Trả lời: Không, đau lâm râm bụng dưới không hoàn toàn là dấu hiệu sắp sinh. Triệu chứng này mẹ bầu nào cũng gặp vì thai nhi lớn dần khiến cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi và khó chịu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy cơn đau trở nên dữ dội trong thời gian dài thì vấn đề trở nên nghiêm trọng rồi đó.
Trên đây là giải đáp câu hỏi “Đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh đúng không? Còn trong bài viết dưới đây, Unidry sẽ chia sẻ với mẹ một số nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới khi mang thai, cách điều trị và khi nào cần đi khám bác sĩ.
Trong từng giai đoạn thai kỳ, đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh?
Hiện tượng bị đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh không? Xét theo từng giai đoạn thai kỳ, mẹ bị đau bụng dưới có thể do các nguyên nhân khác nhau.
Đối với 3 tháng đầu
Nếu mẹ bị đau bụng dưới trong ba tháng đầu thai kỳ, có thể do một số nguyên nhân sau:
Mang thai sớm
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều người bị đau hoặc chuột rút. Nguyên nhân là do trứng đang di chuyển vào tử cung. Đây là triệu chứng bình thường của giai đoạn này.
Mang thai ngoài tử cung
Một nguyên nhân khác gây đau bụng dưới trong 3 tháng đầu thai kỳ là do mẹ mang thai ngoài tử cung. Nghĩa là, phôi thai không làm tổ trong tử cung mà ở bên ngoài, thường là trong ống dẫn trứng. Đây là trường hợp hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm với mẹ. Phôi thai lớn dần có thể gây vỡ ống dẫn trứng.

Một số dấu hiệu nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung là:
- Đau nhẹ vùng bụng dưới hoặc xương chậu
- Chảy máu âm đạo
- Đau vùng lưng dưới
- Chuột rút nhẹ một bên xương chậu.
Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn khi phôi thai lớn dần. Một số dấu hiệu cho thấy ống dẫn trứng bị vỡ gồm:
- Cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu, mãi không thuyên giảm.
- Đau vai
- Mất sức
- Chóng mặt
- Ngất xỉu.
Ống dẫn trứng bị vỡ là vô cùng nghiêm trọng, mẹ cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Phương pháp điều trị kết hợp thuốc và phẫu thuật nhằm khắc phục tình trạng vỡ ống dẫn trứng.
Đối với 3 tháng giữa thai kỳ
Mẹ bị đau bụng dưới trong tam cá nguyệt thứ 2 có thể do căng cơ hoặc căng dây chằng. Khi thai nhi lớn dần, bụng mẹ to ra, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung càng căng. Điều này khiến mẹ cảm thấy đau âm ỉ khắp vùng bụng hoặc đau nhói ở một bên. Đau nhiều hơn khi mẹ đứng dậy, đi lại, tắm hoặc ho.

Đối với 3 tháng cuối thai kỳ
Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới trong 3 tháng cuối thai kỳ như sau:
Cơn gò Braxton Hicks (chuyển dạ giả)
Nhiều mẹ thắc mắc đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh không có thể do những cơn đau chuyển dạ giả này. Cơn đau thường xảy ra trong tuần trước khi sinh. Các cơ tử cung co thắt giúp cổ tử cung mềm và mỏng hơn, thuận lợi cho việc sinh nở.

Đây là điều bình thường xảy ra ở cuối thai kỳ. Nhiều người sẽ thấy bớt đau hơn khi đi lại hoặc thay đổi tư thế. Do vậy, nếu mẹ thấy đau quá có thể đứng dậy đi lại nhẹ nhàng xem sao nhé!
Sinh non
Nếu cơn đau không giảm hoặc biến mất khi mẹ đứng dậy đi lại hoặc thay đổi tư thế, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Hiện tượng này xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ. Một số triệu chứng sinh non khác như sau:
- Đau và khó chịu vùng bụng dưới
- Cơn đau lưng âm ỉ không biến mất
- Chuột rút bụng
- Tiêu chảy
- Các cơn co thắt xuất hiện
- Dịch tiết âm đạo nhiều hơn và đặc hơn, có thể thấy máu.
Nếu mẹ gặp bất kỳ triệu chứng sinh non nào ở trên, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ.
Tại sao mẹ bầu đau bụng dưới trong thai kỳ?
Mẹ bầu bị đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh? Nhiều mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng tới con, thậm chí mất con. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng bình thường khi mang thai. Một số nguyên nhân thông thường gây đau bụng dưới trong thai kỳ như sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu là vấn đề phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ đừng lo, vấn đề này có thể được điều trị dễ dàng. Mẹ có thể gặp phải vấn đề này bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Một số triệu chứng như sau:
- Đau vùng bụng dưới
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Sốt
- Mệt mỏi
- Run rẩy
- Đi tiểu nhiều hơn
- Nước tiểu có mùi hôi
- Nước tiểu màu đỏ hoặc đục.

Để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm mẫu nước tiểu. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh này.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai. Một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ như sau:
- Hormone thay đổi trong thai kỳ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Tử cung lớn dần gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Mẹ bị táo bón thai kỳ làm rối loạn sự cân bằng của hệ tiêu hóa.
Cần làm gì khi bị đau bụng dưới trong thai kỳ?
Những cơn đau bụng nhẹ thường sẽ tự khỏi. Mẹ có thể uống acetaminophen để giảm đau. Tuy nhiên, các trường hợp đau bụng do nhiễm trùng đường tiết niệu, mang thai ngoài tử cung hay sinh non thì cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Khắc phục tại nhà
Với trường hợp đau bụng nhẹ, có một số biện pháp giảm đau có thể thực hiện tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi
- Sử dụng miếng đệm nhiệt đặt lên vị trí đau
- Mát-xa bụng
- Tập các bài tập nhẹ nhàng.
Đến gặp bác sĩ
Nếu mẹ thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Phát hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đau bụng dữ dội
- Cơn đau kéo dài trong vài giờ
- Chảy máu âm đạo
- Lên cơn sốt
- Cảm thấy người lâng lâng
- Hoa mắt, chóng mặt.
Kết luận
Mẹ không cần lo lắng đau lâm râm bụng dưới khi mang thai có phải sắp sinh hay không. Đây là vấn đề bình thường ai cũng gặp phải khi mang thai. Cơn đau nhẹ thường tự hết hoặc có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và kéo dài trong vài giờ, tình trạng có thể trầm trọng hơn. Mẹ hãy đến bệnh viện ngay lập tức đề được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu mẹ đang chọn tã cho con mà không biết nên sử dụng loại nào. Mẹ có thể tham khảo tã dán Unidry với những ưu điểm vượt trội sau:
- Thương hiệu tã em bé hơn 20 năm với nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới với quy trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP.
- Siêu thấm hút với 3000 lỗ thấm hút cùng công nghệ thấm hút bong bóng 3D Air Pocket giúp bé khô thoáng lên đến 12 giờ.
- Bề mặt siêu mềm mại với tinh chất tràm trà chống hăm hiệu quả.
- Giá cả phải chăng với chất lượng vượt trội giúp mẹ chăm con dễ dàng hơn.
Lược dịch từ nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant#:~:text=Belly%20pain%20that%20does%20not,pressure%20in%20the%20lower%20belly
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
Gợi ý 30 món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng, giá cả 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhờ thói quen vệ sinh đúng cách
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến, gây khó khăn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chính xác, an toàn nhất
Vùng rốn bé rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh