tư thế ngủ không thoải mái, việc lựa chọn đồ dùng cho con, lựa chọn quần áo cho con, lựa chọn tã sơ sinh cho con… Tã sơ sinh của UniDry là thương hiệu uy tín 20 năm, chất liệu chọn lọc kỹ lưỡng, thiết kế sử dụng công nghệ thấm hút hiệu quả sẽ giảm phần nào mối lo cho mẹ, giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Tã sơ sinh UniDry với bề mặt siêu mềm mại với tinh chất tràm trà chống hăm hiệu quả. Thiết kế 3000 rãnh thấm hút cùng công nghệ 3D Air Pocket giúp bé khô thoáng lên đến 12 giờ. Mẹ cũng không cần lo về giá vì sản phẩm có giá cả phải chăng với chất lượng vượt trội giúp mẹ chăm con dễ dàng hơn.
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Dạy trẻ tập nói thông qua trò chơi và hoạt động thú vị
Dạy trẻ tập nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá
Dấu hiệu cho thấy bỉm không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chọn bỉm phù hợp
Top 10 loại bỉm em bé sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh, việc lựa chọn bỉm phù hợp
8 cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, và
Cách tắm bé sơ sinh an toàn và đúng cách
Tắm cho bé sơ sinh không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn tạo ra
Tìm hiểu các loại tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trẻ sơ sinh luôn là niềm hạnh phúc và trách nhiệm lớn của bất kỳ