Sự phát triển thai nhi tuần 24 và những lưu ý dành cho mẹ bầu - AKIO

Thai nhi tuần 24 phát triển rất nhanh chóng. Bộ não của bé đang dần hoàn thiện, chức năng phổi của ngày càng phức tạp, vị giác của bé cũng đang dần hình thành. Đó chỉ là một vài sự thay đổi của thai nhi ở tuần 24.

Cùng Uni Dry tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ở tuần 24 trong bài viết dưới đây. 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 24 có gì?

  • Thai nhi ở tuần thứ 24 dài hơn 32 cm và nặng khoảng 665 g. 
  • Trong giai đoạn này, não bộ của thai nhi đang phát triển nhanh chóng. 
  • Các chồi vị giác cũng đang phát triển và phổi đang mở rộng và trở nên phức tạp hơn. 
  • Các nhánh chính và tế bào đặc biệt của phổi đang hình thành. Các tế bào này sẽ sản sinh ra chất hoạt động bề mặt – surfactant có công dụng giúp cho phế nang dễ dàng phồng lên. 
  • Trẻ sinh non thường khó thở vì các tế bào này không có đủ thời gian để phát triển hoặc không sản xuất đủ chất hoạt động bề mặt.

Những sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần 24

  • Mẹ có thể sờ thấy đỉnh tử cung cách rốn khoảng 5cm khi thai được 24 tuần. Da bụng và ngực căng ra nên đôi khi có giảm giác hơi ngứa. Vì thế hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc kem chống rạn da dành cho bà bầu. 
  • Mắt lúc này bắt đầu nhạy cảm và khô hơn. Mẹ có thể giảm bớt tình trạng khó chịu bằng cách nhỏ nước mắt để giữ ẩm cho mắt.  
  • Ở tuần thai thứ 24, các cơn co thắt Braxton Hicks xuất hiện thường xuyên, với tần suất dày hơn. Mỗi khi xuất hiện những cơn co thắt này, tử cung sẽ co cứng lại bất chợt. Mỗi lần cúi người, đứng thẳng lên, quan hệ tình dục và khi leo cầu thang, mẹ rất dễ gặp cơn co thắt Braxton Hicks. Đừng quá lo lắng, trừ khi quá đau, các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hoặc mẹ bị đau lưng dưới. 
  • Thời điểm này, hệ thống đường tiêu hóa cũng có vài sự thay đổi, gây khó chịu. Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến hầu hết các mẹ đều gặp phải và dường như họ cảm thấy mình dành rất nhiều thời gian cho việc đi đại tiện. Vì thế hãy uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và cố gắng tập thể dục hàng ngày.

Mẹ nên làm gì tuần này?

Từ tuần thứ 24, các bác sĩ sẽ đề nghị mẹ thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ có liên quan đến tình trạng tăng đường huyết ở mẹ ở mức thấp hơn so với đái tháo đường mang thai và làm tăng nguy cơ xảy ra các kết quả sản khoa không thuận lợi. 

Các dấu hiệu cho thấy mẹ đang mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Xuất hiện đường trong nước tiểu của mẹ
  • Mẹ thường xuyên cảm thấy khát
  • Tần suất đi tiểu nhiều lên
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn.

Khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ giữa tuần 24 và 28 vì nhau thai sản xuất nhiều hormone có thể dẫn đến kháng insulin. Nếu kết quả xét nghiệm lại vẫn dương tính, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm tiếp theo để xác nhận chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lời khuyên cho mẹ để có thai kỳ khỏe mạnh

Nếu mẹ bị ợ chua, hãy thử chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nhiều sản phụ nhận thấy rằng ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ mỗi ngày giúp giảm bớt chứng ợ nóng. ngoài ra, việc tránh ăn vặt hay ăn khuya cũng giúp giảm chứng ợ nóng hiệu quả. 

Mẹ cần duy trì chế độ ăn sau đây để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và giúp cho bé khỏe mạnh:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh: rau bina, súp lơ,… các loại hải sản như cá hồi và cá ngừ, thịt gà và thịt đỏ.
  • Tiếp tục bổ sung axit folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ. Sắt rất cần thiết vì nó đóng vai trò là “vũ khí” giúp mẹ chống thiếu máu và các vấn đề khác khi mang thai. Axit folic cũng hỗ trợ người mẹ hình thành các tế bào hồng cầu.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Vì vitamin C vừa cải thiện khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể.
  • Đưa các loại thực phẩm giàu vitamin B như folate (có trong rau lá xanh, đậu và ngũ cốc nguyên hạt) và B12 (có trong sữa) vào trong thực đơn hằng ngày. Cả hai đều hỗ trợ sự phát triển của hồng cầu.
  • Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,… Phụ nữ mang thai tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào, hãy thử hỏi bác sĩ xem chúng cò phù hợp với phụ nữ mang thai không. 

Trên đây là những thông tin giới thiệu về sự phát triển của thai nhi 24 tuần. Uni Dry hy vọng rằng thông qua việc chia sẻ thông tin này, các bà bầu sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích.