Dấu hiệu sảy thai và phương pháp hạn chế hiệu quả, an toàn
Sảy thai bao lâu thì có thai lại được
- Sau khi bị sảy thai thì ít nhất 6 tháng mới nên có thai trở lại, đối với trường hợp chỉ xảy thai 1 lần
- Trong trường hợp sảy thai từ lần 2 trở đi, có khả năng cao nguyên nhân đến từ việc di truyền hay các vấn đề bệnh lý khác. Lúc này, người phụ nữ cần phải đi khám để xác định rõ nguyên nhân.

Sảy thai có đau bụng không?
Có. Vì đau bụng có thể xem là một trong những dấu hiệu phổ biến và điển hình nhất trong trường hợp bị sảy thai tự nhiên. Cơn đau ấy có thể kéo dài theo từng cơn hoặc liên tục kèm với một vài biểu hiện khác như:
- Chuột rút vùng chậu theo mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Cơn đau này dữ dội và tồi tệ hơn so với đau bụng kinh thường gặp.
- Cơn đau thắt lưng có thể kéo dài dai dẳng cả ngày.
Sảy thai cần kiêng gì?
- Kiêng lạnh: Đối với người phụ nữ khi bị sảy thai cần phải kiêng uống nước lạnh, tắm nước lạnh hay ăn những thức ăn lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh khiến cho sức đề kháng suy giảm.
- Kiêng vận động mạnh: Đây là giai đoạn “nhạy cảm” nên những vận động mạnh như xách nước nặng, giặt đồ bằng tay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó nên tập trung nghỉ ngơi, thả lỏng tâm trạng thoải mái và vận động nhẹ cho máu huyết lưu thông.
- Kiêng quan hệ tình dục: Lúc này, tử cung và âm đạo của người phụ nữ đang trong quá trình bình phục nên phải kiêng sinh hoạt tình dục trong một khoảng thời gian tùy theo tâm trạng, thể chất và độ tuổi của mỗi người.
- Kiêng đồ ăn có tính hàn, cay nóng hoặc các chất kích thích vì dễ gây tổn thương bên trong như: Đau ở tử cung, sưng tấy…

Những thức ăn có thể gây sảy thai?
- Rau ngót: Loại rau này gây ra hiện thai co thắt cơ trơn tử cung vì chứa hàm lượng papaverin nên khả năng sảy thai cao.
- Khoai tây mọc mầm: Chất solanin trong khoai tây mọc mầm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai.
- Đu đủ xanh: trong đu đủ xanh chứa nhiều enzymes và mủ gây co thắt tử cung dễ gây sảy thai.
- Dứa: Trong loại quả này chứa bromelain có tác dụng làm mềm, co thắt tử cung nên là một trong những loại thực phẩm dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu tiên.
- Nhãn: Đây là loại trái cây có tính nóng nên dễ gây triệu chứng “nóng trong người”, thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng đau bụng ra huyết, động thai…dẫn đến nguy cơ sảy thai.
- Cà phê: Hàm lượng cafein trong cà phê có thể gây rối loạn đến quá trình phát triển tự nhiên của thai nhi.
Sảy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
Sau khi bị sảy thai, lao động nữ sẽ được nghỉ việc theo chỉ định chế độ thai sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian được quy định như sau:
- Thai dưới 5 tuần tuổi được nghỉ 10 ngày
- Thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi được nghỉ 20 ngày
- Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi được nghỉ 40 ngày
- Thai từ 25 tuần tuổi trở lên được nghỉ 50 ngày.
- Thai chưa vào tử cung đã bị sẩy
Khi thai nhi mới được hình thành, chưa vào tử cung thì bị sảy ra ngoài thường có hiện tượng ra máu khá giống với chu kỳ kinh nguyệt, sau cỡ 5-7 ngày sẽ hết. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ra máu âm đạo nhiều như kiểu băng huyết.
Bị sảy thai bao lâu quan hệ lại
- Nếu sự cố sảy thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ và không gặp các biến chứng khác như chảy máu, âm đạo xuất hiện mùi hôi lạ… bạn có thể quan hệ sau 2-3 tuần.
- Nếu sự cố sảy thai diễn ra vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thì cặp đôi nên chờ ít nhất 6 tuần mới nên quan hệ trở lại.

Buồng trứng đa nang dễ bị sảy thai
Hội chứng này là một sự mất cân bằng về nội tiết tố. Đối với những người phụ nữ mắc phải căn bệnh này thì sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc mang thai. Ngoài ra, còn tăng thêm nguy cơ sẩy thai.
Bị rong kinh sau khi sảy thai tự nhiên
Đây chính là dấu hiệu nhận biết của việc rối loạn kinh nguyệt sau khi bạn bị sảy thai vì tử cung lúc này vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. Hiện tượng rong kinh vừa gây bất tiện khó chịu và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa. Nếu ai gặp phải trường hợp này, nên theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe và khám bệnh kịp thời.
Triệu chứng sảy thai
- Thông thường, chảy máu là dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết về việc rất khó có thể giữ được thai nhi. Bên cạnh đó còn có thêm một vài biểu hiện tiêu biểu như:
Chất lỏng màu hồng hoặc trong suốt chảy ra từ âm đạo - Đau bụng và chuột rút
- Choáng váng, chóng mặt
- Mô thai trôi khỏi âm đạo
- Những triệu chứng mang thai ban đầu như căng tức ngực, buồn nôn…không còn nữa.

Cách tránh sảy thai
- Độ tuổi mang thai phù hợp: Từ 20-25 tuổi là độ tuổi mang dễ thụ thai và sẽ giảm dần khi số tuổi càng tăng cao.
- Hạn chế tăng cân quá nhiều: Điều này làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sảy thai.
- Không hút thuốc: Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà bạn cần phải tránh trong quá trình mang thai.
- Không sử dụng đồ có cồn và cafein: Đây đều là những đồ uống mẹ bầu nên kiêng vì có thể tăng nguy cơ sảy thai gấp đôi.
- Không tùy ý sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ: Mẹ bầu thường sợ thai nhi bị thiếu chất nên hay tự ý bổ sung thuốc bổ. Nhưng thực chất, chúng ta nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc rõ ràng thay vì tự ý mua và sử dụng.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có đầy đủ thông tin và kiến thức để nhận biết về dấu hiệu sảy thai và phương pháp hạn chế sự cố này. Mời các bạn xem thêm thông tin tại UniDry để trang bị kiến thức cho gia đình nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan: