Sự phát triển của thai kỳ giai đoạn tuần thứ 33 

Nội dung thông tin dưới đây được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn của khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa. 

Thai nhi 33 tuần - Kích thước và sự phát triển, thay đổi của thai và bà bầu tuần 33

Tại giai đoạn tuần thứ 33 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu phát triển gần như hoàn thiện. Khi này, chiều dài và cân nặng cơ thể vẫn tiếp tục gia tăng. Cơ xương bắt đầu phát triển cứng cáp hơn và não đang dần thu nhỏ lại, thị giác và hệ thống miễn dịch cũng bắt đầu hình thành và hoàn thiện. 

Sự phát triển của thai nhi giai đoạn tuần thứ 33

Vào thời điểm này, kích thước bụng mẹ gần như rất lớn và đây là dấu hiệu cho thấy hành trình phát triển của mẹ và em bé trong bụng sắp đến hồi kết. Mức cân nặng thời điểm này của thai nhi sẽ là 2kg. Trong một số trường hợp, em bé cũng có trọng lượng gấp đôi vào các giai đoạn tuần kế tiếp. Đây là thời điểm mà chiều cao của em bé sẽ rơi vào khoảng 44.1cm, gần với giai đoạn chiều dài em bé được sinh ra. 

Khi này, em bé trong bụng bắt đầu có những dấu hiệu cơ bản của một đứa trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng xuyên qua các thành bụng đang dần nhỏ đi của mẹ, đôi mắt lúc này đã phân biệt được ban ngày và ban đêm. 

Nước ối bao quanh em bé trong bụng mẹ vẫn tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ của nó. Nước ối sẽ bảo vệ nhiệt độ cơ thể của em bé hơn 1 độ C so với nhiệt độ cơ thể của người mẹ. Do vậy, cơ thể của thai nhi sẽ luôn được giữ ấm liên tục cho đến khi ra ngoài thành công. 

Đây là giai đoạn mà em bé thường hay cọ quậy nên mẹ sẽ có cảm giác là trẻ muốn ra ngoài. Tuy nhiên, cơ thể lúc này vẫn chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống miễn dịch. 

Cấu trúc xương của thai nhi trong giai đoạn này cũng trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, phần hộp sọ vẫn khá mềm mại và linh hoạt vì não cần nén nhẹ trước khi sinh ra. Sau khi sinh, não của em bé vẫn trong giai đoạn phát triển nền những điểm mềm trên hộp sọ vẫn sẽ tồn tại trong vài năm. 

Những triệu chứng thường gặp khi mang thai vào giai đoạn tuần thứ 33 

Các chuyển động mạnh của thai nhi 

Thông thường, mẹ bầu sẽ có cảm giác thai đang chuyển động khoảng 2 lần/ngày là sáng hoặc tối. Bạn nên kiểm tra chuyển động của bé cho đến khi đạt đến 10. Nếu người mẹ cảm thấy bé có nhiều chuyển động thì hãy ăn nhẹ hoặc uống trái cây để bổ sung thêm năng lượng cho bé. 

Triệu chứng giãn tĩnh mạch 

Các mẹ bầu thường hay lo lắng rằng chứng giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai sẽ gây mất thẩm mỹ và làm đau cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp vấn đề này trước khi có thai, bạn có thể yên tâm bởi vì nó sẽ biến mất sau khi sinh con. 

Trường hợp đau dây chằng tròn 

Khi bụng của mẹ bầu bắt đầu có những dấu hiệu bị đau khi di chuyển hoặc thức dậy đột ngột, điều này có thể là do cơ thể của sản phụ đang bị đau dây chằng tròn. Mẹ bầu không nên lo lắng quá nhiều nếu nó chỉ xảy ra vài lần, không kèm theo cơn sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu thì đây chỉ là dấu hiệu bình thường. 

Thay đổi móng tay của sản phụ

Hormone của thai kỳ sẽ khiến móng tay của bạn mọc dài hơn nhưng lại rất dễ gãy. Khi móng tay bị giòn, người mẹ nên bổ sung biotin nhiều hơn trong chế độ ăn uống của mình. Bạn có thể bổ sung chuối, các loại hạt, bơ, ngũ cốc hoặc dùng viên gelatin dành riêng cho sản phụ. 

Cảm thấy bị khó thở 

Đây là giai đoạn mà bụng của mẹ bầu sẽ phát triển to hơn. Do vậy, nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến phổi của các mẹ bầu. Điều này sẽ gây khó chịu rất lớn cho cả mẹ và bé. Cách thức để có thể cải thiện tình trạng này là mẹ bầu phải giữ tư thế luôn thẳng để phổi có thể tiếp nhận oxy một cách dễ dàng. 

Trở nên vụng về và dễ té hơn 

Khi bụng của thai phụ bắt đầu trở nên to và nặng nề hơn, họ sẽ khó có thể thực hiện các sinh hoạt cơ bản thường ngày. Chính vì vậy, bạn có thể chậm lại khi thực hiện các công việc này một cách nhẹ nhàng, từ tốn để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. 

Não bộ của thai kỳ 

Tình trạng bộ não sương mù hay còn được gọi là chứng hay quên xảy ra bởi yếu tố giới tính của thai nhi. Những người phụ nữ sinh con gái sẽ dễ mắc chứng hay quên cao hơn so với sinh con trai. 

Hội chứng Braxton Hicks gây co thắt 

Những cơn gây nên tình trạng co thắt thường xảy ra khi người mẹ ấy đã từng một lần mang thai. Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ khi nằm xuống cho đến lúc đi lại để khiến cơn co thắt có thể dần biến mất. 

Thông tin trên đây đã chia sẻ sự thay đổi rõ rệt của thai nhi trong giai đoạn thai kỳ vào tuần thứ 33. Qua những chia sẻ này của Uni Dry, hy vọng các thai phụ sẽ nắm rõ dấu hiệu của bản thân để bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai nhé.