Chuyển dạ và sinh nở

Giai đoạn chuyển dạ và sinh nở thường khiến nhiều bậc phụ huynh trở nên bối rối. Nhất là nhiều mẹ bầu, không tránh khỏi những bỡ ngỡ và lo âu, làm sao để vượt cạn “mẹ tròn con vuông”?

Đừng lo, những kiến thức sinh con được tổng hợp cụ thể trong bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết nỗi băn khoăn đó.

1. Sắp sinh con so sẽ có những dấu hiệu gì?

Sắp sinh con so (con đầu lòng), mẹ bầu có thể sẽ gặp 1 số dấu hiệu như sau:

  • Bung nhớt hồng

Trong thai kỳ, vị trí nối giữa âm đạo và tử cung sẽ hình thành một nút nhầy vững chắc. Nút nhầy có tác dụng là tránh lực cơ học tác động vào buồng ối. Cũng như bảo vệ em bé khỏi sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh.

Thế nhưng, vào thời điểm chuyển dạ, cổ tử cung mở rộng sẽ khiến nút nhầy bị bung ra. Làm cho âm đạo xuất hiện một chất nhầy màu hồng, còn gọi là bung nhớt hồng. Mẹ bầu gặp hiện tượng này, tức là thời khắc chuyển dạ chính thức bắt đầu.

  • Xuất hiện cơn gò tử cung

Xuất hiện những cơn gò tử cung ở tuần thai thứ 38 – 40 mới thực sự là dấu hiệu sắp sinh con so. Đây là kiến thức sinh con mà mẹ bầu nên nhớ kỹ. Cơn gò lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc, chu kỳ tăng dần khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhiều. Đồng thời có cảm giác căng cứng ở vùng bụng. Báo hiệu ngày sinh đang đến gần.

Đặc biệt, đối với mẹ bầu mang thai lần đầu, cơn gò tử cung sẽ càng tạo cảm giác đau đớn mãnh liệt hơn. Lý do là bởi tầng sinh môn và cổ tử cung vẫn rất bền chặt.

  • Chảy nước ối

Vỡ ối hay chảy nước ối cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so. Khi màng ối bị vỡ, nước ối trong buồng dạ con sẽ chảy ra ngoài. Có trường hợp, mẹ bầu thấy nước ối chảy rỉ rả. Nhưng cũng có nhiều sản phụ thấy nước ối chảy theo từng đợt.

  • Những thay đổi qua việc thăm khám âm đạo

Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra sự thay đổi của cổ tử cung, sự tiến triển của ngôi thai, sự thành lập của đầu ối thai nhi… Đây cũng chính là cách giúp mẹ bầu chủ động phát hiện ra những dấu hiệu sắp sinh con so “chuẩn” nhất.

Dấu hiệu chuyển dạ và sinh nở
Dấu hiệu chuyển dạ và sinh nở

2. Dấu hiệu chuyển dạ thật sự là gì?

Phía trên chỉ là dấu hiệu sắp sinh, còn dấu hiệu chuyển dạ thật sự mà không phải sản phụ nào cũng biết, đó chính là sự xóa mở cổ tử cung. Các cơn co chuyển dạ sẽ tác động việc này. Tức là, khi xuất hiện cơn co tử cung đều đặn và bác sĩ sản khoa thông báo, cổ tử cung đã xóa và mở ≥ 2cm thì cũng là lúc mẹ bầu thực sự bước vào cuộc chuyển dạ.

3. Bung nút nhầy thì bao lâu sinh?

Đối với một số sản phụ, thời gian từ khi bung nút nhầy đến khi đi vào chuyển dạ chỉ trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Thế nhưng, đối với một số mẹ bầu khác, kể cả mất nút nhầy nhưng việc sắp sinh thật sự có thể kéo dài đến tận 1 – 2 tuần sau.

4. Cơn gò tử cung như thế nào là sắp sinh?

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng là những cơn gò sau 37 tuần. Cơn gò chuyển dạ đủ tháng này cũng chính là dấu hiệu sắp sinh, có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Bung nút nhầy hồng âm đạo.
  • Rỉ ối hoặc vỡ nước ối.
  • Đau vùng bụng dưới, thành cơn (10 phút/ lần)
  • Cường độ đau do cơn gò tạo ra ngày càng mạnh và có tần suất dày hơn.

5. Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

Cơn đau bụng chuyển dạ sẽ đau ở vùng bụng dưới hoặc lưng, đau âm ỉ. Hay gây căng cơ ở vùng xương chậu. Các cơn đau này sẽ diễn ra thường xuyên, đều đặn, khoảng 1 phút 1 cơn đau. Dù sản phụ có làm gì, ngồi hay nằm nghỉ ngơi, vẫn đau vị trí đó không hề thuyên giảm.

Đau bụng chuyển dạ sẽ đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
Đau bụng chuyển dạ sẽ đau âm ỉ ở vùng bụng dưới

6. Nước ối sắp sinh có màu gì?

Nước ối sắp sinh sẽ có màu trắng đục hoặc ngả vàng, vẩn đục. Trường hợp bị vỡ ối, có thể kèm theo một chút máu. Khác hẳn với giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối có màu trắng trong và không có mùi.

7. Vỡ ối bao lâu thì sinh?

Trả lời cho câu hỏi vỡ ối bao lâu thì sinh thì không có thời gian chính xác cho từng trường hợp. Thông thường, cơn chuyển dạ sinh con sẽ bắt đầu sau khi vỡ ối từ 12 tiếng đến 24 tiếng,

8. Em bé đạp nhiều có phải sắp sinh?

Trường hợp em bé đạp nhiều mà có kèm theo nhiều dấu hiệu khác như có cơn co thắt tử cung rõ rệt, bị đau lưng, chuột rút, bị rỉ nước ối…  thì đó chính là dấu hiệu cho biết, mẹ bầu sắp sinh.

9. Quá ngày dự sinh nên kích thích chuyển dạ như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, khi đã quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, vì còn bỡ ngỡ, chưa có kiến thức sinh con, nhiều thai phụ thường quyết định tới bệnh viện thăm khám. Sau đó, thực hiện các cách kích thích chuyển dạ. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn một số phương pháp để giục sinh như:

  • Bấm ối: Bằng cách tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối. Qua đó kích thích chuyển dạ.
  • Kích thích cổ tử cung giãn nở: Đặt ống thông có gắn quả bong bóng nhỏ vào vị trí cuối cổ tử cung. Rồi bơm nước vào bong bóng đó để khi căng, gây ra áp lực. Hỗ trợ cổ tử cung mở và giúp cho quá trình chuyển dạ nhanh hơn.
  • Lóc ối: Tức là, nữ hộ sinh, y tá hoặc bác sĩ sẽ đeo găng tay rồi dùng ngón tay tách màng ối khỏi thành tử cung.
Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp kích thích chuyển dạ 
Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp kích thích chuyển dạ

10. Chảy sữa non có phải sắp sinh không?

Ở tuần thứ 14, hiện tượng chảy sữa non ở các sản phụ là hiện tượng bình thường, chứng tỏ các tuyến sữa đã sẵn sàng để chào đón con yêu. Tuy nhiên nếu mẹ chảy sữa non ở sát ngày dự sinh, rất có thể mẹ chuẩn bị sinh em bé.

11. Đặt bóng kích sinh như thế nào?

Để làm cổ tử cung mở và mềm hơn, kích thích quá trình chuyển dạ sinh, bác sĩ sẽ can thiệp bằng một ống thông có gắn quả bóng nhỏ vào vị trí cuối cổ tử cung của sản phụ. Sau đó, nước sẽ được bơm vào quả bóng để tạo áp lực cho cổ cung mở rộng hơn.

12. Cổ tử cung mở chậm phải làm sao?

Theo kiến thức sinh con của nhiều người và tổng hợp từ mẹo dân gian cùng lời khuyên của các nghiên cứu khoa học, có 8 cách giúp cổ tử cung của mẹ bầu mở nhanh, đó là:

  • Ăn 1 số loại thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ như dứa, mè đen, rau lang, tía tô…
  • Đi bộ nhiều
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Kích thích đầu ti
  • Quan hệ tình dục.
  • Tách ối
  • Kích thích vỡ ối.
  • Tiêm thuốc kích sinh.
Mẹ bầu nên ăn một số thực phẩm như dứa… để kích thích cổ tử cung mở nhanh
Mẹ bầu nên ăn một số thực phẩm như dứa… để kích thích cổ tử cung mở nhanh

13. Có nên gây tê màng cứng khi sinh không?

Để giảm thiểu các cơn đau khi chuyển dạ, gây tê màng cứng được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Nó có thể áp dụng trong cả trường hợp sinh thường lẫn sinh mổ. Lợi ích mà phương pháp này mang lại khá nhiều.

  • An toàn cho việc sinh con. Giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu có thể di chuyển trên giường bệnh và rặn sinh bé.
  • Giúp sản phụ không bị mất sức, có nhiều thời gian nghỉ ngơi, không bị ám ảnh bởi những cơn đau thắt.
  • Thuốc được sử dụng không đi qua nhau thai, không ảnh hưởng đến em bé.

Tuy nhiên, gây tê màng cứng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Trong tương lai, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ.

14. Khi vào phòng sinh cần lưu ý điều gì?

Nhiều mẹ bầu chưa có đầy đủ kiến thức sinh con, sẽ cảm thấy bỡ ngỡ không biết khi vào phòng sinh, cần lưu ý gì? Câu trả lời là:

  • Không được mang đồ lót vào phòng sinh. Thay vào đó, nên mặc những bộ váy liền rộng rãi, thoải mái để hỗ trợ cho việc sinh con dễ hơn.
  • Cần duy trì cảm xúc ổn định. Không khóc lóc, không rặn mạnh, không la hét để tránh mất sức trước khi chuyển dạ
  • Nên chăm chỉ học phương pháp thở từ y tá, hộ sinh để làm giảm cơn đau đẻ. Tập di chuyển bóng để cổ tử cung từ từ mở ra, rút ngắn quá trình chuyển dạ.
Khi vào phòng sinh, mẹ bầu cần ổn định cảm xúc
Khi vào phòng sinh, mẹ bầu cần ổn định cảm xúc

15. Cách rặn sinh con đúng là như thế nào?

  • Mẹ bầu cần nằm kê cao đầu 1 góc 45 độ, mông nâng cao lên. Hai tay nắm chặt 2 thành của bàn sinh và hai chân đạp vào 2 bàn đỡ.
  • Khi bắt đầu thấy có cơn gò tử cung, mẹ bầu cần 1 hơi thật sâu. Sau đó, dồn hơi và rặn mạnh xuống vùng bụng dưới. Trường hợp, còn đau nhưng đã hết hơi thì nên tiếp tục hít hơi khác và thực hiện tương tự. Đến khi hết đau thì ngừng lại.
  • Kết hợp rặn và cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả. Nếu muốn lấy sức, mẹ bầu hãy tranh thủ hít vào thở ra nhịp nhàng giữa 2 cơn gò tử cung.

16. Da kề da sau sinh như thế nào cho đúng?

  • Ngay sau khi sinh xong, đặt em bé không mặc quần áo lên ngực hoặc bụng trần của mẹ bầu. Liên tục trong 90 phút.
  • Đầu em bé nghiêng 1 bên áp sát vào ngực mẹ. Chân, bụng, ngực, mặt của em bé cũng để áp sát vào cơ thể người mẹ.
  • Có thể đội mũ, mặc tã cho bé hoặc đắp chân cho cả mẹ lẫn bé. Nhưng không trùm kín đầu của bé.

Lặp lại hành động này trong những tuần đầu sau sinh càng nhiều càng tốt.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức sinh con mà UniDry đã tổng hợp đầy đủ và chia sẻ cho mẹ bầu cùng biết. Hy vọng, từ bài viết, các chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ để giúp cho quá trình sinh nở thành công, mãn nguyện.

Bài viết cùng chủ đề