Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi theo từng giai đoạn mẹ bầu đã biết chưa?

Nắm rõ cân nặng của con giúp mẹ theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé tốt hơn. Mẹ sẽ an tâm khi biết bé con của mẹ vẫn đang khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đồng thời, mẹ cũng kịp thời phát hiện những bất thường để được tư vấn khắc phục đúng cách. Vậy cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo mỗi giai đoạn là bao nhiêu? Mẹ hãy cùng UniDry tìm hiểu về cân nặng tiêu chuẩn thai nhi trong bài viết dưới đây nhé!

Làm thế nào để mẹ xác định kích thước và cân nặng tiêu chuẩn thai nhi theo tuần?

Thực tế, có nhiều phương pháp khác nhau để ước tính kích thước và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, tùy thuộc vào nguồn số liệu và công thức tính. Đây là lý do vì sao mẹ thu được các kết quả khác nhau mỗi lần kiểm tra.

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi - Bé tăng trưởng cân nặng và chiều dài trong suốt thai kỳ

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi – Bé tăng trưởng cân nặng và chiều dài trong suốt thai kỳ

Mỗi chuyên gia/ bác sĩ có thể sử dụng các công thức khác nhau để ước tính chiều cao và cân nặng của thai nhi. Một số cách ước tính phổ biến như đường kính lưỡng đỉnh (đầu) (BPD), chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (xương đùi) (FL).

Việc ước lượng chiều cao đơn giản hơn, tuy nhiên trước và sau tuần 13 có quy định về chiều cao của thai nhi khác nhau. Trước tuần 13, chiều cao của thai nhi được tính từ đỉnh đầu cho đến mông của bé. Sau tuần 13, chiều cao của thai nhi được tính từ đỉnh đầu cho tới gót chân của bé.

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của thai nhi

Khi con còn trong bụng mẹ, lúc nào mẹ cũng muốn biết con lớn bao nhiêu rồi, con có khỏe mạnh không? Biểu đồ chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi dưới đây có thể cho mẹ biết các số đo của con theo từng tuần.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần

Mẹ có thể tra cứu chiều cao và cân nặng theo tuần của thai nhi theo bảng dưới đây:

Thời gian Chiều dài (cm) Khối lượng (g)
Tuần 8 1,57 20
Tuần 9 2,3 27
Tuần 10 3,1 35
Tuần 11 4,1 45
Tuần 12 5,4 58
Tuần 13 6,7 73
Tuần 14 14,7 93
Tuần 15 16,7 117
Tuần 16 18,6 146
Tuần 17 20,4 181
Tuần 18 22,2 223
Tuần 19 24 273
Tuần 20 25,7 331
Tuần 21 27,4 399
Tuần 22 29 478
Tuần 23 30,6 568
Tuần 24 32,2 670
Tuần 25 33,7 785
Tuần 26 35,1 913
Tuần 27 36,6 1055
Tuần 28 37,6 1210
Tuần 29 39,3 1379
Tuần 30 40,5 1559
Tuần 31 41,8 1751
Tuần 32 43 1953
Tuần 33 44,1 2162
Tuần 34 45,3 2377
Tuần 35 46,3 2595
Tuần 36 47,3 2813
Tuần 37 48,3 3028
Tuần 38 49,3 3236
Tuần 39 50,1 3435
Tuần 40 51 3619
Tuần 41 51,8 3787

Lưu ý khi theo dõi bảng

Mẹ cần lưu ý một số điều sau khi tra cứu chiều dài và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo bảng trên:

  • Từ tuần đầu tiên cho tới trước tuần thứ 8 thai kỳ, em bé được gọi là phôi thai. Từ tuần thứ 8 trở đi, em bé có đầy đủ các bộ phận, cơ quan trong cơ thể mới được gọi là thai nhi. Do đó, số liệu trong bảng trên cập nhật từ tuần thứ 8 trở đi, không có thời gian trước đó.
  • Số liệu trong bảng là số liệu tính trung bình, bé con của mẹ có thể có số đo nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Điều này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ, giới tính thai nhi… và nhiều yếu khác. Do đó, trường hợp mẹ thấy số đo của bé không đúng với bảng trên cũng đừng quá lo lắng nhé!

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi - Mô phỏng thay đổi của thai nhi trong thai kỳ

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi – Mô phỏng thay đổi của thai nhi trong thai kỳ

Cân nặng của thai nhi thay đổi theo tuần như thế nào?

Trong suốt thai kỳ, bé con sẽ tăng cân liên tục, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tăng đều đặn. Với mẹ mang thai một bé, tốc độ tăng cân của thai nhi cho tới thời điểm tuần 35 sẽ nhanh, thời gian sau đó sẽ tăng chậm lại và giảm dần.

Thay đổi cân nặng của thai nhi theo tuần

Dưới đây là tóm tắt sự thay đổi về cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi trong suốt thai kỳ:

  • Từ tuần thứ 8 cho tới tuần thứ 16, trung bình mỗi tuần thai nhi tăng 19g, Tốc độ tăng cân tăng dần, từ 7g mỗi tuần ở tuần thứ 8, tới 15g mỗi tuần ở tuần thứ 12 và 29g mỗi tuần ở tuần thứ 16.
  • Khi thai nhi đạt từ 20 tới 30 tuần tuổi, mỗi tuần tăng trung bình 59g.
  • Từ tuần thứ 30 cho tới tuần thứ 35, trung bình mỗi tuần tăng 175g.
  • Tuần thứ 35, thai nhi tăng khoảng 215g, đây là mức tăng cao nhất trong thai kỳ.
  • Từ tuần thứ 35 trở đi, tốc độ tăng cân chậm lại, còn khoảng 188g mỗi tuần. Trường hợp mẹ mang thai đôi hoặc đa thai, thời điểm chậm lại sớm hơn, ở khoảng tuần thứ 28, tăng trung bình 170g mỗi tuần.
  • Ở những tuần cuối thai kỳ, tốc độ tăng cân chậm dần, chỉ còn khoảng 168g mỗi tuần vào tuần thứ 40.

Kết quả ước tính cân nặng thai nhi nói nên điều gì?

Cách xác định cân nặng thai nhi có độ chính xác cao nhất là siêu âm. Thông qua việc siêu âm, bác sĩ thực hiện một số phép đo như chu vi và đường kính vòng đầu, chi vi bụng, chiều dài xương đùi… để ước tính chiều dài của thai nhi.

Trường hợp kết quả cân nặng ước tính của bé nhỏ hơn 10% so với cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, bé có thể được chẩn đoán bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR) hay hạn chế tăng trưởng của thai nhi (FGR). Trạng thái này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Em bé mắc IUGR sinh ra nhỏ hơn so mức tiêu chuẩn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.

>>> Xem thêm: Chuẩn bị đồ đi sinh cần những gì?

Mẹ nên đi khám thai định kỳ đúng hẹn để theo dõi cân nặng tiêu chuẩn thai nhi

Mẹ nên đi khám thai định kỳ đúng hẹn để theo dõi cân nặng tiêu chuẩn thai nhi

Đặc biệt với trường hợp bé sinh non, bé có có thể gặp phải một số vấn đề như vàng da, đường máu thấp và các vấn đề về sức khỏe khác. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ, đảm bảo thai nhi tăng cân nặng bình thường. Đồng thời, mẹ hãy đi khám thai định kỳ đúng lịch để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề gặp phải.

Kích thước của thai nhi theo tuần thay đổi như thế nào?

Tương tự như cân nặng, kích thước thai nhi cũng tăng dần trong thai kỳ. Dưới đây là tóm tắt sự thay đổi kích thước thai nhi theo tuần:

  • Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, chiều dài của thai nhi có thể đạt 25,7cm, khoảng bằng chiều dài 1 quả chuối. Ngoài ra, thời điểm này mẹ có thể cảm nhận được bé bị nấc cụt.
  • Tới tuần thứ 32, phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng, cơ thể bắt đầu dự trữ các khoáng chất cho 6 tháng đầu đời. Chiều dài thai nhi giai đoạn này khoảng 43cm.
  • Bước sang tuần thứ 33, thai nhi lớn hơn, nếp nhăn trên da giảm, chiều dài thai nhi khoảng 44,1cm. Lúc này, thai nhi có thể lớn bằng một quả dứa.
  • Sang tới tuần thứ 37, thai nhi tiếp tục phát triển, chiều dài có thể tới 48,3cm.

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi - Thay đổi chiều dài thai nhi theo thời gian

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi – Thay đổi chiều dài thai nhi theo thời gian

Cho tới khi bé chào đời, bé tiếp tục được theo dõi sự thay đổi về chiều cao và cân nặng. Nếu mẹ thấy cân nặng của con giảm 5 – 10% trong những ngày đầu thì đừng lo lắng quá nhé! Đây là biểu hiện bình thường. Bé sẽ lấy lại cân nặng khi được khoảng 2 tuần tuổi. Cho tới 4 tháng sau khi chào đời, cân nặng của bé có thể tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.

>>> Xem thêm: Khám phá quá trình phát triển của thai nhi

Kết luận

Trên đây là những thông tin về chiều dài và cân nặng tiêu chuẩn thai nhi theo tuần. UniDry hy vọng những thông tin này có thể giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé dễ dàng hơn, an tâm hơn trong suốt thai kỳ.

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi - Thương hiệu UniDry với hơn 20 năm phát triển được nhiều mẹ bầu lựa chọn

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi – Thương hiệu UniDry với hơn 20 năm phát triển được nhiều mẹ bầu lựa chọn

Để con có được điều kiện phát triển tốt nhất sau khi chào đời, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ hãy chuẩn bị tã sơ sinh phù hợp nhất với bé. Loại tã sơ sinh phù hợp giúp bé hoạt động thoải mái, không bị ẩm ướt, cọ xát gây khó chịu. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm tã sơ sinh của UniDry – Thương hiệu tã em bé hơn 20 năm với những ưu điểm sau:

  • Nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu thế giới với quy trình sản xuất khép kín, đạt chuẩn sản xuất sạch GMP.
  • Siêu thấm hút với 3000 lỗ thấm hút cùng công nghệ thấm hút bong bóng 3D Air Pocket giúp bé khô thoáng lên đến 12 giờ.
  • Bề mặt siêu mềm mại với tinh chất tràm trà chống hăm hiệu quả
  • Giá cả phải chăng với chất lượng vượt trội giúp mẹ chăm con dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Top những loại tã bỉm tốt nhất dành cho bé

Bài viết cùng chủ đề