
Thai nhi tuần 27 của thai kỳ là tuần gần cuối của quý 2. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng khi mẹ chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy ở thời điểm này, thai nhi phát triển như thế nào, cơ thể mẹ có gì thay đổi? Cùng Uni Dry tìm hiểu về những sự thay đổi, phát triển này trong bài viết dưới đây.
Sự phát triển của thai nhi tuần 27 như thế nào?
Ở tuần thai thứ 27, kích thước của em bé sẽ khoảng 36.6cm và bé nặng khoảng 1kg. Vào thời gian này, đầu bé sẽ phát triển và trở nên nặng hơn theo thời gian. Hướng không gian của bé trong thời gian này cũng sẽ bị thay đổi.
Võng mạc của em bé 27 tuần đang hình thành, mắt của bé sẽ dần phát triển hơn. Bé đang trong quá trình định hình các kiểu thức và ngủ của riêng mình. Mẹ có thể nhận thấy được lịch trình thức và ngủ của bé. Khi bé thức, bé sẽ hoạt động nhiều hơn, đạp nhiều hơn và yên tĩnh hơn khi ngủ.
Não của thai nhi thời điểm này tiếp tục hình thành và phát triển. Nhiều chuyên gia cho rằng bé có thể nằm mơ trong giai đoạn này. Đặc biệt, bé sẽ phản ứng rất mạnh với âm thanh và sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, vì vậy mẹ nên tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hay có âm thanh quá lớn.
Khi nghe các âm thanh từ đường phố, phương tiện giao thông hay các bài hát, bé có thể phấn khích và hoạt động nhiều hơn.
Sự khác biệt của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 27
Ở tuần thai này, mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn và dễ bị ợ nóng. Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy ăn thức ăn nhẹ bụng và ít cay. Nếu mẹ bị khó ngủ hoặc khó ăn uống do ợ nóng, hãy tìm kiếm giải pháp từ các bác sĩ để giảm bớt triệu chứng.
Việc nghỉ ngơi đầy đủ lúc này là vô cùng quan trọng ở giai đoạn này cũng như các tuần thai phía sau. Mẹ bầu không nên làm việc hay suy nghĩ nhiều để tránh mất ý thức, thậm chí là ngất hay tăng huyết áp.
Hãy tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và giúp mẹ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên không nên dùng nước quá nóng, tránh mẹ bị tăng huyết áp đột ngột, gây chảy máu mũi hoặc mệt mỏi.
Bụng mẹ ở tuần thai thứ 27 thay đổi như thế nào?
Khi bụng mẹ ngày càng lớn, làn da sẽ xuất hiện nhiều vết rạn hơn và mất đi độ đàn hồi. Đừng quên dưỡng da bằng các loại kem dưỡng, oil để làm mờ vết rạn và khiến mẹ bớt cảm thấy căng, ngứa vùng da bụng.
Rốn của mẹ ở tuần thai 27 sẽ lồi hẳn ra, thậm chí bạn có thể nhìn thấy ngay cả dưới lớp quần áo. Dọc bụng mẹ sẽ xuất hiện một đường thẳng tối màu. Đường tăng sắc tố này không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Càng gần cuối thai kỳ nó sẽ càng đậm màu và sẽ mờ dần đi sau khi sinh.
Những triệu chứng mẹ sẽ gặp ở tuần thai 27
Càng về cuối thai kỳ, mẹ càng thèm ăn nhiều hơn. Tuy nhiên hãy luôn giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa đồ ngọt, mỡ và carbohydrate.
Các món ăn quá cay hay quá mặn cũng không được khuyến khích trong thời gian này. Dù việc tăng cân là bình thường ở bà bầu nhưng mẹ không nên tăng nhiều cân hơn mức khuyến cáo.
Mẹ có thể cảm thấy khó thở và đau ngực ở tuần thai thứ 27. Tuy nhiên nếu cơn đau nặng hơn và mẹ thường xuyên thấy khó chịu thì hãy gặp bác sĩ.
Các vùng mặt, tay, cổ, cổ chân, chân sẽ bị phù nề, Tuy nhiên nếu triệu chứng quá nặng, khiến mẹ khó khăn khi mặc quần áo thì cũng nên thông báo ngay cho bác sĩ..
Thai 27 tuần có nên siêu âm không?
27 tuần không phải là thời điểm để siêu âm. Nếu thai kỳ vẫn an toàn và khỏe mạnh thì mẹ không cần siêu âm. Tuy nhiên nếu có bất kỳ vấn đề nào trong các trường hợp sau thì mẹ sẽ được chỉ định siêu âm:
- Thai nhi nấc quá mức bình thường
- Thai nhi hoạt động quá nhiều hoặc đạp liên tục trong nhiều giờ
- Thai nhi ít cử động
- Mẹ bị sưng nề bất thường
- Mẹ có triệu chứng của tiền sản giật
- Mẹ gặp các vấn đề sức khỏe do bệnh sử
Lưu ý dành cho mẹ mang thai 27 tuần
Mẹ có thể bị phù và chuột rút. Các bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ cách theo dõi triệu chứng và nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm.
Bé càng lớn, mẹ sẽ càng thấy đau lưng. Mẹ nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách giảm đau.
Trĩ là vấn đề thường gặp của các mẹ bầu trong thai kỳ. Trĩ sẽ khiến các mẹ thấy vô cùng đau và khó chịu. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc an toàn và các phương pháp điều trị trĩ.
Tuần thai thứ 27 là giai đoạn gần bước vào quý cuối của thai kỳ. Mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến sức khỏe bản thân và để ý kỹ hoạt động của con, phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm. Hãy liên hệ với bác sĩ thường xuyên để được tư vấn cách giảm khó chịu hay tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.