Những lưu ý cần biết khi bà bầu đau bụng dưới tháng cuối

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là một trong những tình trạng mà đa số thai phụ nào cũng đều gặp phải. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đau bụng dưới tháng cuối có thể là bình thường, nhưng cũng có trường hợp là “điềm báo” nguy hiểm. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thì các bạn đừng bỏ qua những thông tin được bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới tháng cuối

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới ở tháng cuối của mẹ bầu. Trong đó, một số nguyên nhân nghiêm trọng cần phải lưu ý, đó là:

Bệnh tật hoặc nhiễm trùng

Một trong hai nguyên nhân trên đều có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ của mẹ bầu. Vì bị ảnh hưởng bởi di truyền và lối sống. Đặc biệt, việc đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể chính là dấu hiệu thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Bên cạnh cơn đau bụng, thai phụ còn thường phải đối mặt với các triệu chứng khác như đi tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi lạ… 
Thậm chí, trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, đi tiểu ra máu hoặc ra mủ. Không những vậy, bệnh cũng gây sinh non. Do đó, khi thấy xuất hiện những triệu chứng như đã kể, thai phụ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, có thể kể đến một số bệnh tật khác khiến bà bầu đau bụng dưới tháng cuối, như:
  • Sỏi thận
  • Sỏi mật
  • Viêm tụy
  • Viêm ruột thừa
  • Ung nhọt
  • Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm

Bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng dưới

Bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng dưới

Em bé trong bụng tác động

Dường như ai cũng biết, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ đã xuất hiện cú đạp của thai nhi. Đây được coi là dấu hiệu chứng tỏ em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh. 
Tuy nhiên, những cú đạp này có thể dẫn đến sự căng cứng ở thành bụng, gây khó chịu. Đồng thời, xuất hiện những cơn đau bụng dưới trong tháng cuối cho mẹ bầu.

Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ)

Thai phụ bị đau bụng dưới tháng cuối, diễn ra thường xuyên liên tục và kéo dài, kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối, bong nút nhầy, đau nhức ở vùng lưng thì có thể đây chính là dấu hiệu chuyển dạ. Xác định được tình trạng của bản thân, mẹ bầu cần nhanh chóng di chuyển ngay đến bệnh viện.

Táo bón

Mẹ bầu thường hay xuất hiện những cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Hoặc ngược lại, đôi khi thèm ăn không thể kiểm soát. Chính việc ăn uống thiếu khoa học, không đầy đủ chất dinh dưỡng hay ăn vào quá lượng thức ăn cần thiết là nguyên nhân số 1 dẫn đến căn bệnh táo bón ở thai phụ.
Không những vậy, sự tăng nhanh nồng độ Progesterone làm giảm nhu động ruột hay sự chèn ép liên tục của tử cung cũng được xem là nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới tháng cuối dữ dội.
Muốn khắc phục tình trạng trên, thai phụ cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với bản thân. Đồng thời, đừng quên áp dụng những bài tập thể dục nhịp nhàng, hợp lý.

Đau đẻ giả

Những cơn co chuyển dạ giả (cơn co sinh lý) còn có tên gọi khác là Braxton Hicks, sẽ xuất hiện rõ rệt ở tam cá nguyệt 2 hoặc tam cá nguyệt 3 của thai kỳ. 
Cơn đau Braxton Hicks này cũng xuất hiện ở khu vực bụng dưới và thường kéo dài từ 30 giây đến 1 phút, làm cho mẹ bầu bị căng tức, đau bụng dưới nhưng lại không làm mở cổ tử cung.
Tình trạng đó được coi là một dấu hiệu bình thường nên thai phụ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu thấy đau bụng liên tục, dần dần đau đến lưng kèm theo rò rỉ nước ối thì nên đến cơ sở y tế ngay. 

Những cơn đau Braxton Hicks xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ 3

Những cơn đau Braxton Hicks xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ 3

Tiền sản giật

Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 5% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ có nguy cơ bị tiền sản giật – một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi huyết áp cao, thường xảy ra sau tuần thứ 20 hoặc có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ, thậm chí sau khi sinh.
Căn bệnh này cũng khiến nhiều thai phụ bị đau bụng dưới trong những tháng cuối của thai kỳ. Nhất là những đối tượng có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường, béo phì hay đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, trên 35 tuổi sẽ càng có nhiều khả năng bị tiền sản giật.
Vì vậy, mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng sau:
  • Đau đầu dai dẳng
  • Ở tay và mặt bị sưng bất thường.
  • Tăng cân đột ngột
  • Tầm nhìn bị thay đổi, đôi mắt khó quan sát hoặc bị hoa mắt, chóng mặt…

Bong nhau non

Bong nhau non sẽ xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ bầu chuyển dạ. Khi đó, sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau bụng kèm theo hiện tượng chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh…
Bong nhau non là trường hợp vô cùng khẩn cấp, cần cấp cứu kịp thời vì có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu của hiện tượng này, mẹ bầu cần nhập viện ngay.
Theo March of Dimes, cứ 100 phụ nữ mang bầu thì sẽ có 1 người bị bong nhau thai trước khi sinh. Dấu hiệu chính của tình trạng là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, máu có thể bị tắc do nhau thai dịch chuyển, nên không phải lúc nào cũng xuất hiện triệu chứng cảnh báo như vậy.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác của nhau bong non, đó là:
  • Khó chịu
  • Đau bụng và đau lưng đột ngột
Theo thời gian, các triệu chứng trên sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, tốt nhất là mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng của mình.

Chuột rút

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối còn xuất phát từ lý do bị chuột rút ở khu vực vùng xương chậu. Đây là một tình trạng phổ biến, thường xuyên gặp trong thai kỳ. Những cơn đau bởi chuột rút sẽ thường tự khỏi nhưng thai phụ vẫn nên chú ý theo dõi. Trường hợp thường xuyên diễn ra với tần suất dày đặc thì hãy liên hệ, trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như khắc phục.

Sinh non

Có khá nhiều trường hợp đau bụng dưới là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non (xảy ra trước 37 tuần). Một số lý do dẫn đến chuyển dạ sinh non, đó là:
  • Cổ tử cung yếu
  • Vỡ màng sớm
  • Tăng huyết áp
  • Chảy máu khi mang thai
Khi em bé được sinh ra sớm, sẽ gặp khá nhiều vấn đề bất cập. Vì thế, điều quan trọng mà mẹ bầu nên báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có thể là dấu hiệu phát triển bình thường của em bé hoặc do những thay đổi phổ biến ở mẹ bầu. Mặc dù không phải lúc nào, mẹ bầu cũng nên thông báo cho bác sĩ về cơn đau bụng dưới nhưng nếu cơn đau đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì nên báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Bởi có không ít trường hợp được coi là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, tốt nhất thai phụ nên sớm kiểm tra sức khỏe khi xuất hiện những cơn đau bất thường tại vùng bụng dưới cùng 1 số dấu hiệu như:
  • Bị chảy máu ở vùng âm đạo
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Nôn mửa, buồn nôn
Nhất là, mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc đau kéo dài ở vùng bụng dưới. Vì hầu hết các nguyên nhân được cho là phổ biến, chỉ gây ra mức độ đau nhẹ đến trung bình.
Điều quan trọng là thai phụ nên chú ý đến các tín hiệu của cơ thể mình khi mang thai. Đau nhức có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển nhưng cũng có thể là “cảnh báo” nguy hiểm, cần liên hệ và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Nhất là, khi nghi ngờ, mẹ bầu càng nên thông báo với chuyên viên y tế. Họ sẽ giúp thai phụ hiểu rõ hơn những gì đang cảm thấy. Thậm chí, nếu cần, họ có thể thực hiện các xét nghiệm, chụp hình… để kiểm tra, nhằm đảm bảo mẹ và em bé đều khỏe mạnh.
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nếu không có phương pháp xử lý kịp thời, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu và em bé.
Vì thế, thai phụ nên được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp, đảm bảo thăm khám định kỳ đều đặn nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và em bé.
Bên cạnh việc chú ý sức khỏe của mình trong những tháng cuối của thai kỳ thì mẹ bầu cũng cần quan tâm đến vấn đề mua sắm món đồ dụng cụ, tiện ích, nhất là bỉm, tã quần… chất lượng để chuẩn bị mừng em bé chào đời.

Hãy lựa chọn UniDry để đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu

Hãy lựa chọn UniDry để đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết lựa chọn bỉm, tã của thương hiệu nào… thì gợi ý, hãy sử dụng sản phẩm của UniDry. Lý do là bởi:
  • Thương hiệu đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực chăm sóc em bé, luôn được nhiều mẹ bỉm yêu thích, ưa chuộng và lựa chọn tin dùng.
  • Sản phẩm siêu thấm hút, giúp em bé luôn thoải mái, dễ chịu. Bề mặt êm ái nhờ tinh chất tràm trà tự nhiên, lành tính, nên có thể phòng chống hăm, tấy đỏ, rát… hiệu quả.
  • Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm luôn được chọn lọc kỹ càng. Sau đó, trải qua một quá trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP. Đồng thời được kiểm tra vô cùng kỹ lưỡng, nghiêm ngặt.
  • Mức giá hợp lý, cạnh tranh. Đặc biệt tương xứng với chất lượng vượt trội, hỗ trợ mẹ bỉm chăm con tốt nhất.

>>> Xem thêm: Bà bầu 3 tháng cuối, khám thai khi nào?

Bài viết cùng chủ đề