Sự phát triển của thai nhi là điều quan tâm lớn nhất của các mẹ trong thời kỳ mang thai của mình. Vậy thì thai nhi tuần 28 sẽ như thế nào? Cho dù còn cách ngày sinh đến hơn 12 tuần, tuy nhiên mẹ nên chuẩn bị cho con ngay từ bây giờ.
Thai nhi ở tuần 28 phát triển thế nào?
Tới giai đoạn này, có thể nói em bé đã phát triển tương đối thuận lợi, các cơ quan nội tạng, mô và dây thần kinh đã có dấu hiệu của sự sống và không ngừng phát triển hoàn thiện. Bé đã có các cơ quan cần thiết nhằm sống sót một cách đầy đủ nhất ngay từ trong bụng mẹ.
Từ đây đến cuối thai kỳ, bé dần nhận biết những giọng và âm thanh thường trực, thân quen. Vì vậy bạn hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, gắn kết với bé, hát cho bé nghe.
Thai nhi ở tuần thứ 28 phát triển kích thước được khoảng một quả dừa, nặng xấp xỉ 1,1 kg. Tính từ đầu đến ngón chân, chiều dài của bé tầm 37.6 cm.
Bé đang chuẩn bị vào tư thế sinh kể từ bây giờ. Lúc này bé sẽ có tư thế nằm chéo, mặt hướng vào mông mẹ và đầu hướng xuống đùi trái của mẹ, người ta gọi là tư thế ngôi trước chẩm phải. Nếu ngược lại thì được gọi là ngôi trước chẩm trái.
Trong giai đoạn này, mắt của bé cũng đang phát triển, nếu sinh non bé vẫn được duy trì thị lực ổn định. Các cột mốc liên quan đến sự phát triển quan trọng của não bộ đồng thời diễn ra.
Tới thời điểm này mẹ có thể yên tâm rằng em bé của mẹ đang ổn định vị trí và chuẩn bị thích hợp để chào đời. Bé vẫn có thể thỏa thích thay đổi tư thế trong tử cung mẹ, phần lớn thời gian đầu bé hướng xuống, chân hướng lên, tăng thêm áp lực vào cơ hoành của mẹ.
Việc này có thể gây nên cảm giác khó chịu cho mẹ, vì em bé sẽ liên tục tạo nên sức ép tại phần cơ hoành mỗi khi bé duỗi chân, thậm chí làm gia tăng triệu chứng ợ nóng có sẵn của mẹ.
Sự thay đổi của mẹ ở tuần 28
Do áp lực ở phần xương sườn và dạ dày càng lúc càng gia tăng, mẹ sẽ ngày càng phải chịu những cơn đau đớn hơn. Hậu quả là, sẽ có lúc mẹ cảm thấy phần xương sườn như đang sắp chọc ra ngoài. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng quá, những cơn khó chịu này không có hại, chỉ là phản ứng đặc trưng mà thôi. Mẹ hãy ăn nhiều bữa trong ngày, chia nhỏ lượng thức ăn nạp vào cơ thể để giảm bớt khó chịu.
Những cảm giác khó chịu thường trong quý đầu mang thai có thể sẽ quay lại, các mẹ thấy mệt mỏi, bồn chồn, buồn nôn. Nguyên nhân là do dạ dày đang bị tác động, khi đó mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn với nhiều loại thức ăn, đặc biệt là những món ăn chiên rán, cay nóng, quá mặn,…
Bé đang phát triển cũng khiến cảm giác đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy mẹ hãy cố gắng điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi để cảm thấy thoải mái nhé.
Bụng mẹ ngày càng lớn là lúc cần chọn được tư thế nằm, ngồi thoải mái nhất có thể. Da bụng căng khiến mẹ thấy ngứa ngáy, hãy dưỡng ẩm và bôi kem dưỡng dầu dưỡng nhiều lần trong ngày.
Ở tuần thai thứ 28, trí nhớ của mẹ có thể trở nên “lú lẫn”. Nguyên nhân có thể đến từ việc thiếu ngủ, dao động nội tiết và áp lực kéo dài khiến trí nhớ trở nên tệ đi. Mẹ nên ghi ra những việc cần làm để tránh quên mất các công việc quan trọng.
Nên hỏi bác sĩ điều gì trong thời kì này?
Tới kì thăm khám thai, mẹ nên hỏi bác sĩ về hội chứng tiền sản giật, bởi đây là bệnh lý có thể trở nặng bất cứ lúc nào mà không có cảnh báo cụ thể. Mẹ hãy đảm bảo rằng mình nắm rõ các triệu chứng sớm điển hình là tăng huyết áp hoặc sưng nề.
Tìm hiểu thật nhiều thông tin liên quan từ các nữ hộ sinh về việc chăm sóc bé, cho con bú và các kiến thức giúp bạn có thể dễ dàng chăm con hơn.
Một số trường hợp mẹ mắc hội chứng Chân không yên (RLS), mẹ nên tiến hành kiểm tra máu xem nồng độ sắt có ở mức tiêu chuẩn không. Nhận lời khuyên từ bác sĩ để tự điều trị các triệu chứng ví dụ như râm ran nơi chân và các khớp.
Thời điểm cuối quý thứ hai sẽ đánh dấu cho giai đoạn cuối cùng trước khi bé chào đời gặp mẹ. Tinh thần của mẹ dần mệt mỏi và sa sút hơn, lúc này cần lên kế hoạch nghỉ ngơi điều độ. Bé đang tăng tốc trong quá trình phát triển 1 cách tốt nhất, thế nên mẹ cũng đòi hỏi cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Mẹ có thể ăn một số đồ ăn nhẹ lành mạnh như: mì ống, bánh ngọt, khoai tây, gạo,… làm tăng lượng chất béo cho cả mẹ và bé, hơn nữa lại không gây hại sức khỏe.
Từ giai đoạn này trở đi, các mẹ chú trọng vào việc chăm sóc bản thân đồng thời học hỏi cách việc phục hồi sức khoẻ sau sinh và tạo mối gắn kết tình mẫu tử.