Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ vào tuần thứ 31

Tất cả những kiến thức được chia sẻ dưới đây sẽ được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tại Khoa sản phụ khoa. 

Thai nhi 31 tuần tuổi bé lớn nhanh như thổi và đã biết cách giao tiếp với bên ngoài

Vào tuần thứ 31, thai kỳ lúc này của người mẹ chỉ còn khoảng 9 tuần trước khi chuyển dạ. Lúc này, người mẹ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi tử cung phát triển khá lớn và chèn ép lên các cơ quan nội tạng khác. Đây là giai đoạn em bé đã phát triển khỏe mạnh để có thể bắt kịp với nhịp sống sau khi chào đời. 

Kích thước của thai nhi vào tuần 31 

Vào thời điểm này, thai nhi đạt chuẩn trong bụng mẹ là khoảng 1.568 kg và có chiều dài là 41.8cm. Trong giai đoạn thứ 8 của thai kỳ, em bé trong bụng sẽ tăng cân khá nhanh bằng việc tích tụ lượng mỡ dưới da và khiến đứa trẻ trở nên tròn trịa hơn. Đây là thời kỳ mà đứa trẻ trở nên năng động và cử động khá nhiều trong bụng để làm quen với việc điều khiển tứ chi. Thông thường, thai kỳ sẽ bắt đầu nằm dọc, đầu và chân hướng xuống khoang ngực của người mẹ. 

Trong thời gian này, các lớp lông sẽ bao quanh cơ thể của thai nhi trong khoảng thời gian đầu sẽ bắt đầu rụng dần và những nếp nhăn cũng bắt đầu biến mất. Với kích cơ thể đang lớn dần, thai nhi sẽ hạn chế việc nhào lộn trong bụng mẹ. Thời kỳ trước khi ra đời khoảng 10 tuần, não của thai nhi sẽ trong trạng thái cân bằng để xử lý kích thích của môi trường xung quanh. Điều này cho thấy các bé đã sẵn sàng để có thể chào đời và cảm nhận được mọi vật xung quanh. 

Sự thay đổi của sản phụ khi thai kỳ ở tuần thứ 31 

  • Vú có nhiều tiết dịch: Giai đoạn này người mẹ sẽ có dịch rỉ từ vú. Đây được xem là sữa non cho em bé có chứa đạm, chất béo, khoáng chất và IgA. 
  • Cảm thấy đau lưng: Người mẹ sẽ cảm thấy đau lưng và đau chân thường xuyên bởi trọng lượng cơ thể của đứa bé tăng lên. Do vậy, cả cơ thể phải gồng lên để gánh bụng. 
  • Hay cảm thấy khó thở: Vì phải gánh cả trọng lượng em bé nên cơ thể người mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi và cảm thấy khó thở. Khi này, tử cung sẽ bị giãn ra và đẩy ngược vào cơ hoành. Điều này khiến cơ hoành không bị giãn ra hoàn toàn và phải nhường chỗ cho phổi có thể hoạt động. Điều này khiến cho cơ thể người mẹ dễ bị hụt hơi ngay khi chỉ di chuyển nhẹ. 
  • Cảm thấy mắc tiểu nhiều lần trong ngày: Khi tử cung chèn ép lên khu vực bàng quang. Không gian tại bàng quang bị thu hẹp và chứa nước tiểu ít hơn. Điều này khiến cho người mẹ bị mắc vệ sinh nhiều lần trong ngày. 
  • Cảm thấy bị táo bón: Khu vực ruột già trong giai đoạn này sẽ bị giảm nhu động khiến cho việc hấp thụ nước bị yếu đi. Điều này khiến thai phụ dễ bị táo bón do không không cung cấp đủ chất xơ và nước cần thiết. Các mạch máu tại vùng chậu cũng bị tăng áp lực tại ổ bụng nên người mẹ rất dễ bị bệnh trĩ sau này. 
  • Dễ bị ợ chua: Các giai đoạn thai kỳ cuối khiến cho người mẹ rất dễ bị ợ chua. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để gây ra vấn đề này, chẳng hạn như áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên trên thực quản. Ngoài ra, hóc môn progesterone bị giảm nhu động của ống tiêu hóa trên và giảm khả năng hoạt động bên trong cơ hoành. 
  • Triệu chứng gò sinh lý Braxton Hicks 

Vào các giai đoạn cuối của thai kỳ, người mẹ sẽ liên tục cảm thấy co thắt khá nhẹ tại khu vực tử cung. Tuy nhiên, nếu người mẹ cảm thấy cơn gò diễn ra từ 5-6 lần trong một giờ, đây có thể là dấu hiệu cho việc chuyển dạ sinh non và người mẹ cần được đến bệnh viện ngay lập tức. 

Giai đoạn thai kỳ trong tuần thứ 31 sẽ khiến cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn và khó thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Điều này là bởi bụng quá lớn khiến người mẹ dễ bị chao đảo và khó di chuyển. Do vậy, các bác sĩ thường khuyên các sản phụ sẽ cố gắng tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ ngắm cảnh hoặc tập yoga. Việc tập luyện yoga khi mang bầu rất tốt cho việc giảm đau tại vùng lưng hoặc chân. 

Thời gian này, khuôn mặt của em bé sẽ trong giai đoạn hoàn chỉnh và người mẹ có thể nhìn thấy các cử chỉ và biểu cảm trên gương mặt của thai nhi một cách rõ ràng nhất. 

Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin liên quan đến sự thay đổi của thai kỳ của các sản phụ lẫn thai nhi trong bụng trong giai đoạn tuần thứ 31. Hy vọng những chia sẻ này của Uni Dry sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về sự thay đổi của mình trong chu kỳ mang thai ở thời điểm này. Từ đó có thể tìm ra giải pháp để chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất cho cả mẹ và bé nhé.