Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

Tam cá nguyệt đầu tiên

Tam cá nguyệt đầu tiên
Tam cá nguyệt đầu tiên

Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì khái niệm tam cá nguyệt còn khá mới mẻ. Hiểu biết về tam cá nguyệt giúp mẹ bầu nắm được chu kì phát triển của thai nhi, giúp con phát triển tốt hơn. Cùng UNIDRY tìm hiểu thêm về tam cá nguyệt và những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu mang thai sớm chính xác được chuyên gia gợi ý
Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không?
Bà bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
Dấu hiệu mang thai tháng đầu sớm
Đối với tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi diễn ra bên trong báo hiệu mang thai. Khi đó, mẹ cần lưu ý mọi dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sau lần quan hệ gần nhất. Nhất là đối với những cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì việc theo dõi dấu hiệu để xác định mang thai sớm rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Một vài dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm giúp mẹ xác định sớm được các chuyên gia gợi ý:

Có những thay đổi ở bầu ngực như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm).
Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
Cảm giác mệt mỏi khi mang thai thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.
Ốm nghén, buồn nôn là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất. Có đến 85% phụ nữ mang thai ốm nghén trong giai đoạn này. Theo WebMD, ốm nghén là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu và có thể kéo dài qua toàn bộ tam cá nguyệt đầu tiên.

Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.

Khi có những dấu hiệu trong 3 tháng sau lần quan hệ gần nhất, bạn có thể chủ động mua que thử thai để kiểm tra. Nếu kết quả que thử thai 2 vạch thì bạn hãy chuẩn bị đến khám bác sĩ sản khoa lần đầu để có lời khuyên và sự kiểm tra toàn diện nhất.

Phôi thai tuần 1

Các nàng nào đang có ý định mang thai trong thời gian tới thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Tổng hợp kiến thức sinh sản thai kỳ trong tuần đầu tiên sẽ được cập nhập một cách đầy đủ nhất.

Thêm thông tin về Phôi thai tuần 1

Phôi thai tuần 2

Vào giao đoạn phôi thai tuần 2 sẽ có vài sự chuyển biến phức tạp xảy ra với bộ não và cơ quan sinh sản khiến bạn cảm thấy bứt rứt trong giai đoạn này.

Thêm thông tin về Phôi thai tuần 2

Thai nhi tuần 1

Giai đoạn đầu của sự phát triển thai nhi, đặc biệt ở giai đoạn thai nhi tuần 1 là một điều vô cùng quan trọng. Đây là thời điểm nhạy cảm khi thai phôi vừa mới hình thành.

Thêm thông tin về Thai nhi tuần 1

Thai nhi tuần 4

Đến giai đoạn thai nhi tuần 4 trong thai kỳ, cơ thể bé yêu đã có khá nhiều thay đổi. Thai nhi của bạn sẽ có chiều dài khoảng 5mm vào cuối tuần thứ 4, tương đương với hạt đậu.

Thêm thông tin về Thai nhi tuần 4

Thai nhi tuần 5

Ở giao đoạn thai nhi tuần 5, thai nhi đã bắt đầu vào tử cung và phát triển khá nhiều

Thêm thông tin về Thai nhi tuần 5

Thai nhi tuần 8

Thai nhi tuần 8 cũng là thời điểm bào thai đã được 2 tháng. Các mẹ cần phải chú ý nhiều hơn nữa trong việc bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thêm thông tin về Thai nhi tuần 8

Thai nhi tuần 10

Đến giai đoạn thai nhi tuần 10, cả mẹ và em bé đã bắt đầu có nhiều sự thay đổi.

Thêm thông tin về Thai nhi tuần 10