Giai đoạn phát triển của thai kỳ trong tuần thứ 38 

Nội dung thông tin được chia sẻ dưới đây đã được tư vấn và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa.

Sinh con ở tuần 38 có phải sinh non không?

Thời điểm thai kỳ đạt 38 tuần sẽ khiến việc phát triển thai nhi trở nên chậm lại, các cơ quan trong cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động. Đa số những thay đổi có thể xảy ra trong thời điểm này thường cung cấp vai trò rất quan trọng cho việc sinh nở của đứa trẻ. 

Em bé trong tuần thứ 38 phát triển như thế nào?

Trong tuần thứ 38 của thai kỳ, chu vi đầu của em bé sẽ bằng với vòm bụng. Nhiều người mẹ sẽ bắt đầu thắc mắc về cân nặng của đứa trẻ trong thời điểm này. Tại những giai đoạn cuối của thai kỳ, cân nặng của em bé sẽ đạt khoảng 3kg và có chiều dài là 49.3cm tương đương với một quả dưa hấu nhỏ hoặc nhánh tỏi tây. Các lớp mỡ lúc này đã chiếm gần như cả trọng lượng cơ thể của thai nhi nhằm giữ ấm cho bé sau khi sinh. 

Trẻ mọc móng chân 

Sự thay đổi đáng kể đầu tiên có thể thấy rõ là em bé có móng chân ở bàn chân. Các móng chân sẽ mọc dài ra cho đến khi chạm vào đầu của ngón chân. 

Có phản xạ khi cầm nắm 

Những hành động có thể thấy rõ như cầm nắm, mút tay đã được em bé thực hiện thường xuyên hơn. Đây là quá trình rèn luyện trong một khoảng thời gian dài để cho phép trẻ có thể nắm tay mẹ và ngậm mút bầu sữa ngay sau khi chào đời. 

Màu mắt của em bé 

Bên trong tròng mắt của thai, các sắc tố mắt thường sẽ không ổn định. Do vậy, nếu bé được chào đời và sinh ra với mắt sáng màu thì có khả năng chúng sẽ thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài, thông thường có thể thấy rõ màu mắt sẽ tối và đậm hơn. Lúc này, người mẹ sẽ biết rõ màu mắt của con mình khi em bé được 1 tuổi. 

Rụng đi lớp lông tơ 

Tương tự như sự biến mất của lớp chất sáp bã nhờn, toàn bộ lớp lông tơ mềm mượt sẽ tiến hành bao phủ khắp cơ thể của em bé. Điều này nhằm có tác dụng giữ ấm cho thai nhi khi còn ở bên trong của tử cung và chúng sẽ bắt đầu rụng dần để chuẩn bị chào đón ngày người mẹ chuyển dạ. 

Sự phát triển của phổi 

Phổi của em bé trong bụng mẹ đã bắt đầu qua giai đoạn phát triển hoàn chỉnh. Đây là cơ quan sẽ sản xuất nhiều hơn các hoạt tính có trên bề mặt nhằm giữ cho túi khí bên trong phổi không bị xẹp đi và có thể gắn chặt với nhau mỗi khi em bé thở. 

Sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời 

Tương tự như phổi, các dây thanh âm đã bắt đầu tăng cường và phát triển vượt trội hơn. Điều này giúp cho em bé có thể sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời cũng như giao tiếp với bố mẹ thông qua các tiếng khóc ngắn dài khác nhau. 

Bộ phận não và hệ thần kinh 

Não của em bé trong giai đoạn này vẫn tiếp tục phát triển với các cấu trúc phức tạp hơn và có xuất hiện những rãnh sâu hoặc còn gọi là nếp nhăn. Điều này nhằm tăng thêm diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh có thể hoàn thiện. 

Khi này, bộ não sẽ bắt đầu kiểm soát các chức năng khác của cơ thể từ hệ hô hấp cho đến điều chỉnh nhịp tim. Thai nhi trong giai đoạn này cũng sẽ tiếp tục nhận chất béo bổ sung để điều chỉnh hoạt động của não và hệ thần kinh. Từ đó, gia tăng phát triển và thích ứng với môi trường bên ngoài sau khi chào đời. 

Nhu động ruột 

Đây là thời điểm mà thai nhi sẽ nuốt nước ối bao gồm cả lông măng đã rụng đi, chất sáp tạo nên bã nhờn, tế bào da chết và các chất thải từ ruột và mật. Những thứ này sẽ được bài tiết ra bên ngoài và có dạng phân màu xanh tại miếng lót tã đầu tiên của bé. 

Để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và tham khảo các mẹo chăm sóc cơ thể tốt nhất trong giai đoạn mang thai ở tuần thứ 38: 

  • Nắm rõ những dấu hiệu khi có nguy cơ chuyển dạ để kịp thời báo lại với bác sĩ và theo dõi kịp thời. 
  • Người mẹ nên biết cách phân biệt dịch âm đạo và ối rỉ bên ngoài để có thể xử lý các trường hợp thai sinh non, thai chết hoặc suy thai. 
  • Cẩn thận các vấn đề liên quan đến chảy máu tại 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu dấu hiệu có chuyển biến nặng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để cứu chữa nhanh chóng. 
  • Mẹ bầu phải phân biết được cơn gò theo sinh lý, cơn gò khi chuyển dạ hoặc trường hợp thai máy để đảm bảo quy trình sinh nở tốt nhất. 

Những kiến thức được chia sẻ từ Uni Dry sẽ giúp quy trình mang thai của các sản phụ trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Trong suốt quá trình mang thai của sản phụ, người mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh để chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới nhé!