14 điều giúp mẹ giải đáp những thắc mắc về phương pháp sinh thường
Sinh thường (sinh tự nhiên, sinh ngả âm đạo) là một phương pháp sinh sản được nhiều chuyên gia y tế, bác sĩ khuyến khích. Để tự tin, sẵn sàng hơn cho công cuộc “vượt cạn”, mẹ hãy chắc chắn tìm hiểu và hiểu rõ về những thắc mắc, những điều nhất định nên biết về phương pháp sinh này qua các chia sẻ sau đây.
1. Xương chậu hẹp có sinh thường được không?
– Là cơ quan quan trọng trong sản khoa, xương chậu là vị trí mà thai nhi sẽ đi qua để có thể ra được bên ngoài.
– Xương chậu hẹp hoặc bị biến dạng sẽ khiến sản phụ gặp khó khăn khi sinh. Vì vậy, hầu hết những mẹ có tình trạng xương chậu hẹp sẽ buộc phải mổ để lấy thai.
– Trường hợp mẹ có xương chậu hẹp có thể sinh tự nhiên được khi: thai nhi nhẹ cân (<2500g), thai ngôi thuận và mẹ chưa sinh mổ lần nào.

2. Nước ối ít có sinh thường được không?
– Lượng nước ối bình thường trong thai kỳ sẽ trong khoảng từ 5cm đến 20cm. Nếu lượng nước ối dưới 5cm sẽ được coi là ít nước ối. Chỉ số này sẽ được thể hiện qua siêu âm thai.
– Về vấn đề nước ối ít có sinh thường được không thì còn tùy vào mức độ thiếu ối của mẹ, tình trạng sức khỏe thai nhi hay ngôi thai như thế nào.
– Theo quan điểm của bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, trưởng khoa Sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, đối với những mẹ gặp tình trạng nước ối ít mà thai nhi đã đủ tháng thường thì không nên sinh tự nhiên. Bởi phương pháp này có thể gây nên một số tình trạng như nứt tử cung, vỡ tử cung hay người mẹ sẽ bị mất nhiều máu khi sinh… Ngoài ra cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
3. Lần đầu sinh mổ, lần 2 sinh thường được không?
Sau sinh mổ, mẹ vẫn có thể sinh tự nhiên được nếu như đáp ứng được các yếu tố sau:
– Lần sinh mổ đầu cách lần sinh thứ 2 ít nhất 18 tháng. Vết mổ cũ đã hoàn toàn hồi phục và không còn hiện tượng căng đau tại vết mổ.
– Vết mổ cũ là vết mổ nằm ngang và có vị trí ở đoạn dưới tử cung.
– Bộ phận khung chậu bình thường. Ngoài ra, mẹ không mắc các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh sản như u xơ tử cung, u tiền đạo…. và có sức khỏe ổn định.
– Kích thước của thai nhi không quá to và ngôi thai là ngôi thuận.
– Người mẹ mang thai đơn.

4. Làm thế nào giúp chuyển dạ nhanh?
Chuyển dạ thường diễn ra vào giai đoạn cuối thai kỳ. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp kích thích tự nhiên sau đây:
– Vận động nhẹ nhàng với các hoạt động đi bộ, leo cầu thang….
– Bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng kích thích quá trình chuyển dạ như dứa, mè đen, thì là, trà từ cây mâm xôi…..
– Quan hệ tình dục cũng kích thích chuyển dạ nhanh hơn, thuận lợi cho mẹ sinh thường.
– Kích thích phần núm vú 2-3 phút mỗi lần, lặp lại nhiều lần trong ngày. Hoạt động này sẽ góp phần tạo nên các cơn co thắt tử cung, kích thích quá trình chuyển dạ nhanh hơn.
Ngoài ra, một số phương pháp giúp chuyển dạ nhanh được thực hiện bởi các nhân viên ý tế như bấm ối hay châm cứu, bấm huyệt.
5. Có nên gây tê màng cứng khi sinh thường không?
– Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp thai phụ, mức độ dễ hay khó của ca sinh nở.
– Đối với những mẹ có cơn đau chuyển dạ dữ dội và kéo dài có thể dễ gây nên tình trạng mất sức, sức khỏe bị ảnh hưởng, tâm lý bất ổn hơn. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến quá trình sinh. Vậy nên, trong những trường hợp như thế việc gây tê màng cứng là lựa chọn tối ưu.

6. Rạch tầng sinh môn là gì?
– Đây là phương pháp cắt một đường chếch khoảng 45 độ, dài 3-5cm tại vùng da từ âm đạo tới hậu môn. Việc này sẽ giúp mở rộng đường để em bé dễ dàng đi ra ngoài hơn. Bên cạnh đó, rạch tầng sinh môn cũng hạn chế những các tai biến khi sinh tự nhiên như ngạt hay các sang chấn sản khoa khác.
– Thủ thuật này thường được thực hiện khi thai phụ có cơn gò và phần đầu của thai nhi đã áp sát vào vùng tầng sinh môn. Sau sinh, vết cắt này sẽ được bác sĩ khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
7. Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh thường
– Vệ sinh vết thương đúng cách: Sử dụng nước ấm, dội từ từ và rửa nhẹ nhàng từ trước ra sau. Hoặc mẹ cũng có thể dùng khăn thấm nước để lau. Trong ngày đầu tiên, có thể mẹ sẽ cần đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế ở bệnh viện hoặc người thân. Mẹ cố gắng giữ cho vết khâu sạch sẽ và khô ráo, nhất là sau khi tiểu tiện, đại tiện. Ngoài ra, mẹ nên thay băng vệ sinh 4-6 tiếng mỗi lần.
– Chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp mẹ hạn chế được sự khó chịu, đau đớn của vết rạch.
– Đi bộ nhẹ nhàng tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông máu, từ đó vết khâu mau liền hơn. Sau ngày đầu tiên, mẹ có thể vịn tay vào thành giường, tường và đi lại nhẹ nhàng.
– Ngồi đúng tư thế để hạn chế tạo áp lực lên vết khâu.
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ có thể dùng thuốc làm mềm phân nếu như việc đi đại tiện quá khó khăn.
– Xông hơi vùng kín giúp vết khâu mau lành, giảm đau và hỗ trợ se khít âm đạo nhanh hơn.
8. Sản dịch sau sinh thường bao lâu thì hết?
– Thời gian hết sản dịch sau sinh tự nhiên ở mỗi mẹ là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong khoảng 2 đến 6 tuần mẹ sẽ hết sản dịch. Có rất ít trường hợp, sản dịch kéo dài tới 2-3 tháng.
– Mẹ cần lưu ý về tình trạng bế sản dịch. Các dấu hiệu bao gồm như: sản dịch kéo dài quá 6 tuần kèm theo có mùi hôi, bụng dưới căng tức, sốt 38 – 39 độ.

9. Sa tử cung sau sinh là gì? Biểu hiện như thế nào?
– Sa tử cung là hiện tượng tử cung bị di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu và tụt vào trong âm đạo. Có trường hợp nặng, tử cung còn bị nhô ra cả bên ngoài âm đạo.
– Biểu hiện của sa tử cung sau sinh đó là: vùng bụng dưới xuất hiện các cơn đau lâm râm, cảm giác nặng nề và có sức ép ở vùng âm đạo, tiểu gấp, tiểu sót hay tiểu không tự chủ, đau bụng khi giao hợp….
10. Cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường
– Để giảm các cơn đau sau sinh, mẹ có thể sử dụng nước ấm để ngâm mình hoặc ngồi trong dụng cụ chuyên dụng. Nước ấm sẽ giúp vùng kín luôn sạch sẽ đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy các cơn đau cũng được xoa dịu, vết thương tầng sinh môn nếu có cũng nhanh hồi phục hơn.
– Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện. Thay vào đó mẹ nên rửa bằng nước và dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô.
– Giữ cho vùng kín sau sinh luôn sạch sẽ và khô ráo, hạn chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn.
– Mẹ nên sử dụng đồ lót có chất liệu tốt, độ thấm hút cao. Quần lót một lần cũng là lựa chọn thích hợp cho mẹ thời gian đầu sau sinh.
– Tránh quan hệ sớm sau sinh. Việc này có thể khiến mẹ bị nhiễm trùng đường sinh dục hay nhiều bệnh lý khác.
11. Đau đầu sau sinh thường và giải pháp khắc phục
– Hiện tượng này còn gọi là hậu sản thống phong, thường xảy ra sau khi sinh từ 1 đến 2 ngày hoặc 4 đến 6 ngày.
– Đau đầu sau sinh ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ. Vì vậy, để hạn chế và khắc phục tình trạng này, mẹ nên:
– Ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày, giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi.– Ăn uống đủ chất, đầy đủ các nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất. Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
– Uống đủ nước từ 2 đến 2,5l mỗi ngày và tránh xa đồ uống có chất kích thích, nước có ga.
– Luôn giữ tinh thần tích cực thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng. Suy nghĩ tiêu cực cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mẹ bị đau đầu sau sinh.

12. Cách nhanh có sữa sau sinh thường
Để sữa về nhiều và nhanh sau sinh, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:
Sau sinh, mẹ nên cho bé bú sớm nhất có thể. Việc cho bé bú như vậy sẽ kích thích ngực tăng bài tiết sữa, giúp sữa về nhanh hơn. Đồng thời, bé cũng bú được lượng sữa non giàu dinh dưỡng.
Cho bé bú đúng cữ, đúng khớp ngậm. Đây là cách rất hiệu quả để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Mẹ nên cho bé bú cạn hết một bầu ngực rồi mới chuyển sang bầu ngực còn lại.
Massage ngực thường xuyên giúp tăng cường sản sinh các hormone tạo sữa mẹ. Hoạt động này cũng giúp khơi thông các tuyến sữa, giúp sữa ra đều và nhanh hơn, hạn chế tắc tia sữa.
Uống nhiều nước sau sinh thường. Đó có thể là nước lọc, sữa, nước canh…. và tốt nhất là nước ấm. Mẹ nên uống ít nhất là 2l nước, và tốt hơn là 3l nước mỗi ngày.
Ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm, tránh kiêng khem quá mức. Không chỉ giúp mẹ nhiều sữa hơn, chế độ ăn đầy đủ còn giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn.
Tâm lý thoải mái cũng là một yếu tố kích thích sản sinh các hormone tạo sữa hiệu quả.
13. Kiêng cữ sau sinh thường, những điều mẹ cần biết
Kiêng cữ sau sinh là vấn đề mẹ cần tìm hiểu, tránh tình trạng mẹ kiêng khem quá mức hay không kiêng gì, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Thời gian kiêng cữ: theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ nên kiêng cữ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục hơn. Một số lưu ý cho mẹ về việc kiêng cữ sau sinh thường đó là:
- Không kiêng khem quá mức, nhất là trong ăn uống. Nên tránh sử dụng các thực phẩm lên men, đồ ăn sống, nước có gas. Mẹ cũng có thể vận động nhẹ nhàng sau sinh chứ không nhất thiết phải ngồi hay nằm liên tục.
- Khiêng vác vật nặng có thể ảnh hưởng đến cột sống, đến vết khâu và sức khỏe. Vì vậy mẹ không nên thực hiện hành động này.
- Nên kiêng quan hệ tình dục trong vòng 4 đến 6 tuần sau sinh, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Trọng thời gian kiêng cữ, mẹ vẫn có thể đánh răng, vệ sinh cá nhân hay tắm bình thường. Không nên kiêng quá mức như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng nước ấm và nên tắm sau 3 đến 4 ngày sau sinh.
Việc không kiêng cữ hoặc kiêng không hợp lý có thể gây nên một số bệnh hậu sản cho mẹ. Ví dụ như mẹ có thể bị đau nhức xương khớp, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe sa sút…

14. Bé sinh thường bị đầu dài có sao không?
Theo các bác sĩ sản khoa, nhiều bé được sinh bằng phương pháp tự nhiên thường sẽ có hình dáng đầu bị méo hoặc dài. Đây là hiện tượng bình thường, do ảnh hưởng của lực kéo đẩy trong quá trình chuyển dạ. Và thông thường hiện tượng này sẽ dần dần biến mất sau khi sinh.
Nhiều chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng, sau vài ngày sinh nở, hộp sọ của bé sẽ tự điều chỉnh hình dáng. Hoặc mẹ có thể massage đầu để có thể nhanh chóng lấy lại hình dáng tròn hơn.
Kết luận
Sinh thường có nhiều ưu điểm cho cả mẹ và bé. Đây luôn là phương pháp được tổ chức ý tế thế giới WHO, quỹ UNICEF cũng như Bộ Y Tế khuyến cáo. Vậy nên, những thông tin trên đây chắc chắn sẽ cần thiết để mẹ hiểu hơn về phương pháp sinh nở này và giúp mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho hành trình vượt cạn của mình.
Bài viết cùng chủ đề
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Bài viết cùng chủ đề
Khi nào bé mọc răng? Biểu đồ mọc răng của bé
Khi nào bé mọc răng là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc
Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng bé
Trẻ mọc răng sớm là gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe của con không?
Cách tính lượng sữa theo cân nặng cho trẻ em đúng nhất
Cách tính lượng sữa theo cân nặng sẽ giúp mẹ biết được biết được
Cập nhật 11 bảng giá các loại bỉm hot nhất trên trên thị trường
UniDry cập nhật bảng giá các loại bỉm tốt nhất trên thị trường, giúp mẹ
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Lựa chọn nào là tốt nhất cho bé?
Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán đang là vấn đề được
30 những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
Để giúp bà bầu duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bài viết
Tã UniDry giá bao nhiêu? Chất lượng và giá 5 size tã UniDry
UniDry từ lâu đã là thương hiệu khá nổi tiếng với những sản phẩm tã
Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhờ thói quen vệ sinh đúng cách
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh phổ biến, gây khó khăn
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chính xác, an toàn nhất
Vùng rốn bé rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh
8 lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ là hoạt động giúp làm sạch cơ thể