Kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối dành cho mẹ bầu

Thai lưu được xem là một trong những biến chứng sản khoa rất nguy hiểm với mẹ bầu. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Vậy thai lưu 3 tháng cuối là gì? Làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối? Thông tin chi tiết được Unidry chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Thai lưu 3 tháng cuối là gì?

Thai lưu 3 tháng cuối gây tổn thất về cả sức khỏe và tinh thần cho mẹ
Thai lưu 3 tháng cuối gây tổn thất về cả sức khỏe và tinh thần cho mẹ

Thai lưu 3 tháng cuối là tình trạng em bé trong bụng mẹ đã chết trong khoảng từ tuần thứ 20 trở đi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu 3 tháng cuối. Thai lưu sau 20 tuần lại được chia thành 3 giai đoạn chính:

  • Thai lưu trong khoảng tuần 20 đến 27 gọi là thai lưu sớm.
  • Thai lưu trong khoảng từ tuần 28 đến 36 gọi là thai lưu muộn.
  • Thai lưu sau 36 tuần gọi là thai lưu đủ tháng.

Những người có khả năng thai lưu 3 tháng cuối

Tình trạng thai lưu có thể gặp ở bất cứ bà bầu nào. Thai lưu có thể do yếu tố khách quan hoặc yếu tố chủ quan. Hiểu được những trường hợp dễ bị thai lưu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa biến chứng sản khoa này.

Mẹ mắc các bệnh nguy hiểm

Những bà bầu dễ bị thai lưu 3 tháng cuối là những người mắc những bệnh như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp. Cơ thể mẹ bầu không khỏe mạnh, các chỉ số không cân bằng sẽ gây áp lực lên thai nhi. Thai nhi càng lớn càng chịu tác động mạnh. 

Ngoài ra, những mẹ bầu thường lạm dụng chất kích thích cũng dễ xảy ra tình trạng lưu thai 3 tháng cuối. Chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, ma túy… khiến cho cơ thể mẹ không tự làm chủ được. Chúng khiến cho thai nhi bị tổn thương. Lâu dần, thai nhi không đáp ứng được sẽ tự đào thải.

Mẹ đã từng mắc biến chứng khi mang thai

Một trong những đối tượng cũng dễ bị sảy thai 3 tháng cuối đó là những bà bầu có tiền sử mắc biến chứng khi mang bầu.

  • Bà bầu mang đa thai ( nhiều hơn 1 thai phát triển trong tử cung).
  • Bà bầu mắc chứng ứ mật thai kỳ.
  • Bà bầu từng sinh non, bị tiền sản giật, sinh non….
  • Bag bầu từng bị thai lưu trong lần mang bầu trước đây.
  • Bà bầu mang thai khi tuổi đã lớn. Thường là sau 35 tuổi.
  • Bà bầu từng mắc những bệnh phụ khoa hoặc bệnh xã hội.

Mẹ bầu sống ở vùng xã hội kém phát triển

Mẹ sống ở vùng kém phát triển cũng là đối tượng dễ bị thai lưu
Mẹ sống ở vùng kém phát triển cũng là đối tượng dễ bị thai lưu

Những bà bầu sống ở vùng kém phát triển cũng sẽ có tỷ lệ thai lưu trong 3 tháng cuối nhiều hơn. Bởi khi xã hội chưa phát triển đồng nghĩa với y tế và chăm sóc sức khỏe cũng không được quan tâm. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mẹ và bé cũng không được hiện đại. 

Trong xã hội này, mẹ bầu chịu nhiều áp lực về tinh thần cũng như kinh tế. Họ luôn sống trong căng thẳng, suy nghĩ kéo dài. Môi trường sống bị ô nhiễm. Thực phẩm không đảm bảo. Đây là những yếu tố cơ bản dẫn đến nguy cơ thai chết lưu.

Bên cạnh đó, khi xã hội chưa phát triển đồng nghĩa với y tế và chăm sóc sức khỏe cũng không được quan tâm. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mẹ và bé cũng không được hiện đại. Mẹ bầu không có điều kiện để biết em bé của mình có phát triển toàn diện hay không. Thậm chí có những trường hợp thai chết lưu mà mẹ hoàn toàn không biết.

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Thai lưu trong những ngày đầu thường không có những dấu hiệu nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường chủ quan, không quá để ý. Chỉ đến khi thấy những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối sau thì mới vội vã đi kiểm tra. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu thai có nguy cơ lưu mẹ cần chú ý:

Không thấy cử động thai

Thai nhi cử động kém là dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối
Thai nhi cử động kém là dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ cần quan tâm đầu tiên là không thấy thai nhi đạp. Mẹ cần học cách đếm tần suất bé đạp. Khi thấy bé cử động ít hơn hoặc dừng cử động mẹ cần đi khám ngay.

Ra máu âm đạo 

Ra máu âm đạo cũng là dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ bầu cần nhớ. Khi thấy vùng kín của mình ra máu tươi, hoặc máu có màu đậm thì mẹ cần đi khám ngay.

Dịch âm đạo nhiều

Khi mẹ bầu thấy âm đạo ra dịch nhiều. Dịch có màu vàng, có mùi hôi cũng là một trong những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối. Ngoài ra, dịch âm đạo khác thường có thể là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng vùng kín hoặc vỡ ối sớm.

Bàn tay, bàn chân bị ngứa

Đây là một trong những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mà nhiều mẹ bầu không chú ý. Khi mang bầu mà bàn tay, bàn chân bị ngứa có nghĩa là mẹ đang mắc chứng ứ mật thai kỳ. Gan của mẹ đang có vấn đề. Nếu ứ mật thai kì không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thai lưu, nhất là 3 tháng cuối.

Những xét nghiệm cần làm sau khi thai lưu 3 tháng cuối 

Sau khi xuất hiện những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối, mẹ bầu đi khám và cso kết quả sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ cho mẹ biết con bạn mất vì nguyên nhân gì. Những xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

Chọc ối

Bác sĩ sẽ lấy nước ối xung quanh thai nhi để làm xét nghiệm. Mục đích của xét nghiệm này là kiểm tra xem em bé của bạn có bị dị tật di truyền hoặc nhiễm trùng ối hay không.

Kiểm tra toàn diện sức khỏe cho mẹ sau khi đã xác định thai lưu
Kiểm tra toàn diện sức khỏe cho mẹ sau khi đã xác định thai lưu

Xét nghiệm tử thi của thai nhi

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tử thi tổng quát của thai nhi. Trong quá trình khám này, bác sĩ sẽ có những kết luận vì sao thai lưu. Đồng thời trả lời câu hỏi liệu bạn có bị thai lưu ở lần mang bầu sau hay không.

Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm này sẽ cho biết con bạn có mất do những bệnh di truyền từ bố và mẹ hay không.

Ngoài việc tiến hành những xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh tật của gia đình bạn. Bạn cũng đừng quên nói với bác sĩ về những bệnh mình đã mắc phải trong quá trình có bầu.

Kết quả từ việc thực hiện các xét nghiệm cùng với thông tin tiền sử sức khỏe được khai thác sẽ giúp bác sĩ có kết luận chính xác nhất về nguyên nhân thai lưu. Và tư vấn cho bạn về sự an toàn trong lần mang thai tiếp theo. Trong trường hợp bác sĩ không thể tìm ra được nguyên nhân của thai lưu, kết quả của xét nghiệm cũng giúp bạn giải tỏa một phần tâm lý.

Nguyên nhân gây thai lưu

Sau khi đã tìm hiểu những dấu hiệu của thai lưu 3 tháng cuối, chắc hẳn bạn đang thắc mắc nguyên nhân gây ra tình trạng này nhỉ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu:

Nhiễm trùng ở mẹ hoặc bé

Nguyên nhân đầu tiên gây thai lưu đó là mẹ hoặc bé bị nhiễm trùng. Ban đầu có thể một số bệnh nhiễm trùng không có biểu hiện cụ thể. Chỉ đến khi nó gây tác động nghiêm trọng thì mẹ bầu mới biết. Những bệnh nhiễm trùng gây thai lưu phổ biến như: giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, Cytomegalovirus, listeria, Toxoplasmosis…

Thai lưu do nhiều nguyên nhân gây ra
Thai lưu do nhiều nguyên nhân gây ra

Nhau thai, dây rốn có vấn đề

Nhau thai hoặc dây rốn có vấn đề cũng là nguyên nhân dẫn đến thai lưu ở 3 tháng cuối. Nhau thai có thể bị nhiễm trùng, tắc mạch máu, bong nhau non… Vấn đề liên quan đến dây rốn có thể kể đến như thắt nút, dây rốn bị chèn ép… Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không điều trị kịp thời chắc chắn sẽ gây suy thai, thai lưu.

Các biến chứng sản khoa khi mang thai

Tình trạng thai lưu 3 tháng cuối còn xảy ra khi mẹ bầu gặp những biến chứng sản khoa sau:

  • Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, cao huyết áp…
  • Mẹ mang thai trên 42 tuần mà không có dấu hiệu sinh nở.
  • Mẹ gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn tuyến giáp, lupus, huyết khối, rối loạn tự miễn dịch…
  • Chuyển dạ, vỡ ối, sinh non trước 37 tuần.
  • Mẹ gặp tình trạng xuất huyết thai kỳ.
  • Mẹ gặp tai nạn nghiêm trọng trong quá trình mang bầu.

Những vấn đề ở thai nhi

Nguyên nhân gây suy thai, thai lưu cũng có thể từ chính bản thân thai nhi. Khi gặp một trong những vấn đề dưới đây, thai nhi sẽ dừng phát triển:

  • Em bé bị mắc dị tật bẩm sinh do rối loạn nhiễm sắc thể di truyền. 
  • Bé mắc hội chứng Down.
  • Thai nhi không phát triển. Các chỉ số của thai nhi thấp hơn so với bảng tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi.
  • Không nhận đủ oxy và dinh dưỡng.

Bị thai lưu 3 tháng cuối có thể sinh con khỏe mạnh ở lần sau?

Nếu bạn đã bị thai lưu 1 lần, bạn vẫn mong muốn có em bé cho riêng mình. Điều này hoàn toàn có thể. Quan trọng nhất là bạn phải nghỉ ngơi thật tốt. Tránh nghĩ quá nhiều về em bé đã mất để hạn chế trầm cảm sau sinh. Có như vậy và thể chất và tinh thần của bạn mới sẵn sàng để chào đón em bé tiếp theo.

  • Bạn hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên đặc biệt là trước khi quyết định mang thai. Dựa trên kết quả kiểm tra y tế, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên mang thai vào thời điểm đó hay không.
  • Trong quá trình mang thai cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Cần có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.
  • Có chế độ ăn đủ chất, lành mạnh.
  • Cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ sung.
  • Tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cần sa…
  • Khi thấy có những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ bạn cần đến bệnh viện kiểm tra khẩn cấp.

Sau khi bị thai lưu bao lâu thì nên có thai lại?

Thai lưu mang đến cho mẹ những tổn thương to lớn về mặt tinh thần. Mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để ổn định về tâm lý và sức khỏe. Sau đó có quyết định mang thai nữa hay không là tùy vào cá nhân từng người.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo thời gian tối thiểu để mang thai lại sau khi bị thai lưu là 6 tháng. Các mẹ đừng quá mong con mà để có thai lại sớm sẽ không đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ bầu nên biết. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với những ai đã và sẽ mang bầu. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề dùng tã, bỉm nào cho bé sau sinh an toàn. Vậy đừng bỏ qua thương hiệu tã bỉm Unidry của người Việt nhé. Unidry là thương hiệu tã, bìm có lịch sử lên đến 20 năm tại Việt Nam. Các dòng sản phẩm hiện nay được xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới.

 Với tiêu chí an toàn cho em bé là hàng đầu, tã bỉm Unidry được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu ngoại nhập. Dây chuyền sản xuất cũng tiên tiến và được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường. Tã bỉm Unidry hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành hữu hiệu với bạn trong hành trình cùng con lớn khôn!

Lược dịch từ nguồn: https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/miscarriage-loss-grief/stillbirth

Bài viết cùng chủ đề