[Tư vấn] Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối phải làm sao?

Bị viêm họng khi mang thai có lẽ là điều mẹ bầu nào cũng gặp. Đau họng không phải là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách cũng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây Unidry sẽ giúp bạn giải đáp.

Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng có nguy hiểm không?
Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể đến từ môi trường sống, virus hoặc sự thay đổi của hormone trong thai kỳ. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng ở bà bầu 3 tháng cuối:

Viêm họng do virus

Hầu hết các trường hợp bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối đều là do virus gây ra. Những virus này cũng sẽ gây nên những bệnh như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi bị viêm họng do virus thì thuốc kháng sinh hoàn toàn vô hiệu lực. Mẹ bầu chỉ có thể tự tăng đề kháng và khỏi trong vòng 7-14 ngày.

Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng do nhiều nguyên nhân
Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng do nhiều nguyên nhân

Để giảm tối đa nguy cơ mắc cúm trong khi mang bầu, đặc biệt là khi mang bầu 3 tháng cuối thì bạn cần tiêm phòng cúm trước khi có thai. Bởi virus cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho em bé của bạn.

Viêm họng do vi khuẩn

Khi bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng do vi khuẩn thì hoàn toàn có thể điều trị bằng kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ. Viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra đang là tình trạng phổ biến nhất  hiện nay. Khi điều trị bằng kháng sinh, mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ yêu cầu. Tránh trường hợp dùng thuốc giữa chừng sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn. Lúc này thời gian điều trị kéo dài hơn.

Môi trường chứa chất kích thích

Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng có thể do các chất kích thích ngoài môi trường. Đó có thể là khói bụi phấn hóa, khói thuốc lá… Khi hít phải những thứ này bạn sẽ thấy mũi và họng khó chịu, sau đó là ho kéo dài. Phương pháp điều trị tốt nhất đó là đeo khẩu trang và tránh xa những nguồn gây kích ứng.

Viêm xoang

Mẹ bầu 3 tháng cuối bị viêm xoang cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng kéo dài. Dịch nhầy trong xoang mũi chảy xuống cổ họng, khiến cổ họng khó chịu. Tình trạng ho mãn tính xuất hiện.

Miễn dịch bị suy giảm

Khi mẹ có bầu cũng là lúc hệ thống miễn dịch có nhiều thay đổi. Miễn dịch cho cơ thể mẹ yếu hơn. Thay vào đó, cơ thể tăng cường miễn dịch để bảo vệ thai nhi. Vì vậy bà bầu 3 tháng cuối cũng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Một nguyên nhân dẫn đến bà bầu 3 tháng cuối viêm họng là do nội tiết tố thay đổi. Mẹ bầu luôn cảm thấy khô miệng, khát nước, khô họng và đau họng. Nếu bị viêm họng do nguyên nhân này thì chỉ còn cách bạn uống nước ấm thường xuyên. Bên cạnh đó là sử dụng kẹo ngậm để giảm cơn ho.

Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng gây nhiều mệt mỏi
Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng gây nhiều mệt mỏi

Trào ngược dạ dày

Trào ngược axit dạ dày lên thực quản cũng là nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng cuối viêm họng. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi lớn lên đã chèn ép vào dạ dày, khiến cho việc tiêu hóa chậm hơn. Lượng axit trong dạ dày lớn trào ngược lại thực quản. Mẹ bầu sẽ có cảm giác nóng rát phía cổ họng như bị viêm họng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm họng.

Bà bầu viêm họng 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Viêm họng khi mang thai hoàn toàn không nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nó ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Khi bị viêm họng, mẹ bầu chỉ cảm thấy mệt, khó chịu, chán ăn…Nhưng để yên tâm hơn, khi bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nó giúp mẹ bầu tránh những di chứng không đáng có.

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối nên đi khám bác sĩ khi nào?

Như đã nói ở trên, mặc dù viêm họng không phải là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiêm. Nhưng trong những trường hợp sau bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng không được chủ quan:

Bà bầu bị sốt

Nếu như mẹ bầu bị đau họng và sốt từ 38 độ trở lên thì bạn cần đi khám ngay. Bởi những cơn sốt kéo dài, sốt ở nhiệt độ cao cũng sẽ gây nguy hiểm cho em bé.

Nghi ngờ bị cúm

Nếu mẹ bầu 3 tháng cuối bị viêm họng, kèm theo cơ thể ớn lạnh, sốt cao kéo dài thì rất có thể mẹ bầu đã nhiễm cúm. Khi mang bầu nhiễm cúm là rất nguy hiểm đối với em bé. Lúc này mẹ cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và dùng thuốc thích hợp.

Phát ban

Nếu mẹ bầu 3 tháng cuối viêm họng kèm theo phát ban thì cũng cần đến bệnh viện nay. Bởi đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm, cần điều trị kịp thời.

Mẹ bầu bị viêm họng nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Mẹ bầu bị viêm họng nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Nhiễm liên cầu khuẩn

Viêm họng ở bà bầu 3 tháng cuối do nhiễm liên cầu khuẩn thường có những triệu chứng rất rõ ràng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau họng. Phía dưới lưỡi sẽ xuất hiện các đốm trắng, đỏ xen kẽ. Để biết mình có nhiễm liên cầu khuẩn hay không thì bắt buộc mẹ bầu phải đến các cơ sở y tế. Khi mẹ bầu 3 tháng cuối bị viêm họng do liên cầu khuẩn thì phương thức điều trị hữu hiệu nhất là dùng kháng sinh.

Phương pháp điều trị viêm họng nào bà bầu 3 tháng cuối nên tránh

Trong khi điều trị viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối, có một số phương pháp không được khuyến cáo sử dụng.

  • Không dùng thuốc có chứa Aspirin, Ibuprofen, các loại trà có chứa cafein.
  • Bổ sung vitamin C mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị viêm họng, sốt… thì mọi thường bổ sung vitamin C để tăng cường đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Nhưng mẹ bầu nên hiểu, khi có dấu hiệu của viêm họng mà dùng quá nhiều vitamin C sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
  • Bổ sung kẽm để tăng cường sức khỏe. Kẽm cũng là khoáng chất mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai. Vì vậy, đừng tự ý tăng liều lượng sử dụng để tăng đề kháng theo như lời đồn. Bởi bổ sung kẽm quá liều cũng gấp áp lực lớn lên gan, thận của mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể dùng được thuốc gì?

Thuốc trị viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn
Thuốc trị viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn

Bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng có thể sử dụng được một số thuốc để điều trị. Nhưng bạn phải đảm bảo dùng đúng loại thuốc cũng như liều lượng được hướng dẫn. Trước khi quyết định dùng bất cứ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những loại thuốc được dùng để điều trị viêm họng cho bà bầu như:

  • Kháng sinh: Những loại kháng sinh an toàn cho bà mẹ và thai nhi để trị viêm họng như: cephalexin, amoxicillin, penicillin.
  • Acetaminophen cũng là thuốc dùng để điều trị viêm họng cho bà bầu nhanh. Mặc dù nó không tác động mạnh đến cơ thể mẹ và thai nhi nhưng nếu dùng quá liều sẽ gây tổn thương cho gan.
  • Các loại siro ho, thuốc xịt họng thảo dược.
  • Các loại thuốc kháng axit. Loại thuốc này được dùng để điều trị viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối do trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Những thuốc kháng sinh an toàn được khuyến cáo đó là Tums hoặc Rolaids. Dòng thuốc này có chứa canxi cacbonat để giữ nước cho cơ thể mẹ.

Những cách điều trị viêm họng cho bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối

Bên cạnh việc điều trị viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối bằng thuốc thì bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp dưới đây: 

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể

Hãy chắc chắn rằng bạn không bị sốt trước khi điều trị viêm họng. Bởi sốt là dấu hiệu cơ thể bạn bị nhiễm trùng ở vị trí nào đó và cần được điều trị ngay. Nếu tình trạng sốt cao trên 38 độ C kéo dài sẽ khiến bạn dễ bị sinh non. Em bé sinh ra nhẹ cân.

Uống thuốc Tylenol

Đây là thuốc điều trị viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn. Khi bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng, bạn có thể dùng ngay Tylenol hoặc acetaminophen để giảm đau.

Súc miệng bằng nước muối

Dùng nước muối ấm để súc miệng cũng là phương pháp chữa viêm họng cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn. Khi súc miệng bằng nước ấm sẽ giúp loại bỏ chất nhầy, chất kích thích gây ho. 

Bạn có thể tự pha nước muối loãng hoặc mua nước muối sinh lý bán ngoài hiệu thuốc. Nhấp một ngụm nhỏ vào miệng và ngửa đầu ra sau để nước muối xuống sâu nhất có thể. Thời gian súc miệng khoảng 1 phút mỗi lần. Mỗi ngày bạn nên súc miệng bằng nước muối khoảng 4-6 lần.

Uống trà với chanh, mật ong ấm

Trà chanh mật ong ấm giúp giảm cơn đau họng
Trà chanh mật ong ấm giúp giảm cơn đau họng

Uống trà với chanh, mật ong ấm cũng là cách giúp mẹ bầu giảm cơ đau họng. Thức uống này giúp làm loãng đờm, chất nhầy trên mũi và cổ họng. Từ đó các triệu chứng viêm họng cũng thuyên giảm. Uống trà chanh mật ong ấm còn là phương pháp giúp cân bằng nước cho cơ thể mẹ bầu.

Sử dụng viên ngậm hoặc thuốc xịt họng

Dùng thuốc xịt họng hay viên ngậm thảo dược để giảm ho cũng là cách trị ho an toàn cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Khi cảm thấy đau họng, hãy ngậm viên ngậm hoặc xịt họng có tinh chất bạc hà để quên đi cơn đau. Nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý, dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi cơ thể mẹ mang thai là lúc hệ thống miễn dịch yếu hơn bình thường. Vì vậy, để cơ thể nhanh hồi phục, cơn đau họng nhanh dứt mẹ cần kết hợp giữa nghỉ ngơi hợp lý với ăn uống điều độ. Đừng cố chấp làm việc sẽ khiến cơ thể mẹ mệt hơn. Cơn đau họng cảm giác dài hơn, đau hơn.

Các biện pháp phòng ngừa đau họng cho bà bầu 3 tháng cuối

Để hạn chế tình trạng bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thì bạn nên chú ý phòng bệnh. Dưới đây là những biện pháp hạn chế đau họng ở bà bầu 3 tháng cuối:

  • Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể: Việc uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể hoàn thiện quá trình trao đổi chất mà việc tuần hoàn máu cũng dễ dàng hơn. Quá trình chuyển hóa năng lượng cũng diễn ra hoàn chỉnh hơn. Những độc tố được thải ra ngoài giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
  • Thực đơn đa dạng, giàu dinh dưỡng: Để hạn chế tình trạng đau họng ở bà bầu 3 tháng cuối mẹ cần ăn uống đủ chất. Trong thực đơn hàng ngày không thể thiếu chất đạm, khoáng chất, vitamin để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
  • Tập thể dục hàng ngày: để có sức khỏe dẻo dai, tránh những bệnh vặt như viêm họng thì mẹ bầu cũng cần vận động nhẹ nhàng hàng ngày. Mẹ có thể tập những bài tập Yoga cho bà bầu để khiến các khớp xương linh hoạt hơn. Mẹ bầu dễ sinh hơn. Tinh thần được thoải mái.
  • Luôn giữ cho nhà cửa, không gian sinh hoạt được sạch sẽ, thoáng mát.
  • Giữ cho phần cổ, ngực và bàn chân luôn ấm cũng tránh được viêm họng cho bà bầu.
  • Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
  • Không uống nước lạnh, đồ ăn cay nóng, chất kích thích…

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp đến mẹ bầu những thông tin xung quanh vấn đề bà bầu 3 tháng cuối bị viêm họng. Mặc dù căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan và điều trị không đúng cách cũng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Bạn đang đau đầu không biết lựa chọn sản phẩm bỉm, tã nào để dùng cho bé yêu của mình. Vậy đừng bỏ qua tã bỉm Unidry nhé. Đây là thương hiệu tã bỉm có bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm tại Việt Nam và rất được lòng các bà mẹ bỉm sữa. Nguyên liệu sản xuất bỉm hoàn toàn ngoại nhập nên đảm bảo an toàn tối đa cho làn da em bé.

Bài viết cùng chủ đề