Sinh mổ là phương pháp được bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe của sản phụ và bé. Chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ lo lắng về quá trình sinh mổ có an toàn không? Những biến chứng sau sinh mổ như thế nào? Hãy cùng Uni Dry tìm hiểu bài viết dưới đây để yên tâm hơn các mẹ nhé!
Quá trình sinh mổ
Quá trình sinh mổ như thế nào? Đây là câu hỏi của các bà mẹ và người thân khi được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Dưới đây là quá trình thực hiện để các mẹ hình dung dễ hơn:
Quá trình chuẩn bị mổ
- Trước khi tiến hành phẫu thuật, vùng bụng sẽ được vệ sinh và vô trùng.
- Bác sĩ đặt ống thông tiểu để điều tiết nước tiểu.
- Truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh tình trạng mất nước. Nếu trong trường hợp mắc tiền sản giật hay có bệnh lý khác, bác sĩ sẽ truyền thêm thuốc.
- Tùy trường hợp bác sĩ chỉ định gây tê màng cứng hay gây mê. Hầu hết, các phụ sản sẽ được gây tê tủy sống hoặc màng cứng để tê liệt phần dưới nhưng vẫn tỉnh táo.
Quá trình mổ
- Bác sĩ sẽ rạch ngang một đường trên thành bụng, phần trong vùng bikini.
- Tiến hành mổ theo từng lớp,qua mô mỡ và các mô liên kết, đến cơ bụng, bác sĩ tách vết mổ để tiếp cận với tử cung.
- Tới tử cung, bác sĩ tạo thêm vết mổ ngang thấp. Tùy vào vị trí của em bé sẽ áp dụng các loại vết mổ tử cung khác nhau.
- Bác sĩ đưa em bé ra ngoài qua vết rạch tửu cung.
- Em bé được lau mũi, miệng, kẹp dây rốn và kiểm tra thân thể. lúc này, mẹ còn tỉnh táo sẽ được được da kề da với bé
- Tiếp đó, bác sĩ ra làm tiến hành lấy nhau thai, làm sạch tử cung và khâu lại từng lớp từ trong ra ngoài bằng chỉ tự tiêu.
Sinh mổ có biến chứng gì không
Ngoài những lợi ích thì sinh mổ có rất nhiều biến chứng sau sinh. Chúng có thể xảy ra nhanh và không lường trước được. Do đó, các mẹ nên nắm vững các biến chứng sau đây:
Nhiễm trùng
Đây là một trong những biến chứng dễ gặp sau sinh mổ, có 3 loại thường gặp:
- Vết khâu: Nguyên nhân do máu đông, các vấn đề về chỉ, phụ sản có tiền sử bệnhbện tiểu đường, béo phì,…
- Đường tiết niệu do đặt ống sau sinh với biểu hiện khó đi tiểu, đau bụng, cảm thấy nóng rát.
- Niêm mạc cổ tử cung khiến chảy máu và sốt cao.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp xảy ra nhiễm trùng sau vài tuần với các biểu hiện sốt cao, vết khâu bị tấy đỏ, đau và có mủ. Nếu nặng hơn, có thể bị nhiễm trùng máu và tử vong. Vì vậy, vết mổ cần phải vệ sinh và sát trùng cẩn thận. Sau vài tuần, các mẹ nên đi siêu âm, kiểm tra vết khâu và chỉ. Nếu có dấu hiệu lên mủ hay vấn đề sức khỏe, các mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Băng huyết
Đây là biến chứng thường gặp khi sinh mổ. Sau 24 giờ sinh, Do cổ tử cung không co bóp dẫn đến phụ sản bị chảy quá nhiều máu. Nếu không cầm máu kịp thời, sản phụ có thể tử vong vì mất nhiều máu. Những sản phụ mắc u xơ, thai to, khó chuyển dạ dễ xảy ra biến chứng này.
Tình trạng thiếu máu
Trong quá trình mang thai và sau sinh, sản phụ mất nhiều máu, khả năng sản xuất máu của cơ thể giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Biến chứng này kéo theo các vấn đề như: tụt huyết áp, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu,… Nó không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn khiến tinh thần mệt mỏi dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.
Máu đông
Hậu sinh mổ, cục máu đông có thể xuất hiện ở bắp chân, phổi, vùng xương chậu. Một số dấu hiệu của biến chứng này là khó thở, ho, sưng bắp chân. Nếu máu đông ở vùng phổi dễ gây tắc phổi gây nguy hiểm. Do đó, các mẹ nên vận động từ từ để tăng cường lưu thông máu.
Nguy cơ bám dính
Trong quá trình vết thương hồi phục, có khả năng bị kết dính. Đây là hiện tượng do sải mô sẹo khiến cho một số bộ phận như: tử cung, ruột, các vùng lân cận dễ bị kết dính hoặc dính vào thành bụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động của các cơ quan và còn dẫn đến tắc ruột.
Hậu quả của thuốc gây tê
Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê màng cứng, tủy sống,… Tác dụng phụ của thuốc gây mê gây ra đau đầu, tổn thương thần kinh có thể chỉ xảy ra vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, chỗ màng cứng ở lưng do mũi kim tiêm đâm sâu vào thẳng dây chằng, các mẹ sẽ thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội khi ngồi lâu và vận động nhiều kéo dài đến vài năm.
Ảnh hưởng các lần mang thai sau
Biến chứng sau sinh mổ có thể để lại sẹo làm ảnh hưởng cổ tử cung và các cơ quan vùng chậu. Điều này tăng nguy cơ nhau thai tiền đạo và giảm khả năng mang thai trong tương lai.
Thuốc tê khi sinh mổ có ảnh hưởng bé không
Các loại thuốc tế được sử dụng trong quá trình sinh mổ đều được kiểm duyệt an toàn cho mẹ và mẹ. Hơn nữa, phương pháp gây tê chỉ sử dụng thuốc tê ở nồng độ thấp nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Việc sử dụng thuốc tê chỉ làm bé thấy buồn ngủ hoặc mệt trong vài giờ đầu sau sinh.
Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch

Sản dịch hay máu sinh là dấu hiệu sinh lý của phụ nữ sau sinh, có mùi giống như kinh nguyệt. Trước khi sinh, để giúp cho em bé ra ngoài dễ dàng, tử cung cần được mở rộng. Sau khi sinh, tử cung bắt đầu quá trình hồi phục. Những niêm mạc tử cung hoại tử, nó sẽ bị xơ hóa và bong ra ngoài kèm theo những cục máu đông nhỏ từ vết thương và chất nhầy tử cung. Những dịch chất này tạo thành sản dịch.
Dịch sản sẽ được đào thải ra ngoài kéo dài từ 2 – 6 tuần theo quá trình:
- 2-3 ngày đầu: Sản dịch có máu loãng, các cục máu đông nhỏ, màu đỏ sẫm. Lượng sản dịch sẽ ra nhiều theo từng cơn cổ tử cung co bóp. Máu đông là phần nhau thai còn sót lại nên không cần lo lắng.
- Sau 7-10 ngày: Phần máu dịch từ đỏ sẫm sang màu nâu hồng. Lượng sản dịch chảy ra ít. Lúc này, cục máu đông chỉ còn kích thước nhỏ.
- Sau 3 tuần: Sản dịch màu trắng hoặc trong như chất nhầy âm đạo. Đây là phần mô màng bị hoại tử và lượng lớn bạch cầu. Khi này, tử cung đã co dần trở lại kích thước ban đầu. Các cơn đau cũng dần chấm dứt.
- Sau 6 tuần: Có những mẹ ra ít dịch hồng, nâu, trắng hàng ngày hoặc thỉnh thoảng. Đến giai đoạn này, hầu như các mẹ hết sản dịch.
Thông thường, các sản phụ sinh mổ ra sản dịch ít hơn sinh thường. Tuy nhiên,một số người sản dịch có thể dài đến 45 ngày. Do cấu tạo của âm đạo, sản dịch sẽ ra nhiều khi cử động, di chuyển. Khi đó, các mẹ nên nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong các ngày đầu, các mẹ không nên nằm im quá lâu hay co chân cao. Bởi vì, sản dịch không ra ngoài được sẽ tích tụ nhiều máu đông gây nguy hiểm và lâu hết sản dịch.
Sinh mổ có cần nhịn ăn
Sinh mổ cần phải nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ trước khi phẫu thuật. Để đảm bảo dạ dày của sản phụ không chứa thức ăn và giảm nguy cơ nôn mửa trong quá trình phẫu thuật.
Những điều cần làm sau sinh mổ
Dinh dưỡng sau sinh:
Sau sinh, các mẹ nên uống nhiều nước, nước có đường cho đến khi xì hơi. Sau đó, nên ăn cháo loãng vì đường ruột còn yếu. Sau ngày thứ 2, có thể bổ sung món giàu chất đạm, canxi, chất xơ, sắt và nhiều nước để có sữa cho bé. Tránh các thực phẩm nhiều tinh bột, đường gây đầy hơi.
Vận động nhẹ nhàng
Sau sinh, vết mổ sẽ khiến các mẹ thấy rất đau, khó cử động. Dó đó, nhiều mẹ không muốn vận động. Việc vận động tránh tình trạng dính kết ruột, giúp máu lưu thông, cơ thể hồi phục nhanh hơn. Các mẹ có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách tập đứng lên, ngồi xuống, xoay người,… Lưu ý là phải hoạt động nhẹ nhàng không ảnh hưởng vết mổ.
Chăm sóc vết mổ
Sau sinh, vết mổ cần được chăm sóc cẩn thận vì chưa khô dễ xảy ra biến chứng nhiễm trùng. Khi ở bệnh viện,phụ sản sẽ được vệ sinh vết mổ hàng ngày. Sau 5 – 7 ngày về nhà, các mẹ vẫn cần vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, cần rửa tay trước khi vệ sinh, các dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân
Các mẹ nên lau người, vệ sinh cá nhân hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng và lây vi khuẩn cho bé. Các mẹ nên nhờ người thân lau người bằng nước ấm, không chà lên vết mổ và lau khô người. Sau 3 ngày, có thể gội đầu nhanh và sấy khô tóc. Vùng âm đạo cũng cần vệ sinh sạch sẽ vì sản dịch ra nhiều dễ viêm nhiễm.
Đa dạng thực đơn
Không nên ăn nhiều giò heo và lặp đi lặp lại các món dễ bị ngán và không đủ chất. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có vitamin A, C,B,.. Đặc biệt vitamin K giúp cầm máu. Canxi, kẽm, sắt giúp tái tạo, lènh vết mổ. Thực đơn đa dạng kích thích ngon miệng, thèm ăn khiến tâm trạng vui vẻ.
Nghỉ ngơi
Các mẹ sau sinh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Cơ thể thoải mái, không mệt mỏi sẽ hồi phục nhanh, giảm đau đầu, stress ảnh hưởng mất sữa.
Bao lâu sau sinh mổ thì được ăn
6 giờ sau sinh, các mẹ nên uống nhiều nước, nước có đường để xì hơi thông ruột. Sau đó, chỉ nên ăn những món mềm, dễ tiêu như cháo vì đường ruột còn yếu. Từ ngày thứ 2, có thể bổ sung đa dạng thực đơn. Không nên ăn nhiều giò heo và lặp đi lặp lại các món dễ bị ngán và không đủ chất. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có vitamin A, C,B,.. Đặc biệt vitamin K giúp cầm máu. Canxi, kẽm, sắt giúp tái tạo, lành vết mổ. Thực đơn đa dạng kích thích ngon miệng, thèm ăn khiến tâm trạng vui vẻ.
Cách nhanh có sữa sau sinh mổ

Mặc dù, sinh mổ hay sinh thường lượng sữa trong cơ thể mẹ là như nhau. Nhưng vì sau sinh mổ các mẹ đau, khó cử động và thay đổi hormone nên sữa về lâu hơn sinh thường. Các mẹ nên tham khảo các cách dưới đây để nhanh có sữa:
- Cho con bú liên tục: Dù ban đầu chưa có sữa hoặc ra rất ít sữa non mẹ vẫn nên cho bé bú liên tục. Khi miệng bé mút sẽ kích thích dây thần kinh ở tuyến vú giúp sữa nhanh về. Mẹ cần lưu ý tư thế và khớp miệng con.
- Uống nhiều nước: Chỉ khi cơ thể đủ nước thì mới sản sinh được nhiều sữa. Các mẹ nên uống nước ấm, nước gạo lứt rang,… dễ uống, thanh lọc cơ thể, theo kinh nghiệm gian gain có nhiều sữa hơn.
- Massage bầu ngực: Trước khi cho bé bú, mẹ massage ngực theo chiều kim đồng hồ. Dùng khăn nhúng nước ấm để chườm ngực giúp kích thích sữa chảy ra nhiều để lượng sữa cho con.
- Chế độ ăn uống: Để sữa ra nhiều và chất lượng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo để các nhóm chất, thực đơn thay đổi đa dạng.
- Tinh thần thoải mái: Tinh thần của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất sữa. Mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi, dành thời gian làm những việc mình thích như: nghe nhạc, xem phim, tập thể dục,… Tránh stress, đầu mệt mỏi, tiêu cực. Như vậy, nguồn sữa mới được đảm bảo.
Sinh mổ có bị rộng vùng kín
Theo kiến thức y khoa, dù là phương pháp sinh nào, việc chuyển dạ khiến cho vùng kín của phụ nữ giãn nở. Tuy nhiên, độ giãn nở này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, số lần sinh con, đặc điểm khung xương chậu và kích thước thai nhi. Thống kê cho thấy, vùng kín của những bà mẹ sinh thường sẽ giãn rộng hơn so với những người sinh mổ do sự tác động khi em bé được sinh qua đường tự nhiên.
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất các hormon như estrogen và relaxin, tăng cường lưu thông máu đến vùng kín nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh thường. Do đó, dù là sinh thường hay sinh mổ, vùng kín của phụ nữ đều rộng hơn so với bình thường.
Trên đây là những kiến thức về sinh mổ mà Uni Dry muốn chia sẻ đến ba mẹ. Hy vọng với những thông tin hữu này ba mẹ sẽ không còn lo lắng khi sinh mổ nữa. Để tìm hiểu thông tin về hành trình sinh con, mời ba mẹ xem thêm tại UniDry.
Bài viết cùng chủ đề
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
30 những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng và giá 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Bài viết cùng chủ đề
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
30 những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng và giá 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhờ thói quen vệ sinh đúng cách
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến, gây khó khăn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chính xác, an toàn nhất
Vùng rốn bé rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh
8 lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ là hoạt động giúp làm sạch cơ thể
Top 5 thực phẩm lý tưởng cho thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng đủ chất với 5 loại thực phẩm
Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi và những điều mẹ bỉm cần chú ý
Bé 5 tháng tuổi đã phát triển rất nhiều kể từ khi mới chào đời.
Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và cách chăm sóc bé tốt nhất
Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi khiến cho ba mẹ cảm thấy hạnh