Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải trong tam cá nguyệt thứ ba. Nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Nếu nhận biết và điều trị sớm tiểu đường thai kỳ sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có. Vậy những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối như thế nào? Phòng ngừa và điều trị căn bệnh nào ra sao? Cùng UniDry đi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối rất nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé
Tổng quan về bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện ở mẹ bầu và được phát hiện thông qua việc kiểm tra chỉ số đường huyết. Đây là một trong những bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất cứ mẹ bầu nào, dù trước đó mẹ không có tiền sử bị tiểu đường. Tình trạng bệnh này được coi là tạm thời và nó sẽ chấm dứt sau khi mẹ bầu sinh nở. Nhưng nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Khi cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ Insulin, sẽ khiến cho lượng đường được nạp vào cơ thể chuyển hóa thành năng lượng kém hiệu quả. Chính vì vậy, nồng độ đường trong máu của mẹ bầu tăng cao gây ra tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là những chỉ số đường huyết cho thấy mẹ bầu vẫn trong ngưỡng an toàn, không bị tiểu đường thai kỳ:
- Đường huyết khi đói: < 5.1 mmol/l (92 mg/dl);
- Đường huyết sau khi ăn 1 giờ: < 10 mmol/l (180 mg/dl);
- Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: ≤ 8.5 mmol/l (153 mg/dl).
Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Theo nghiên cứu của bác sĩ sản khoa Barbara E. Simpson, M.D. cho biết “May mắn thay, bệnh tiểu đường thai kỳ rất dễ chẩn đoán và quản lý. “Xét nghiệm đường huyết lúc đói có thể đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ.”
Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối đều khó có thể nhận biết trong cuộc sống. Cách duy nhất để biết được mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không là làm xét nghiệm đường máu trong khoảng từ từ tuần thai 24 đến 28.
Mệt mỏi là dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Cũng có một số mẹ bầu có thể tự nhận thấy được mình mắc tiểu đường thai kỳ thông qua các dấu hiệu cụ thể như:
- Khát nước nhiều hơn bình thường: Nếu bạn cảm thấy thường xuyên khát nước và lượng nước nạp vào cơ thể nhiều hơn thì đó là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
- Mệt mỏi, buồn ngủ: Nếu bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, muốn nằm nghỉ trong tam cá nguyệt thứ 3 thì rất có thể bạn đã mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
- Luôn cảm thấy khô miệng: Mặc dù lượng nước bạn uống rất nhiều nhưng vẫn thấy khát nước thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn bị tiểu đường thai kỳ.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, chắc chắn mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn. Bởi lúc này thai nhi lớn, tạo áp lực lên bàng quang. Nhưng nếu mẹ bầu đi tiểu liên tục, đặc biệt vào ban đêm thì rất có thể mẹ đã mắc tiểu đường.
- Mắt mờ: Khả năng nhìn bị giảm cũng là dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận thấy của những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Nếu mẹ cảm thấy thị lực của mình kém đi thì hãy kiểm tra lượng đường trong máu của mình ngay nhé.
- Khô môi, khô miệng: Khi lượng đường trong máu cao, đi tiểu thường xuyên cũng sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu bị mất nước. Mẹ sẽ luôn cảm thấy môi mình bị khô, nứt nẻ. Nếu tính trạng này diễn ra dài cũng sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men ở miệng và cổ họng.
- Tăng cân quá nhanh: Nếu mẹ cảm thấy cân nặng của mình tăng quá nhanh ở 3 tháng cuối của thai kỳ, kèm theo những triệu chứng như luôn thèm uống nước, mệt mỏi, buồn ngủ… thì có thể mẹ đã bị tiểu đường. Nguyên nhân của tình trạng tăng cân này là do lượng đường không được chuyển hóa thành năng lượng tối đa.
Những ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối
Theo nghiên cứu y khoa, những đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ gồm có:
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
- Bản thân thai phu đã mắc tiểu đường.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Trong lần mang thai trước mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.
- Mẹ mắc chứng thừa cân, béo phì.
- Mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Mẹ bầu có tiền sử bất dung nạp Glucose.
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Nhưng mẹ bầu có thể ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng một số phương pháp sau:
- Mẹ bầu ăn uống lành mạnh, chọn những thực phẩm thanh đạm.
- Duy trì vận động, thể thao nhẹ nhàng.
- Giảm bớt cân nặng trước khi mang thai.
- Thăm khám thường xuyên.
Vào tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hẹn lịch xét nghiệm lượng đường trong máu. Để làm được xét nghiệm này, mẹ bầu buộc yêu cầu không ăn uống từ 8h tối hôm trước. Khi đến phòng khám, bạn sẽ được cho uống một cốc dung dịch Glucose, sau đó nghỉ ngơi một giờ.
Sau một giờ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu thông số có bất thường thì bác sĩ sẽ yên cầu làm các xét nghiệm chuyên sâu.
Xét nghiệm đường huyết từ tuần 24 đến 28 để biết được mẹ bầu có bị tiểu đường hay không
Nếu xác định mẹ bầu bị chứng tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sẽ có kế hoạch thăm khám và điều trị phù hợp.
- Mẹ bầu sẽ được hẹn thời gian kiểm tra lượng đường trong máu để xem xét tiến triển của bệnh.
- Có chế độ ăn lành mạnh, ít tinh bột, không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế đường tinh chế và carbohydrate.
- Tự theo dõi đường huyết tại nhà.
Tiến sĩ Simpson giải thích: “Bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh. “Bạn có thể cần tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu sau khi sinh. Thử nghiệm glucose lặp lại đó sẽ được thực hiện vào lần khám sau sinh 6 tuần của bạn để đảm bảo rằng bệnh tiểu đường thai kỳ đã được giải quyết. Một lý do khác khiến việc thăm khám sau sinh rất quan trọng!”
Những biến chứng sức khỏe do tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối gây ra
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tất cả mẹ bầu đều phải trải qua cuộc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ với những cốc nước màu cam có vị ngọt đáng sợ. Sau đó là thời gian chờ để xét nghiệm máu. Những tưởng trải nghiệm đáng sợ này mang đến những bất tiện cho mẹ bầu. Nhưng hoàn toàn không. Cuộc xét nghiệm máu này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được mẹ có bị tiểu đường thai kỳ hai không.
Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thai nhi khi sinh ra quá to
Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu quá cao sẽ khiến lượng đường trong máu của em bé cũng tăng cao. Khi lượng đường trong máu quá cao thì tốc độ phát triển của em bé cũng rất nhanh. Cân nặng của thai nhi tăng nhanh, thai nhi đạt cân nặng vượt tiêu chuẩn.
Thai nhi quá lớn sẽ dẫn đến việc sinh nở tự nhiên gặp khó khăn. Mẹ bầu cần sẽ phải sinh mổ để lấy thai tránh những biến chứng sản khoa. Nếu mẹ bầu vẫn cố sinh thường sẽ gây chấn thương thần kinh cho em bé.
Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phải sinh mổ lấy thai để đảm bảo an toàn
Bắt buộc mổ lấy thai
Thai nhi quá lớn bắt buộc phải mổ bắt con để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, phải sinh mổ thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn so với những mẹ bầu khỏe mạnh.
Mẹ mắc chứng tiền sản giật
Mẹ bầu bị huyết áp cao, nước tiểu có chứa Protein tay chân sưng phù sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, cần được thăm khám, chẩn đoán và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ có chuyên môn. Tiền sản giật và huyết áp cao có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu mắc chứng tiền sản giật hoặc huyết áp cao thì nguy cơ sinh non cao.
Hạ đường huyết
Những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ trong tháng cuối mà dùng thuốc điều trị tiểu đường sẽ khiến cho lượng đường trong máu xuống thấp. Mẹ bầu gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Đa ối
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thì nguy cơ đa ối rất cao. Nếu tình trạng đa ối không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non. E bé bị thiếu cân.
Mắc tiểu đường tuýp 2
Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thì nguy cơ mắc tiểu đường sau sinh rất cao. Để hạn chế được tình trạng này, mẹ cần theo dõi sát sao chỉ số đường huyết sau sinh.
Lời khuyên cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe
Ăn những thực phẩm lành mạnh, hạn chế tinh bột. Nên tìm cho mình một bác sĩ dinh dưỡng để giúp bạn có được thực đơn đủ chất nhưng vẫn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, kiểm soát được lượng đường trong máu.
Thực đơn dinh dưỡng lành mạnh dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Luyện tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn cũng là cách để mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu. Khi tập thể dục sẽ giúp cân bằng lượng thức ăn được hấp thụ. Bạn nên chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, tập yoga cho bà bầu…
Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
Bởi vì mang thai khiến nhu cầu năng lượng của cơ thể thay đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng là cách giúp bạn kiểm soát lượng đường tốt nhất.
Dùng insulin, nếu cần
Trong trường hợp mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nguy hiểm bắt buộc phải dùng insulin. Nhưng bạn cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Giữ tinh thần luôn thoải mái
Tinh thần căng thẳng, stress nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng trong cơ thể mẹ bầu diễn ra kém hiệu quả. Mẹ nên suy nghĩ theo hướng tích cực. Mẹ bầu nên tìm những phương pháp giúp giảm căng thẳng, duy trì tâm trạng tích cực như đọc sách, vận động nhẹ nhàng, nghe nhạc…
Trong bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin liên quan đến dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, hiểu được tầm quan trọng khi phát hiện ra bệnh sớm, tránh được những biến chứng sản khoa không mong muốn.
Tã bỉm em bé UniDry luôn nâng niu và bảo vệ làn da bé
Mẹ bầu đang tìm kiếm cho em bé nhà mình tã bỉm phù hợp thì đừng bỏ qua thương hiệu UniDry nhé. Đây là dòng tã bỉm rất được lòng các mẹ bỉm trong suốt 20 năm qua. Thiết kế mỏng nhẹ, siêu thấm hút, không trào ngược, không thấm ngược là những ưu điểm nổi bật của sản phẩm này. Tã bỉm UniDry được coi là người bạn đồng hành đắc lực đối với các bà mẹ bỉm sữa.
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Bài viết cùng chủ đề
Top 30+ thực đơn ăn dặm chuẩn khoa học cho bé yêu
UniDry gợi ý 30 thực đơn ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho bé
Cập nhật chỉ số cân nặng của trẻ, bảng chiều cao chuẩn WHO
Các chỉ số cân nặng của trẻ cho thấy sự phát toàn diện. Mỗi trẻ
Các tiêu chí chọn bỉm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn đầu của cuộc sống, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt
Bật mí kích thước miếng dán newborn nhà UniDry và những lưu ý dành cho mẹ bỉm
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán newborn đến từ nhiều
Dạy trẻ tập nói thông qua trò chơi và hoạt động thú vị
Dạy trẻ tập nói là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá
Dấu hiệu cho thấy bỉm không phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, việc chọn bỉm phù hợp
Top 10 loại bỉm em bé sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh, việc lựa chọn bỉm phù hợp
8 cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, và
Cách tắm bé sơ sinh an toàn và đúng cách
Tắm cho bé sơ sinh không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn tạo ra
Tìm hiểu các loại tã cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
Trẻ sơ sinh luôn là niềm hạnh phúc và trách nhiệm lớn của bất kỳ