Thai nhi 29 tuần là mấy tháng? Thai nhi tuần 29 đã quay đầu chưa?

Sang giai đoạn thai nhi tuần 29 là mẹ đã bước vào quý cuối cùng của thai kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng, đầy thách thức về thể chất và tinh thần. Thời điểm này bé phát triển rất nhanh và toàn diện. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 29 như thế nào? Cùng Uni Dry tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 29 như thế nào?

Ở tuần thứ 29, em bé sẽ đạp thường xuyên hơn. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy mọi thứ đều đang ổn định, bé phát triển bình thường. 

Bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ theo dõi số lần bé đạp mỗi ngày. Mẹ đếm số lần bé đạp và ghi lại hằng ngày để kịp thời nhận thấy những bất thường.

Em bé 29 tuần tuổi trung bình dài khoảng 39,3cm và nặng khoảng 1.239kg tương đương 1 quả bưởi). Khoảng thời gian này, cân nặng của bé sẽ bằng nửa lúc sinh.  

Các cơ và phổi của bé vẫn đang phát triển. Bởi vì em bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển nên mẹ sẽ cảm thấy đói nhiều hơn khi thai lớn dần lên.

Tuần thứ 29 là mẹ đang mang thai được 7 tháng, thời điểm con sinh ra đời không còn xa. Thai nhi phát triển rất nhanh và cực kỳ năng động trong bụng mẹ. 

Mẹ sẽ thấy bé đạp, đập nhiều lần trong một ngày do bé đang luyện các cơ. 

Vì não phát triển rất nhanh nên đầu của em bé chiếm một khối lượng khá lớn trong tổng trọng lượng cơ thể. 

Em bé thường nằm dọc theo bụng của người mẹ với đầu hướng xuống tử cung vào khoảng tuần thứ hai mươi chín.

Từ tuần trước đến tuần này, kích thước đầu đang tăng dần để phù hợp với sự phát triển của bộ não. 

Bé đã có thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình. Thính giác dần hoàn thiện khi cơ bắp và phổi phát triển. 

Da của bé trở nên mịn màng và mềm mại hơn, tóc rụng dần. Em bé đã có thể mở và nhắm mắt.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ trong tuần thai 29

Tuần này cân nặng của mẹ tăng từ 8,6 – 11,3kg. Tại thời điểm này, mẹ cần nạp khoảng 2.400 calo mỗi ngày, nhiều hơn mức khuyến nghị trung bình là 500kcal mỗi ngày.

Mẹ tăng cân nhanh một phần do nồng độ hormone thay đổi. Tình trạng khó chịu ở ngực và giãn tĩnh mạch xảy ra thường xuyên hơn. 

Vào tuần thứ 29 của thai kỳ, bụng của mẹ sẽ to và lồi ra đến mức mẹ khó nhìn thấy bàn chân của mình. Chiều cao của tử cung dao động từ 26 đến 35 cm và lượng nước ối tăng lên khoảng 9cm xung quanh rốn của người mẹ.

Ngực của mẹ lớn hơn nên mẹ hãy chọn cỡ áo ngực phù hợp. Không mặc áo ngực quá chật sẽ gây khó thở. 

Các triệu chứng thường gặp khác mà mẹ có thể gặp phải: 

  • Sự thay đổi nội tiết tố khiến móng tay, móng chân mọc nhanh hơn.
  • Mẹ thường xuyên bị táo bón, đi kèm với khó chịu ở dạ dày, đầy hơi và phân cứng. Vì thế mẹ hãy bổ sung thật nhiều các thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. 
  • Suy giãn tĩnh mạch ở cả hai bên chân. 
  • Tâm trạng thay đổi.
  • Đau bụng
  • Khó thở do tử cung to ra, chèn ép lên phổi.
  • Mẹ cũng thường xuyên bị chứng đau nửa đầu, mẹ có thể giảm bớt chứng đau nửa đầu bằng cách thư giãn trong không gian yên tĩnh, tắt đèn và chườm lạnh lên cổ hoặc trán.
  • Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng khá bình thường. Do áp lực từ tử cung và em bé lên bàng quang tăng lên, và vì quá trình mang thai đương nhiên khiến mẹ mệt mỏi nên mẹ sẽ đi vệ sinh nhiều lần trong đêm.
  • Khi mang thai, mẹ rất dễ bị trĩ do táo bón nhiều. Để giảm tình trạng này hãy tránh đứng quá lâu, ăn nhiều rau xanh, uống nước, tập thể dục. Nếu mẹ bị chảy máu trực tràng thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Một trong những triệu chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé chính là tiền sản giật. Biến chứng chính của tiền sản giật là tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
  • Mẹ nên theo dõi huyết áp thường xuyên và hiểu thế nào là huyết áp bình thường để có thể phát hiện những biến động bất thường của huyết áp. Tiền sản giật thường đi kèm với các triệu chứng như phù tay chân, nhức đầu dai dẳng, buồn nôn.

Lời khuyên cho mẹ ở tuần thai 29

  • Điều quan trọng nhất của mẹ lúc này là duy trì một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng.
  • Đặc biệt, bổ sung đầy đủ canxi. Khoảng 250 mg canxi mẹ nạp vào sẽ được trẻ hấp thụ để phát triển xương, răng, dây thần kinh, cơ và tìm. 
  • Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, em bé sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, dẫn đến huyết áp cao và trẻ sơ sinh nhẹ cân. 
  • Ngoài ra, điều quan trọng tiếp theo là mẹ cần uống đủ nước.
  • Đi bộ, bơi lội trong khoảng 30 phút để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. 
  • Vì sự phát triển của em bé khá nhanh, nên mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng bao gồm vitamin C, axit folic, protein, sắt và canxi. 

 

Ở tuần thứ 29 của thai kỳ, mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 3, đây là giai đoạn đòi hỏi nhiều sức khỏe và tinh thần trong suốt quá trình mang thai. Mẹ cũng đang tiến gần hơn đến ngày chuyển dạ và có rất nhiều điều cần học hỏi cũng như chuẩn bị. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ cả về sức khỏe và tâm lý.