Thời kỳ mang thai của mẹ bầu đã được 39 tuần. Bây giờ, em bé có thể nặng khoảng 7 – 8 pounds (1 pound = 453.59237 gam) và dài khoảng 20 inch (1 inch = 25,4mm). Chắc hẳn, các ông bố bà mẹ đang rất mong sớm gặp được em bé của mình, nhưng thai phụ lại không hề có dấu hiệu sắp chuyển dạ hay bất kỳ cơn co thắt nào? Vậy điều đó có bình thường không?
Có nên lo lắng nếu không có cơn co thắt ở tuần thứ 39?
Nếu thai phụ đã bước sang tuần thai kỳ thứ 39 và không có cơn co thắt nào, là điều hoàn toàn bình thường. Lý do là bởi, trên thực tế, một thai kỳ có thể kéo dài đến 42 – 44 tuần mà không có bất kỳ biến chứng nào cả. Hoặc cũng có thể, mẹ bầu đang có những cơn co thắt mà không nhận ra. Vì có một số phụ nữ không hề cảm thấy cơ thể mình đang trải qua cơn co thắt cho đến khi họ chuyển dạ hoàn toàn.
Vì thế, nếu thai phụ không chắc chắn rằng, liệu mình có đang bị co thắt hay không? Hãy hẹn gặp bác sĩ để họ thăm khám và tìm ra nguyên nhân của vấn đề này.
Bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sắp chuyển dạ thì phải làm sao?
Xem thêm: Những dấu hiệu chuyển dạ sinh nợ mà mẹ cần biết để chuẩn bị tốt
Một số chia sẻ của các bà mẹ bỉm sữa khác
Dưới đây sẽ là một số chia sẻ kinh nghiệm của những bà mẹ bỉm sữa đã từng trải qua tuần thứ 39 của thai kỳ và không có bất kỳ dấu hiệu sắp chuyển dạ nào để mọi người bớt lo lắng cũng như tham khảo được nhiều thông tin hữu ích:
“Tôi đã có bầu được 39 tuần nhưng không hề có cơn gò nào cả. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rất tuyệt khi bác sĩ của tôi, nói rằng điều đó không cần phải lo lắng. Bây giờ, cổ tử cung của tôi chưa giãn ra cũng chưa mềm. Bác sĩ có nói rằng, tôi sẽ phải kích thích chuyển dạ nếu quá ngày dự sinh một tuần”.
“Có khả năng cao là bạn đang có những cơn co thắt mà không hề hay biết. Tôi đã có một số cơn đau trong suốt thai kỳ của mình và sau đó, thậm chí không nhận ra cơn đau do co thắt. Bác sĩ của tôi nói rằng, cơn đau lưng mà tôi cảm thấy trong suốt thai kỳ khiến tôi bỏ qua các cơn co thắt”.
“Tôi đến bệnh viện khi được 40 tuần vì nghĩ rằng có thể nước ối đã vỡ nhưng tôi không hề có cơn co thắt nào. Hóa ra là tôi đã sai. Các bác sĩ đã nối tôi với một chiếc máy theo dõi các cơn co thắt và nó cho thấy tôi đã bắt đầu chuyển dạ rồi đây”.
Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ khác
Bật mí, cơn co thắt không phải là dấu hiệu duy nhất. Vì thế, khi chưa có cơn co thắt, mẹ bầu có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu sắp chuyển dạ khác như dưới đây:
Em bé “rơi” xuống đúng vị trí
Như đã nói, 39 tuần không có cơn co thắt nào không có nghĩa là thai phụ chưa chuyển dạ. Bởi khoảng một tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, em bé sẽ bắt đầu đi xuống khung xương chậu và vào tư thế thích hợp để sinh nở.
Em bé di chuyển, xuống khung xương chậu và có tư thế phù hợp
Cổ tử cung giãn ra
Cổ tử cung của mẹ bầu sẽ bắt đầu giãn ra, mở ra để chuẩn bị cho việc sinh nở. Chuyên viên y tế, bác sĩ… sẽ thực hiện phép đo này trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ của thai phụ. Đặc biệt, nếu thai kỳ đã được 39 tuần.
Cảm thấy bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Các bà mẹ bầu sẽ cảm thấy chuột rút ở bụng và cơ háng thường xuyên hơn khi quá trình chuyển dạ đến gần. Nhất là, một số cơn đau lưng cũng sẽ xuất hiện hoặc trầm trọng hơn khi em bé di chuyển xuống khung xương chậu.
Các khớp của mẹ bầu cảm thấy lỏng lẻo hơn
Khi mang thai, cơ thể của thai phụ sẽ thường tiết ra một loại hormone có tên gọi là relaxin. Trong quá trình chuyển dạ, hormone này có thể làm tăng tình trạng lỏng lẻo ở các khớp của mẹ bầu. Đây chính là dấu hiệu sắp chuyển dạ và cũng là sự chuẩn bị của cơ thể cho việc sinh nở.
Mẹ bầu bị sút cân
Nhiều bà mẹ sẽ nhận thấy rằng cân nặng của mình đã ngừng tăng một vài tuần trước khi họ chuyển dạ. Trên thực tế, một số thai phụ thậm chí có thể giảm vài cân. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ không hề ảnh hưởng đến cân nặng khi mẹ sinh em bé.
Dịch tiết âm đạo của thai phụ thay đổi
Một trong dấu hiệu chuyển dạ mà khá nhiều mẹ bầu nhận thấy, đó là lượng dịch tiết âm đạo tăng lên trong những ngày trước khi chào đón bé yêu. Chất dịch này trông giống như chất nhầy có thể có màu hơi hồng.
Đặc biệt, bầu 39 tuần mà không có cơn co thắt nào hoặc chưa có dấu hiệu sắp chuyển dạ thì không có nghĩa là thai phụ chưa sinh nở nếu dịch tiết âm đạo thay đổi như thế này.
Dịch tiết âm đạo thay đổi, giống chất nhầy có màu hồng hồng
Mẹ bầu tràn đầy năng lượng
Các bà mẹ có thể đột nhiên nhận thấy rằng, mình đang cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn bình thường khi mang thai. Đây được gọi là bản năng làm mẹ, đồng thời cũng là một phương pháp mà cơ thể đang cố gắng chuẩn bị cho thai phụ chào đón thiên thần nhỏ. Hãy nhớ rằng, năng lượng rất quý giá và mẹ bầu nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt trước khi sinh con.
Bị vỡ nước ối
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp về vấn đề nên làm gì khi bầu tuần thứ 39 chưa có dấu hiệu sắp chuyển dạ hoặc không có cơn co thắt nào. Hy vọng từ đó, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, thú vị để chuẩn bị thật tốt cho hành trình mang thai sắp tới.
Bên cạnh những vấn đề, dấu hiệu cần chú ý ở cuối thai kỳ thì mẹ bầu cũng nên chuẩn bị đầy đủ list món đồ tiện ích như bỉm, tã… để chào đón bé yêu ra đời. Nếu chưa biết lựa chọn tã, bỉm của thương hiệu nào thì đừng bỏ qua UniDry – thương hiệu tã bỉm đã có hơn 20 năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bậc phụ huynh muốn chăm sóc con tốt nhất.
Đừng quên, để UniDry cùng chăm sóc bé yêu với bố mẹ
- Sản phẩm tã, bỉm của UniDry cam kết về chất lượng 100% khi được sản xuất từ những nguyên liệu bởi các nhà cung cấp hàng đầu trên toàn thế giới.
- Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, kiểm tra kỹ lưỡng và tuân thủ mọi tiêu chuẩn sản xuất sạch GMP.
- Với công nghệ khóa ẩm 3D Air Pocket và 3000 rãnh siêu thấm hút, tã, bỉm của UniDry sẽ giúp cho bé cảm thấy thoải mái suốt cả ngày dài (12h). Cũng chính nhờ, khả năng thấm hút này mà bé sẽ giảm được nguy cơ mắc hăm tã.
- Bề mặt êm ái, mềm mịn nhờ tinh chất tràm trà tự nhiên, lành tính, nên tạo cảm giác dễ chịu cho làn da mỏng manh của bé. Đồng thời, phòng chống hăm, tấy đỏ, rát… hiệu quả.
- Mức giá hợp lý, cạnh tranh. Đặc biệt luôn tương xứng với chất lượng vượt trội, hỗ trợ mẹ bỉm chăm con tốt nhất.
Do đó, bố mẹ đừng ngại ngần đặt niềm tin vào UniDry để dành trọn sự yêu thương trọn vẹn cũng như đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của mình.
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Bài viết cùng chủ đề
Trẻ sơ sinh biếng ăn: Dấu hiệu, nguyên nhân, 11 cách xử lý
Trẻ sơ sinh biếng ăn là một vấn đề thường gặp và khiến cho nhiều
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
Gợi ý 30 món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng, giá cả 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhờ thói quen vệ sinh đúng cách
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến, gây khó khăn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chính xác, an toàn nhất
Vùng rốn bé rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh